Hãy điền các độ lớn cần ghi vào chỗ trống

Bài 442.3 trang 45 vở thực hành Khoa học tự nhiên lớp 6 - Kết nối tri thức:

1. Hãy điền các độ lớn cần ghi vào chỗ trống.

m (g)

10

20

30

40

50

60

l (cm)

25,5


26,5

27



2. Hãy quan sát, mô tả (mặt trước và bên trong) của cân lò xo và giải thích tại sao cân này có thể dùng để đo khối lượng của vật.

Lời giải:

1.

- Độ dãn của lò xo khi treo vật có khối lượng 10 g là:

 Δl = 25,5 - 25 = 0,5cm

=> Khi treo vật có khối lượng m = 10 g thì lò xo dãn 0,5 cm.

- Khi treo vật có khối lượng m = 20 g thì lò xo dãn: 0,5 x 2 = 1 cm.

=> Chiều dài của lò xo khi treo vật có khối lượng 20g là: 25 + 1 = 26 cm.

- Khi treo vật có khối lượng m = 50 g thì lò xo dãn: 0,5 x 5 = 2,5 cm.

=> Chiều dài của lò xo khi treo vật có khối lượng 50g là: 25 + 2,5 = 27,5 cm.

- Khi treo vật có khối lượng m = 60 g thì lò xo dãn: 0,5 x 6 = 3 cm.

=> Chiều dài của lò xo khi treo vật có khối lượng 50g là: 25 + 0,5 x 6 = 28 cm.

Em hoàn thành bảng như sau:

m (g)

10

20

30

40

50

60

l (cm)

25,5

26

26,5

27

27,5

28

2.

Hãy điền các độ lớn cần ghi vào chỗ trống Hãy điền các độ lớn cần ghi vào chỗ trống

- Cấu tạo của cân lò xo gồm các bộ phận:

+ Lò xo.

+ Thanh răng.

+ Thanh ngang.

+ Bánh răng.

+ Bộ khung đỡ lò xo.

+ Kim chỉ thị.

+ Mặt đồng hồ khắc vạch số.

+ Vỏ bảo vệ.

+ Đĩa cân.

+ Móc treo.

- Khi cân vật, trọng lượng của vật sẽ cân bằng với độ lớn của lực đàn hồi. Bên trong cân các bộ phận: bánh răng, thanh răng sẽ chuyển đổi chuyển động thẳng của lò xo (do bị biến dạng) sang chuyển động xoay tròn của kim chỉ trên mặt đồng hồ. Người ta để cân với mặt số chia độ theo kilôgam thay cho việc chia độ theo Niuton tuân theo biểu thức: m = P/10 vì trong cuộc sống người ta cần biết khối lượng của vật.

Xem thêm các bài giải vở thực hành Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Các loạt bài lớp 6 Kết nối tri thức khác