Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Kết nối tri thức Bài 10: Triều Trần xây dựng đất nước và kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược

Với giải vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Bài 10: Triều Trần xây dựng đất nước và kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong VBT Lịch Sử và Địa Lí 5.

Bài tập 1 trang 37 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Khoanh tròn chữ cái trước đáp án đúng.

1.1. Triều Trần được thành lập vào thời gian nào?

A. Năm 1010.

B. Năm 1226.

C. Năm 1400.

D. Năm 1285.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Triều Trần được thành lập vào năm 1226.

1.2. Điểm độc đáo trong tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần là gì?

A. Các vua Trần thường nhường ngôi sớm cho con, xưng là Thái Thượng hoàng và cùng vua quản lí đất nước.

B. Bộ máy nhà nước được tổ chức quy củ.

C. Thực hiện chính sách cai trị độc đoán.

D. Bộ máy nhà nước được hoàn thiện, thống nhất từ trung ương đến địa phương.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Điểm độc đáo trong tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần là các vua Trần thường nhường ngôi sớm cho con, xưng là Thái Thượng hoàng và cùng vua quản lí đất nước.

1.3. Chính sách nào về giáo dục, khoa cử không được thực hiện dưới Triều Trần?

A. Tổ chức kì thi Thái học sinh.

B. Dựng bia Tiến sĩ ở Văn Miếu.

C. Đặt danh hiệu “Tam khôi”.

D. Mở rộng Quốc Tử Giám.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Chính sách về giáo dục, khoa cử không được thực hiện dưới Triều Trần là mở rộng Quốc Tử Giám.

1.4. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của quân dân nhà Trần diễn ra vào thời gian nào?

A. 1257, 1258, 1287-1288.

B. 1257, 1285, 1287 - 1288.

C. 1257, 1258, 1287.

D. 1258, 1285, 1287 - 1288.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của quân dân nhà Trần diễn ra vào các năm 1258, 1285, 1287 - 1288.

1.5. Câu nói: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” là của ai?

A. Trần Quang Khải.

B. Trần Quốc Tuấn.

C. Trần Thủ Độ.

D. Trần Khánh Dư.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu nói: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” là của Thái sư Trần Thủ Độ.

1.6. Trận thuỷ chiến trên sông Bạch Đằng năm 1288 của quân dân nhà Trần diễn ra dưới sự chỉ huy của

A. Trần Thủ Độ.

B. Trần Quốc Tuấn.

C. Trần Quang Khải.

D. Trần Khánh Dư.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Trận thuỷ chiến trên sông Bạch Đằng năm 1288 của quân dân nhà Trần diễn ra dưới sự chỉ huy của Trần Quốc Tuấn.

Bài tập 2 trang 38 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trước các câu dưới đây.

☐ Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 đã kết thúc hoàn toàn cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.

☐ Trận Bạch Đằng năm 1288 đập tan ý đồ xâm lược của quân Mông – Nguyên dưới sự chỉ huy của Hoằng Tháo.

☐ Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 chứng tỏ tài năng quân sự xuất sắc của vương triều nhà Trần, tiêu biểu là Trần Quốc Tuấn.

☐ Chiến thắng Bạch Đằng thể hiện tinh thần đoàn kết của quân dân Đại Việt.

Lời giải:

Nhận định đúng

Nhận định sai

1. Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 đã kết thúc hoàn toàn cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.

2. Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 chứng tỏ tài năng quân sự xuất sắc của vương triều nhà Trần, tiêu biểu là Trần Quốc Tuấn.

3. Chiến thắng Bạch Đằng thể hiện tinh thần đoàn kết của quân dân Đại Việt.

1. Trận Bạch Đằng năm 1288 đập tan ý đồ xâm lược của quân Mông – Nguyên dưới sự chỉ huy của Hoằng Tháo.

Bài tập 3 trang 39 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Lựa chọn từ hoặc cụm từ cho sẵn phù hợp và điền vào chỗ trống (....) để hoàn thiện câu chuyện: Thượng hoàng Trần Nhân Tông dạy vua.

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Kết nối tri thức Bài 10: Triều Trần xây dựng đất nước và kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược

     Sau một thời gian trị vì, Trần Nhân Tông (1)… cho con là Trần Anh Tông và lui về phủ (2)… (Nam Định). Một lần, Thượng hoàng đến (3)… nhưng vua Anh Tông uống say, quần thần (4)… mà vẫn không được. Tức giận, Thượng hoàng quay về và lệnh cho các quan ngày mai phải (5)… ở Thiên Trường để nghe chỉ dụ, ai vắng mặt sẽ bị trị tội nặng.

     Nhà vua sau khi (6)…, biết chuyện thì rất lo lắng, bèn về Thiên Trường dâng (7)… tạ tội. Thượng hoàng cho gọi nhà vua vào (8)…: “Trẫm còn có con khác có thể nối ngôi. Trẫm còn sống mà ngươi còn dám như thế, huống chi sau này”. Từ đó, vua Trần Anh Tông (9)… hơn vào việc quản lí đất nước.

Hướng dẫn giải

(1) truyền ngôi. 

(2) Thiên Trường.

(3) kinh thành.

(4) đánh thức mãi.

(5) tề tựu.

(6) tỉnh dậy.

(7) biểu

(8) răn dạy.

(9) chăm chú.

Bài tập 4 trang 40 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Dựa vào thông tin mục 1 (trang 44 – 45 SGK), để hoàn thành sơ đồ về quân đội nhà Trần.

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Kết nối tri thức Bài 10: Triều Trần xây dựng đất nước và kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược

Lời giải:

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Kết nối tri thức Bài 10: Triều Trần xây dựng đất nước và kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược

Bài tập 5 trang 40 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Viết tên 4 nhân vật của thời Trần mà em cho là tiêu biểu vào các ô dưới đây.

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Kết nối tri thức Bài 10: Triều Trần xây dựng đất nước và kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược

Lời giải:

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Kết nối tri thức Bài 10: Triều Trần xây dựng đất nước và kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược

Bài tập 6 trang 40 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Đánh dấu x vào ô ☐ trước ý đúng.

6.1. Khi quân Mông – Nguyên xâm lược nước ta, quân dân nhà Trần đã làm gì?

Chủ động bàn kế sách đánh giặc và tích cực chuẩn bị kháng chiến.

Tạm hoà hoãn để chuẩn bị lực lượng.

Triệu tập Hội nghị Bình Than để bàn kế hoạch đánh giặc.

Rút quân để bảo toàn lực lượng.

6.2. Những chiến thắng tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên của quân dân nhà Trần là

Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Tây Kết,...

Sông Như Nguyệt.

Chi Lăng – Xương Giang.

Tốt Động, Chúc Động.

Lời giải:

6.1. Khi quân Mông – Nguyên xâm lược nước ta, quân dân nhà Trần đã làm gì?

Chủ động bàn kế sách đánh giặc và tích cực chuẩn bị kháng chiến.

Tạm hoà hoãn để chuẩn bị lực lượng.

Triệu tập Hội nghị Bình Than để bàn kế hoạch đánh giặc.

Rút quân để bảo toàn lực lượng.

6.2. Những chiến thắng tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên của quân dân nhà Trần là

Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Tây Kết,...

Sông Như Nguyệt.

Chi Lăng – Xương Giang.

Tốt Động, Chúc Động.

Bài tập 7 trang 41 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5:

7.1. Lựa chọn từ hoặc cụm từ cho sẵn phù hợp và điền vào chỗ trống (…) để hoàn thiện câu chuyện: Lá cờ thêu sáu chữ vàng.

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Kết nối tri thức Bài 10: Triều Trần xây dựng đất nước và kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược

Thất bại trong cuộc xâm lược lần thứ nhất, giặc Nguyên (1)… chuẩn bị xâm lược nước ta lần nữa. Để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến, nhà vua mở (2)… (Bắc Ninh) bàn (3)… đánh giặc. Biết tin, Trần Quốc Toản đến xin dự họp. Thấy Quốc Toản còn nhỏ tuổi nhưng có (4)… vua khen và ban thưởng cho quả cam. Căm giận quân xâm lược, lại không được dự họp, Quốc Toản đã (5)… lúc nào mà không biết. 

     Trở về, Quốc Toản tập hợp (6)…, ngày đêm luyện tập, (7)…, thêu lên lá cờ sáu chữ: (8)… (Phá giặc mạnh, báo ơn vua). Đội quân của Quốc Toản đã tham gia nhiều trận đánh nỗ lớn. Trong một trận chiến đấu, Quốc Toản đã hi sinh khi mới 18 tuổi.

Lời giải:

(1) ráo riết.

(5) bóp nát quả cam.

(2) Hội nghị Bình Than.

(6) gia nô.

(3) kế sách.

(7) rèn đúc vũ khí.

(4) chí khí.

(8) "Phá cường địch, báo hoàng ân”.

7.2. Ghi lại điều em học được từ tấm gương Trần Quốc Toản.

Lời giải:

Những điều em học được từ tấm gương Trần Quốc Toản là: Lòng yêu nước nồng nàn, sự dũng cảm và quyết đoán cũng như tinh thần trách nhiệm cao.

Bài tập 8 trang 41 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Hình 3 (trang 47 SGK) là khung cảnh các bô lão trong Hội nghị Diên Hồng. Theo em, khung cảnh đó thể hiện điều gì?

Lời giải:

Hình ảnh các bô lão trong Hội nghị Diên Hồng là một minh chứng hùng hồn cho tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Nó cũng thể hiện sự đoàn kết, thống nhất, tôn trọng ý kiến của nhân dân dưới sự lãnh đạo sáng suốt của nhà Trần.

Bài tập 9 trang 42 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Sắp xếp các câu dưới đây vào ô trống theo thứ tự đúng để hoàn thiện câu chuyện: Trận thuỷ chiến trên sông Bạch Đằng năm 1288.

a) Năm 1287, vua Nguyên tiếp tục cho quân xâm lược Đại Việt.

b) Tướng giặc Ô Mã Nhi bị bắt sống. Quân Nguyên chết nhiều không kể xiết.

c) Lúc này, quân mai phục hai bên bờ đổ ra tấn công quyết liệt.

d) Dù chiếm được Thăng Long nhưng quân giặc vẫn lâm vào tình thế khó khăn và cuối cùng buộc phải rút quân về nước theo hai đường thuỷ, bộ.

e) Khi đoàn thuyền giặc rút gần đến cửa sông thì bị quân Trần oặc bất ngờ tấn công, buộc chúng phải rút lui theo đường dẫn đến bãi cọc.

g) Nhân lúc thuỷ triều lên, Trần Quốc Tuấn cho ra khiêu chiến rồi giả thua bỏ chạy.

h) Cánh quân thuỷ rút theo sông Bạch Đằng.

i) Thuyền giặc vướng vào cọc bị vỡ, đắm rất nhiều, làm tắc cả một khúc sông.

k) Nhân đó, quân dân nhà Trần dưới sự chỉ huy của Trần Quốc Tuấn đã bố trí trận địa cọc ở cửa sông Bạch Đằng để chặn giặc.

l) Quân giặc mải đuổi theo và đã lọt vào trận địa mai phục của quân ta đúng lúc thuỷ triều rút nhanh.

Lời giải:

Diễn biến câu chuyện “Trận thuỷ chiến trên sông Bạch Đằng năm 1288” lần lượt là: a – d – h – k – e – g – l – c – i – b.

Bài tập 10 trang 43 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5: Hoàn thành thẻ nhớ về một nhân vật lịch sử có đóng góp đối với đất nước ở thời nhà Trần mà em yêu thích.

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Kết nối tri thức Bài 10: Triều Trần xây dựng đất nước và kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược

Lời giải:

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Kết nối tri thức Bài 10: Triều Trần xây dựng đất nước và kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược

Tham khảo lời giải SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 hay khác:

Xem thêm các bài giải vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:


Giải bài tập lớp 5 Kết nối tri thức khác