Một hình lập phương có độ dài bằng 4 cm thì diện tích toàn phần

Câu 2 trang 87 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 1:

a) Một hình lập phương có độ dài bằng 4 cm thì diện tích toàn phần (tức tổng diện tích các mặt) của nó bằng bao nhiêu?

b) Một hình lăng trụ đứng tứ giác có diện tích xung quanh là 180 cm2 và cạnh bên có độ dài là 10 cm thì chu vi đáy của nó bằng bao nhiêu?

c) Một hình lăng trụ đứng tam giác có thể tích là 180 cm3 và có cạnh bên là 9 cm thì diện tích đáy của nó bằng bao nhiêu?

d) Nếu một hình hộp chữ nhật có thể tích là 600 cm3, cạnh bên dài 10 cm và một cạnh đáy dài 20 cm thì độ dài cạnh còn lại của đáy bằng bao nhiêu?

Lời giải:

a) Diện tích toàn phần của một hình lập phương bằng 6 lần diện tích của một mặt. Do đó, một hình lập phương có độ dài bằng 4 cm thì diện tích toàn phần của nó là: 4 . 4 . 6 = 96 (cm2).

b) Diện tích xung quanh của một hình lăng trụ đứng tứ giác bằng chu vi đáy nhân với chiều cao (chính là độ dài của cạnh bên). Do đó, hình lăng trụ đứng tứ giác có diện tích xung quanh là 180 cm2 và có cạnh bên là 10 cm thì chu vi đáy của nó bằng 180 : 10 = 18 (cm).

c) Thể tích của một hình lăng trụ đứng tam giác bằng diện tích đáy nhân với chiều cao (đó chính là độ dài cạnh bên). Do đó, một hình lăng trụ đứng tam giác có thể tích 180 cm3 và có cạnh bên là 9 cm thì diện tích đáy của nó bằng 180 : 9 = 20 (cm2).

d) Nếu gọi độ dài cạnh còn lại của đáy là x (cm) thì thể tích của hình hộp chữ nhật đó là: x . 10 . 20 = 600 (cm3). Từ đó chiều dài cạnh đáy còn lại của hình hộp chữ nhật đó bằng 600 : (10 . 20) = 3 (cm).

Xem thêm các bài giải Vở bài tập Toán lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác