Giải VTH Khoa học tự nhiên 7 trang 64 Tập 2 Kết nối tri thức
Với Giải VTH Khoa học tự nhiên 7 trang 64 trong Bài 39: Sinh sản vô tính ở sinh vật Vở thực hành Khoa học tự nhiên lớp 7 Tập 2 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH KHTN 7 trang 64.
Bài 39.8 trang 64 Vở thực hành KHTN 7 Tập 2: Tại sao cành được sử dụng để giâm cần phải có đủ mắt, chồi?
Lời giải:
Cành được sử dụng để giâm cần phải có đủ mắt, chồi vì từ các mắt sẽ ra rễ và các chồi sẽ mọc ra các mầm non để tạo thành cây mới.
Bài 39.9 trang 64 Vở thực hành KHTN 7 Tập 2: Để khôi phục các loài thực vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng, phương pháp nhân giống nào được sử dụng có hiệu quả nhất? Vì sao?
Lời giải:
Để khôi phục các loài thực vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng, phương pháp nhân giống được sử dụng hiệu quả nhất là nuôi cấy tế bào và mô thực vật. Vì những cây thực vật quý hiếm thường rất khó nhân giống bằng phương pháp thông thường trong khi nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy tế bào và mô thực vật đảm bảo được các tính trạng mong muốn, nhân nhanh với số lượng lớn trong thời gian ngắn, cây con tạo ra sạch bệnh.
Bài 39.10 trang 64 Vở thực hành KHTN 7 Tập 2: Nếu có 2 cây nhãn: Cây 1 có khả năng chống chịu cao với các điều kiện môi trường khắc nghiệt nhưng cho quả ít, quả có cùi mỏng và nhạt; cây 2 cho nhiều quả, quả có cùi dày và ngọt nhưng chống chịu kém với điều kiện môi trường. Em sẽ sử dụng phương pháp nhân giống vô tính nào để được cây giống vừa có khả năng chống chịu cao với điều kiện môi trường, vừa cho nhiều quả, quả cùi dày và ngọt? Vì sao em lại sử dụng phương pháp đó?
Lời giải:
Phương pháp để tạo được cây giống vừa có khả năng chống chịu cao với điều kiện môi trường, vừa cho nhiều quả, quả cùi dày và ngọt là ghép cành. Vì phương pháp ghép cành có thể tạo ra cây mang đặc tính của nhiều loài mong muốn.
Bài 39.11 trang 64 Vở thực hành KHTN 7 Tập 2: Khi điều kiện sống thay đổi có thể dẫn đến hàng loạt các cá thể sinh vật sinh sản vô tính bị chết. Vì sao?
Lời giải:
Trong sinh sản hữu tính, cơ thể con chỉ nhận vật chất di truyền từ cơ thể mẹ nên đời con đồng nhất về mặt di truyền (kiểu gene giống nhau) do đó khả năng thích ứng kém trước điều kiện môi trường thay đổi. Bởi vậy, khi điều kiện sống thay đổi, có thể dẫn đến hàng loạt các cá thể sinh vật sinh sản vô tính bị chết.
Bài 39.12 trang 64 Vở thực hành KHTN 7 Tập 2: Hiện tượng thằn lằn đứt đuôi mọc lại được đuôi mới, tôm cua có chân và càng bị gãy tái sinh được chân và càng mới có phải là sinh sản vô tính hay không? Vì sao? Phân biệt sinh sản vô tính và tái sinh ở các loài động vật.
Lời giải:
- Hiện tượng thằn lằn đứt đuôi mọc lại được đuôi mới, tôm cua có chân và càng bị gãy tái sinh được chân và càng mới không phải là hình thức sinh sản vô tính. Vì hiện tượng này không thể tạo ra được cá thể mới mà chỉ giúp tái sinh những bộ phận bị tổn thương.
- Phân biệt sinh sản vô tính và tái sinh ở các loài động vật:
+ Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, cơ thể con được tạo thành từ một phần của cơ thể mẹ.
+ Tái sinh là hiện tượng động vật mọc lại những phần cơ thể bị tổn thương, không tạo ra được cơ thể mới.
Lời giải VTH KHTN 7 Bài 39: Sinh sản vô tính ở sinh vật Kết nối tri thức hay khác:
Xem thêm lời giải Vở thực hành Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
VTH KHTN 7 Bài 37: Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở thực vật vào thực tiễn
VTH KHTN 7 Bài 38: Thực hành: Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật
VTH KHTN 7 Bài 41: Một số yếu tố ảnh hưởng và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT