Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Bài 17: Cây đa quê hương - Kết nối tri thức

Với giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Bài 17: Cây đa quê hương sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 4 dễ dàng làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 4.

Luyện từ và câu: Trạng ngữ chỉ phương tiện

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 trang 60 Bài 1: Xếp các trạng ngữ của mỗi câu trong các đoạn văn ở bài tập (SHS Tiếng Việt 4, tập hai, trang 82) vào nhóm thích hợp.

Trạng ngữ

Chỉ thời gian

Chỉ phương tiện

Chỉ nơi chốn

Trả lời:

Trạng ngữ chỉ

thời gian

Trạng ngữ chỉ

phương tiện

Trạng ngữ chỉ

nơi chốn

Ngày xưa, Từ lâu

Bằng vài cây tre già, với chiếc nón lá

Ở vùng sông nước miền Tây, 

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 trang 60 Bài 2: Đặt câu hỏi cho trạng ngữ chỉ phương tiện của mỗi câu dưới đây:

Câu

Đặt câu hỏi

a. Bằng lá cọ non phơi khô, người thợ thủ công đã khâu thành những chiếc nón che nắng, che mưa.

b. Với những chiếc khăn piêu kết hợp độc đáo giữa màu sắc và hoa văn, các cô gái Thái đã chứng tỏ sự khéo léo, đảm đang của mình.

c. Bằng một số ống tre, nứa thô sơ, người dân Tây Nguyên đã làm ra cây đàn t’rưng có âm thanh thánh thót như tiếng chim hót, tiếng suối reo,...

Trả lời:

Câu

Đặt câu hỏi

a. Bằng lá cọ non phơi khô, người thợ thủ công đã khâu thành những chiếc nón che nắng, che mưa.

a. Người thợ thủ công đã khâu thành những chiếc nón che nắng, che mưa bằng gì?

b. Với những chiếc khăn piêu kết hợp độc đáo giữa màu sắc và hoa văn, các cô gái Thái đã chứng tỏ sự khéo léo, đảm đang của mình.

b. Các cô gái Thái đã chứng tỏ sự khéo, đảm đang của mình với cái gì?

c. Bằng một số ống tre, nứa thô sơ, người dân Tây Nguyên đã làm ra cây đàn t’rưng có âm thanh thánh thót như tiếng chim hót, tiếng suối reo,...

c. Bằng cái gì người dân Tây Nguyên đã làm ra cây đàn t’rưng có âm thanh thánh thót như tiếng chim hót, tiếng suối reo...?

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 trang 60 Bài 3: Theo em, trạng ngữ chỉ phương tiện bổ sung thông tin gì cho câu?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Trả lời:

Theo em, trạng ngữ chỉ phương tiện bổ sung phương tiện thực hiện hoạt động được nói đến trong câu; trả lời câu hỏi Bằng gì?, Bằng cái gì?, Với cái gì?. 

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 trang 60 Bài 4: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu có trạng ngữ chỉ phương tiện.

a. Bằng …………………… chuồn chuồn bay lượn khắp đó đây.

b. Với…………………… chim gõ kiến có thể đục thủng bất kì thân cây nào.

c. Bằng……………………,voi có thể dễ dàng kéo lá cây, cành cây từ trên cao xuống.

Trả lời:

a. Bằng đôi cánh nhỏ, chuồn chuồn bay lượn khắp đó đây.

b. Với chiếc mỏ dài và nhọn, chim gõ kiến có thể đục thủng bất kì thân cây nào.

c. Bằng chiếc vòi cài, voi có thể dễ dàng kéo lá cây, cành cây từ trên cao xuống.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 trang 62 Bài 5: Đặt câu nói về việc sử dụng đồ dùng học tập hoặc đồ trong gia đình, trong đó có trạng ngữ chỉ phương tiện.

Trả lời:

Với những công dụng hiện đại, chiếc máy giặt nhà em giặt quần áo rất sạch sẽ.

Viết: Tìm hiểu cách viết bài văn miêu tả cây cối

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 trang 62 Bài 1: Đọc bài văn Cây sim ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 4, tập hai, trang 83) và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Xác định phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn.

- Mở bài: từ …………………… đến……………………

- Thân bài: từ……………………đến……………………

- Kết bài: từ …………………… đến……………………

b. Mở bài giới thiệu những gì về cây sim?

……………………………………………………………………………………

c. Viết vào bảng những từ ngữ miêu tả cây sim (hoa sim, quả sim).

Bộ phận

Đặc điểm được tả

Từ ngữ miêu tả

Hoa sim

Màu sắc

tím nhạt,…………………

Hương vị

không thơm,……………..

Nét riêng

tươi non như một niềm vui cứ lan toả làm cho sườn đồi sỏi đá cũng thêm đáng yêu, đáng mến.

Quả sim

Hình dáng

giống hệt một con trâu mộng tí hon, béo tròn múp míp, còn nguyên cả lông tơ, chỉ thiếu chiếc khoáy,……………………

Hương vị

ngọt lịm,………………...

Màu sắc

tím thẫm,………………

d. Phần kết bài nói về điều gì? Tình cảm của người viết đối với cây sim được thể hiện qua chi tiết nào?

Trả lời:

a. 

- Mở bài: Đoạn văn đầu

- Thân bài: Từ “Nếu hoa mua có màu tím hồng” đến... “màu tím của quả vườn nào.”

- Kết bài: Đoạn văn cuối

b. Phần mở bài giới thiệu về nguồn gốc và nơi chúng sinh trưởng và phát triển.

c. Cây sim được miêu tả bằng cách tả lần lượt từng bộ phận của cây: đặc điểm của hoa và quả sim.

d. Phần kết bài nói về kỉ niệm của tác giả về cây sim. Tình cảm của người viết đối với cây sim được thể hiện qua chi tiết: tìm thấy bụi sim, hái quả chín ăn đúng là bắt được thứ của trời cho, đầy ngon lành, hứng thú về nhà vẫn còn nhớ mãi.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 trang 62 Bài 2: Tìm từ ngữ có thể dùng để tả các bộ phận của một cây mà em biết.

Cây

Thân cây

Hoa

Quả

………….

…………..

Trả lời:

Thân cây

Hoa

Quả

Dừa

- To

- Bạc phếch

- Dài

- Xanh

- Nhỏ

- Trắng

- Xanh

- To

Xoài 

- To

- Sần sùi

- Thon dài

- Xanh

- Nhỏ

- Vàng nhạt

- To

- Vàng ươm

Cà chua

- Nhỏ

- Mềm

- Nhỏ

- Xanh

- Vàng

- Nhỏ

- Mọng

- Đỏ

Vận dụng:

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 trang 65 Bài 1: Tìm đọc những đoạn văn miêu tả cây cối. Ghi lại câu văn hay mà em muốn học tập.

Trả lời:

Cây đa cổ thụ trước sân đình luôn là ấn tượng đẹp đẽ trong lòng em từ ngày bé. Cây đa cao tầm hơn 10 mét, tán lá phủ rộng khắp một khoảng sân che bóng mát cho mọi người. Thân cây lớn lắm, bốn năm đứa tụi nhỏ chúng em ôm vòng mới xuể. Thân màu nâu sẫm, da sần sùi có nhiều khối u to trong như những vết thẹo. Những chiếc rễ đa to, nổi trên mặt đất trông như những chú rắn khổng lồ trườn mình hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Lá đa có màu xanh đậm, lớp này đến lớp khác, tỏa bóng, xoè tán rộng như một chiếc ô khổng lồ. Dưới gốc đa, tụi nhỏ chúng em thường chơi bịt mắt bắt dê, nhảy lò cò,...rất vui và thú vị. Cây đa trở thành một biểu tượng không thể thiếu của người dân quê em.

- Các câu văn hay, ấn tượng: “Cây đa trở thành một biểu tượng không thể thiếu của người dân quê em”.

Tham khảo giải SGK Tiếng Việt lớp 4:

Xem thêm các bài giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: