Vở bài tập Toán lớp 5 Cánh diều Bài 87: Ôn tập về đo lường
Với giải vở bài tập Toán lớp 5 Bài 87: Ôn tập về đo lường trang 111, 112, 113, 114 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2.
- Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 111 Luyện tập, thực hành 1
- Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 112 Luyện tập, thực hành 2
- Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 112, 113 Luyện tập, thực hành 3
- Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 114 Luyện tập, thực hành 4
- Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 115 Luyện tập, thực hành 5
- Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 115 Vận dụng 6
Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 111
Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 111 Luyện tập, thực hành 1:
a) Số?
1 ha = ....... m2 1 km2 = ....... m2 1 km2 = ....... ha 1 m2 = ....... dm2 |
1 m3 = ....... dm3 1 m3 = ....... cm3 1 dm3 = ....... l 1 tấn = ....... kg |
1 thế kỉ = ........ năm 1 năm = ........ tháng 1 tuần = ........ ngày 1 ngày = ........ giờ |
b) Chuyển đổi các đơn vị đo sau:
2,5 ha = ....... m2 1,3 km2 = ....... m2 km2 = ....... ha 0,8 m2 = ....... dm2 |
123,5 m3 = ........ dm3 68 m3 = ......... cm3 dm3 = ........ l 0,5 m3 = ........ l |
8 tấn 234 kg = ........ tấn 1 m 62 cm = ....... m 4 giờ 30 phút = ........ giờ 76 dm3 15 cm3 = ...... dm3 |
c) Mảnh đất sử dụng làm sân chơi của một khu chung cư có dạng hình chữ nhật với kích thước như hình vẽ. Hỏi mảnh đất đó có diện tích bao nhiêu héc-ta?
Bài giải
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Lời giải
a)
1 ha = 10 000 m2 1 km2 = 1 000 000 m2 1 km2 = 100 ha 1 m2 = 100 dm2 |
1 m3 = 1 000 dm3 1 m3 = 1 000 000 cm3 1 dm3 = 1 l 1 tấn = 1 000 kg |
1 thế kỉ = 100 năm 1 năm = 12 tháng 1 tuần = 7 ngày 1 ngày = 24 giờ |
b)
2,5 ha = 25 000 m2 1,3 km2 = 1 300 000 m2 km2 = 75 ha 0,8 m2 = 80 dm2 |
123,5 m3 = 123 500 dm3 68 m3 = 68 000 000 cm3 dm3 = 1,3 l 0,5 m3 = 500 l |
8 tấn 234 kg = 8,234 tấn 1 m 62 cm = 1,62 m 4 giờ 30 phút = 4,5 giờ 76 dm3 15 cm3 = 76,015 dm3 |
c)
Diện tích mảnh đất là:
250 × 150 = 37 500 (m2)
Đổi: 37 500 m2 = 3,75 ha
Đáp số: 3,75 ha
Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 112
Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 112 Luyện tập, thực hành 2: Trong thực tế, người Việt Nam còn sử dụng các đơn vị đo diện tích như sào, mẫu, thước, công với cách tính như sau:
Một thửa ruộng có diện tích 2 mẫu 3 sào Bắc Bộ. Tính diện tích của thửa ruộng đó theo đơn vị mét vuông.
2 mẫu 3 sào Bắc Bộ = ..................... m2
Lời giải
2 mẫu 3 sào Bắc Bộ = 8 280 m2
Giải thích:
Diện tích thửa ruộng đó theo đơn vị mét vuông là:
3 600 × 2 + 360 × 3 = 8 280 (m2)
Đáp số: 8 280 m2.
Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 112 Luyện tập, thực hành 3:
a) Nêu cách tính chu vi, diện tích mỗi hình sau. Lấy ví dụ minh họa:
Ví dụ:
..................................................................................................................
..................................................................................................................
b) Tính diện tích mỗi hình sau:
Lời giải
a)
• Hình chữ nhật:
Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy tổng chiều dài và nhiều rộng nhân với 2.
Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng một đơn vị đo).
Ví dụ: Hình chữ nhật có chiều dài 7 cm, chiều rộng 3 cm có:
Chu vi là: (7 + 3) × 2 = 20 (cm)
Diện tích là: 7 × 3 = 21 (cm2)
• Hình vuông:
Muốn tính chu vi hình vuông ta lấy độ dài cạnh nhân với 4.
Muốn tính diện tích hình vuông ta lấy độ dài cạnh nhân với chính nó.
Ví dụ: Hình vuông có cạnh 5 cm có:
Chu vi là: 5 × 4 = 20 (cm)
Diện tích là: 5 × 5 = 25 (cm2)
• Hình tròn:
Muốn tính chu vi hình tròn, ta lấy đường kính (hoặc hai lần bán kính) nhân với số 3,14.
Muốn tính diện tích hình tròn, ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với số 3,14.
Ví dụ: Hình tròn có bán kính 3 cm có:
Chu vi là: 3 × 2 × 3,14 = 18,84 (cm)
Diện tích là: 3 × 3 × 3,14 = 28,26 (cm2)
• Hình thang:
Muốn tính diện tích hình thang, ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2.
Ví dụ: Hình thang có đáy lớn là 8 cm, đáy bé là 6 cm và chiều cao là 5 cm có:
Diện tích là: (8 + 6) × 5 : 2 = 35 (cm2)
• Hình tam giác:
Muốn tính diện tích hình tam giác, ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao tương ứng (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2.
Ví du: hình tam giác có độ dài đáy 10 cm, chiều cao tương ứng là 6 cm có
Diện tích là: 10 × 6 : 2 = 30 (cm2)
b)
Giải thích:
c)
Chu vi khu đất là:
30 + 100 + 30 + 50 + 50 + 50 + 20 + 50 =380 (m)
Chia khu đất thành 3 phần như hình vẽ:
Diện tích hình thang có đáy lớn 50 m và đáy nhỏ 20 m là:
(50 + 20) × 40 : 2 = 1 400 (m2)
Chiều cao hình thang có đáy lớn 100m và đáy nhỏ 40 m là:
70 – 30 = 40 (m)
Diện tích hình thang có đáy lớn 100m và đáy nhỏ 40 m là:
(100 + 40) × 40 : 2 = 2 800 (m2)
Diện tích hình chữ nhật dài 100 m rộng 30 m là:
100 × 30 = 3 000 (m2)
Diện tích khu đất là:
1 400 + 2 800 + 3 000 = 7 200 (m2)
Đáp số: chu vi: 380 m; diện tích 7 200 m2
d)
Diện tích phần hình thang là:
(24 + 34) × 20 : 2 = 580 (m2)
Bán kính nửa hình tròn là:
20 : 2 = 10 (m)
Diện tích phần nửa hình tròn là:
3,14 × 10 × 10 : 2 = 157 (m2)
Diện tích mặt nước là:
580 + 157 = 737 (m2)
Đáp số: 737 m2.
Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 114
Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 114 Luyện tập, thực hành 4: a) Nêu cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương. Lấy ví dụ minh họa.
Ví dụ:
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
Ví dụ:
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
b) Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của mỗi hình hộp chữ nhật, hình lập phương sau:
Sxung quanh = ..................................................................... Stoàn phần = ....................................................................... V = ................................................................................ |
|
Sxung quanh = ..................................................................... Stoàn phần = ....................................................................... V = ................................................................................ |
|
Sxung quanh = ..................................................................... Stoàn phần = ....................................................................... V = ................................................................................ |
c) Hương đã làm một con voi bằng hai khối đất nặn có kích thước như hình vẽ. Tính thể tích con voi đó.
Trả lời:
................................................................................................................
Lời giải
a)
• Hình hộp chữ nhật:
Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật, ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
Muốn tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật, ta tính tổng diện tích xung quanh và diện tích hai đáy của hình hộp chữ nhật đó.
Muốn tính thể tích của hình hộp chữ nhật, ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
Ví dụ: Hình hộp chữ nhật có chiều dài, chiều rộng, chiều cao lần lượt là 4 cm, 3 cm, 2 cm.
Diện tích xung quanh là: (4 + 3) × 2 × 2 = 28 (cm2)
Diện tích toàn phần là: 28 + 4 × 3 × 2 = 52 (cm2)
Thể tích là: 4 × 3 × 2 = 24 (cm3)
• Hình lập phương:
Muốn tính diện tích xung quanh của hình lập phương, ta lấy diện tích một mặt nhân với 4.
Muốn tính diện tích toàn phần của hình lập phương, ta lấy diện tích một mặt nhân với 6.
Muốn tính thể tích của hình lập phương, ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.
Ví dụ: Hình lập phương có cạnh 3 cm.
Diện tích xung quanh là: 3 × 3 × 4 = 36 (cm2)
Diện tích toàn phần là: 3 × 3 × 6 = 54 (cm2)
Thể tích là: 3 × 3 × 3 = 27 (cm3)
b)
Sxung quanh = (4 + 8) × 2 × 5 = 120 (dm2) Stoàn phần = 120 + 4 × 8 × 2 = 184 (dm2) V = 8 × 4 × 5 = 160 (dm3) |
|
Sxung quanh = 3 × 3 × 4 = 36 (cm2) Stoàn phần = 3 × 3 × 6 = 54 (cm2) V = 3 × 3 × 3 = 27 (cm3) |
|
Sxung quanh = (5,4 + 2,5) × 2 × 8 = 126,4 (m2) Stoàn phần = 126,4 + 5,4 × 2,5 × 2 = 153,4 (m2) V = 5,4 × 2,5 × 8 = 108 (m3) |
c)
Thể tích hình hộp chữ nhật là:
2 × 2 × 5 = 20 (cm3)
Thể tích hình lập phương là:
6 × 6 × 6 = 216 (cm3)
Thể tích con voi đó là:
20 + 216 = 236 (cm3)
Đáp số: 236 cm3
Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 115
Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 115 Luyện tập, thực hành 5: Một con sư tử chạy với vận tốc 1 300 m/phút, một con hổ chạy với vận tốc 1 km/phút. Hỏi:
a) Con vật nào chạy nhanh hơn?
Trả lời:
................................................................................................................
b) Sau 4 phút, mỗi con vật chạy được quãng đường dài bao nhiêu ki-lô-mét?
Lời giải
Bài giải
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
a) Một phút con sư tử chạy được 1 300 m = 1,3 km, con hổ chạy được 1 km.
Mà 1,3 km > 1 km. Vậy con sư tử chạy nhanh hơn.
b) Sau 4 phút con sư tử chạy được số ki-lô-mét là: 1,3 × 4 = 5,2 (km)
Sau 4 phút con hổ chạy được số ki-lô-mét là: 1 × 4 = 4 (km)
Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 115 Vận dụng 6: Ba bạn Nga, Mai, Linh cùng học một lớp. Hôm nay, sau khi tan học lúc 16 giờ 55 phút, ba bạn đi bộ từ trường về nhà.
Trả lời:
................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
Lời giải
Nga đi từ trường về nhà hết số phút là:
17 giờ 18 phút – 16 giờ 55 phút = 23 phút
Mai đi từ trường về nhà hết số phút là:
17 giờ 20 phút – 16 giờ 55 phút = 25 phút
Linh đi từ trường về nhà hết số phút là:
17 giờ 15 phút – 16 giờ 55 phút = 20 phút
Xem thêm các bài giải vở bài tập Toán lớp 5 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:
- Giải sgk Toán lớp 5 Cánh diều
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 Cánh diều
- Giải lớp 5 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 5 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 5 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 5 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - Cánh diều