Giải VTH Khoa học tự nhiên 7 trang 44 Tập 1 Kết nối tri thức

Với Giải VTH Khoa học tự nhiên 7 trang 44 trong Bài 13: Độ to và độ cao của âm Vở thực hành Khoa học tự nhiên lớp 7 Tập 1 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH KHTN 7 trang 44.

Bài 13.8 trang 44 vở thực hành KHTN lớp 7 Tập 1: Hãy tìm hiểu xem khi vặn cho dây đàn ghita căng nhiều, căng ít thì âm phát ra sẽ cao, thấp như thế nào? Tần số lớn, nhỏ ra sao?

Lời giải:

Dây đàn căng nhiều thì dao động của dây đàn nhanh hay tần số dao động lớn => Đàn phát ra âm cao (âm bổng).

Dây đàn căng ít thì dao động của dây đàn chậm hay tần số dao động nhỏ => Đàn phát ra âm thấp (âm trầm).

Bài 13.9 trang 44 vở thực hành KHTN lớp 7 Tập 1: Tìm ví dụ về âm trầm (thấp), âm bổng (cao)

Lời giải:

- Các ca sĩ được phân chia giọng theo: nam trầm, nam cao, nữ trầm, nữ cao, ….

- Nốt nhạc Do (C) phát ra âm trầm hơn nốt nhạc Sol (G).

Tìm ví dụ về âm trầm (thấp), âm bổng (cao)

Bài 14.1 trang 44 vở thực hành KHTN lớp 7 Tập 1: Tìm ví dụ về phản xạ âm.

Lời giải:

Ví dụ về phản xạ âm:

- Đứng trước vách núi hét to, ta thấy âm dội lại.

Tìm ví dụ về phản xạ âm

- Đứng trong hang động nói to, âm thanh gặp vạch đá sẽ phản xạ lại.

Tìm ví dụ về phản xạ âm

Bài 14.2 trang 44 vở thực hành KHTN lớp 7 Tập 1: Tại sao khi nói to trong phòng lớn thì nghe được tiếng vang, nhưng nói to như thế thì trong phòng nhỏ lại không nghe được tiếng vang?

Lời giải:

Trong cả hai phòng đều có âm phản xạ. Tuy nhiên trong phòng nhỏ ta không nghe được tiếng vang vì âm phản xạ và âm trực tiếp tới tai gần như cùng một lúc hoặc khoảng chênh lệch thời gian giữa hai âm đó nhỏ hơn 115 giây.

Lời giải Vở thực hành Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 13: Độ to và độ cao của âm Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải Vở thực hành Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác