Giải VTH Khoa học tự nhiên 7 trang 69 Tập 2 Kết nối tri thức

Với Giải VTH Khoa học tự nhiên 7 trang 69 trong Bài 41: Một số yếu tố ảnh hưởng và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật Vở thực hành Khoa học tự nhiên lớp 7 Tập 2 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH KHTN 7 trang 69.

Bài 41.1 trang 69 Vở thực hành KHTN 7 Tập 2: Em hãy lấy ví dụ về ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến sự sinh sản của sinh vật.

Lời giải:

Ví dụ về ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến sự sinh sản của sinh vật:

- Nếu dưa leo trồng ở điều kiện đất quá ẩm ướt, ánh sáng và độ ẩm quá thấp thì phấn hoa bị kết dính mà không thể thụ phấn được. Ngược lại, nếu đất quá khô, thiếu nước, nhiệt độ và ánh nắng quá gắt sẽ khiến cây bị thiếu dinh dưỡng, hoa teo lại, phấn hoa quá khô sẽ không thể thụ phấn để ra trái.

- Cây hoa tulip ra hoa trong điều kiện độ ẩm đất khoảng 80%, nhiệt độ khoảng 10 – 20oC.

- Cây thanh long ra hoa trong điều kiện ngày dài và ánh sáng mạnh (mùa hè).

- Thiếu chất khoáng, vịt gà giảm tỉ lệ đẻ trứng.

Bài 41.2 trang 69 Vở thực hành KHTN 7 Tập 2: Trình bày các biện pháp điều khiển sinh sản ở thực vật. Lấy ví dụ trong thực tế.

Lời giải:

- Các biện pháp điều khiển sinh sản ở thực vật:

+ Sử dụng hormone kích thích sinh sản.

+ Điều chỉnh nhiệt độ, chế độ chiếu sáng, chế độ dinh dưỡng để kích thích cây ra hoa, tạo quả trái vụ,…

+ Trực tiếp thụ phấn cho cây đồng thời chủ động bảo vệ và phát triển các loài côn trùng thụ phấn trong tự nhiên nhằm nâng cao hiệu quả thụ phấn, giúp tăng năng suất quả và hạt.

+ Sử dụng phương pháp chăm sóc thích hợp như ngắt ngọn để kích thích phát triển nhiều chồi, nhánh giúp cây ra nhiều quả hơn,…

- Ví dụ trong thực tế:

+ Giảm lượng nước tưới để kích thích cây quất ra hoa đồng loạt.

+ Tưới nước ấm để kích thích cây đào ra hoa.

+ Bổ sung chất khoáng từ vỏ trứng, ốc, hến,… cho vịt để tăng tỉ lệ đẻ trứng.

+ Thắp đèn chiếu sáng cho thanh long tạo quả vào mùa đông.

+ Ngắt ngọn bầu, bí trước thời điểm cây ra hoa để phát triển nhiều chồi, nhánh giúp cây ra nhiều quả hơn.

+ Dùng khói hun cho cây dưa chuột kích thích ra nhiều hoa cái.

+ Khi cây dưa leo ra nhiều hoa đực, nên bấm ngọn chính của cây, kích thích phát triển cành bên để cho ra nhiều hoa cái hơn.

+ Thực hiện thụ phấn nhân tạo cho cây ngô để tạo ra sản lượng hạt cao hơn.

Bài 41.3 trang 69 Vở thực hành KHTN 7 Tập 2: Giải thích tại sao cần phải bảo vệ một số loài côn trùng như ong mật, ong bắp cày.

Lời giải:

Các loài côn trùng như ong mật và ong bắp cày là tác nhân thụ phấn tích cực cho nhiều loài thực vật thụ phấn nhờ côn trùng. Như vậy, việc tồn tại của các loài côn trùng sẽ giúp tăng hiệu quả thụ phấn, từ đó tăng năng suất tạo quả và hạt. Do đó, cần phải bảo vệ một số loài côn trùng như ong mật, ong bắp cày.

Bài 41.4 trang 69 Vở thực hành KHTN 7 Tập 2: Giải thích cơ sở của việc tạo thành quả không hạt và kể tên một số loại quả không hạt mà em biết.

Lời giải:

- Cơ sở của việc tạo thành quả không hạt: Quả không hạt là quả được hình thành do không có sự thụ tinh hoặc quả được hình thành có sự thụ tinh nhưng hạt bị thoái hóa. Do đó, trong thực tế, để thực hiện việc tạo quả không hạt, người ta thường ngăn không cho hoa thụ phấn rồi sử dụng hormone kích thích bầu nhụy phát triển thành quả không hạt.

- Một số loại quả không hạt: dưa hấu, nho, cam,…

Bài 41.5 trang 69 Vở thực hành KHTN 7 Tập 2: Việc trồng cây đúng thời vụ có ý nghĩa gì đối với quá trình sinh sản ở thực vật? Giải thích.

Lời giải:

Khi trồng đúng thời vụ, các yếu tố môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm phù hợp với đặc điểm của cây trồng, khi đó cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, là cơ sở để ra hoa, tạo quả và hạt với năng suất cao.

Lời giải VTH KHTN 7 Bài 41: Một số yếu tố ảnh hưởng và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải Vở thực hành Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác