Giải VTH Lịch sử 7 trang 5 Kết nối tri thức

Với Giải VTH Lịch sử 7 trang 5 trong Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu Vở thực hành Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH Lịch sử 7 trang 5 .

Câu 1 trang 5 vở thực hành Lịch sử lớp 7: Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước ý trả lời đúng.

1 trang 5 vở thực hành Lịch sử lớp 7: Đến cuối thế kỉ V, đế quốc La Mã bị diệt vong trước sự xâm chiếm của các bộ tộc

A. Giéc-man.

B. Ăng-glô Xắc-xông.

C. Hy Lạp.

D. Vi-king.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

2 trang 5 vở thực hành Lịch sử lớp 7: Vương quốc nào không được thành lập trên lãnh thổ của đế quốc La Mã?

A. Đông Gốt.

B. Tây Gốt.

C. Phơ-răng.

D. Ba Tư.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

3 trang 5 vở thực hành Lịch sử lớp 7: Quá trình xác lập quan hệ sản xuất phong kiến ở Tây Âu diễn ra mạnh mẽ nhất ở vương quốc nào?

A. Vương quốc Tây Gốt.

B. Vương quốc của người Ăng-glô Xắc-xông.

C. Vương quốc Đông Gốt.

D. Vương quốc Phơ-răng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

4 trang 5 vở thực hành Lịch sử lớp 7: Cho đến thế kỉ IX, đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến ở Tây Âu là

A. lãnh địa.

B. công xã nông thôn.

C. cảng thị.

D. thành thị.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

5 trang 5 vở thực hành Lịch sử lớp 7: Cư dân sống trong các thành thị trung đại Tây Âu chủ yếu là

A thợ thủ công, thương nhân.

B. lãnh chúa, nông nô.

C. thợ thủ công, nông dân.

D. lãnh chúa, nông nô, thợ thủ công.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

6 trang 5 vở thực hành Lịch sử lớp 7: Ý nào không đúng về vai trò của thành thị trung đại ở Tây Âu?

A. Phục hưng các đô thị từ thời cổ đại.

B. Tạo điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hoá.

C. Đưa đến sự ra đời của tầng lớp thị dân.

D. Mang lại không khí tự do, mở mang tri thức cho mọi người.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 2 trang 5 vở thực hành Lịch sử lớp 7: Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) về nội dung lịch sử vào ô ☐ trước các câu dưới đây.

☐ Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến Tây Âu là chủ nô và nông nô.

☐ Lãnh địa phong kiến là đơn vị kinh tế khép kín, tự cung tự cấp.

☐ Các lãnh chúa ở Tây Âu sống dựa vào việc bóc lột sức lao động của nông nô.

☐ Các thành thị trung đại chủ yếu do các lãnh chúa lập ra.

☐ Hoạt động kinh tế chủ đạo trong các thành thị trung đại là buôn bán.

☐ Cư dân sống trong các thành thị chủ yếu là thợ thủ công.

☐ Thành thị ra đời góp phần xây dựng nền văn hoá mới của tầng lớp thị dân.

☐ Rất nhiều trường đại học, ngân hàng nổi tiếng ở châu Âu ngày nay được thành lập gắn liền với thành thị trung đại.

Lời giải:

[ S ] Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến Tây Âu là chủ nô và nông nô.

[ Đ ] Lãnh địa phong kiến là đơn vị kinh tế khép kín, tự cung tự cấp.

[ Đ ] Các lãnh chúa ở Tây Âu sống dựa vào việc bóc lột sức lao động của nông nô.

[ S ] Các thành thị trung đại chủ yếu do các lãnh chúa lập ra.

[ S ] Hoạt động kinh tế chủ đạo trong các thành thị trung đại là buôn bán.

[ S ] Cư dân sống trong các thành thị chủ yếu là thợ thủ công.

[ Đ ] Thành thị ra đời góp phần xây dựng nền văn hoá mới của tầng lớp thị dân.

[ Đ ] Rất nhiều trường đại học, ngân hàng nổi tiếng ở châu Âu ngày nay được thành lập gắn liền với thành thị trung đại.

Lời giải Vở thực hành Lịch sử lớp 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải Vở thực hành Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác