Vở bài tập Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 29: Tác động của con người đến môi trường

Với giải vở bài tập Khoa học lớp 5 Bài 29: Tác động của con người đến môi trường sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong vở bài tập Khoa học lớp 5.

Câu 1 trang 86 VBT Khoa học lớp 5: Viết, vẽ những tác động tiêu cực của con người đến môi trường vào khung dưới đây.

Trả lời:

Những tác động tiêu cực của con người đến môi trường:

- Đốt rừng lấy đất sản xuất nông nghiệp.

- Phun thuốc trừ sâu hoá học cho cây trồng.

- Xả rác thải, nước thải chưa qua xử lí xuống sông, hồ.

- Khai thác vàng trái phép gây sạt lở đất.

Câu 2 trang 86 VBT Khoa học lớp 5: Viết chữ Đ vào trước ý đúng, chữ S vào  trước ý sai.

Việc phá rừng sẽ dẫn tới hậu quả là:

đất trở nên màu mỡ.

đất bị xói mòn, sạt lở.

động vật mất nơi sống và thiếu thức ăn.

ô nhiễm môi trường nước mặn.

Trả lời:

[S] đất trở nên màu mỡ.

[Đ] đất bị xói mòn, sạt lở.

[Đ] động vật mất nơi sống và thiếu thức ăn.

[Đ] ô nhiễm môi trường nước mặn.

Câu 3 trang 86 VBT Khoa học lớp 5: Tìm hiểu thông tin về một số tác động tiêu cực của người dân đến môi trường ở nơi em sống và viết vào chỗ (…).

Trả lời:

Tác động tiêu cực của người dân đến môi trường nơi em sống:

+ Chặt phá rừng lấy gỗ, thuốc quý,…

+ Đánh bắt động vật quý hiếm.

+ Dùng kích điện đánh bắt hải sản.

+ Xả rác bừa bãi…

Câu 4 trang 87 VBT Khoa học lớp 5: Viết, vẽ những tác động tích cực của con người đến môi trường vào khung dưới đây.

Trả lời:

Những tác động tích cực của con người đến môi trường:

+ Dọn vệ sinh sạch sẽ tại gia đình, khu dân cư, nơi công cộng, bãi biển,…

+ Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học.

+ Xử lí nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt.

+ Thu gom và xử lí rác thải.

+ Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật bảo vệ rừng, tài nguyên quốc gia…

Học sinh tham khảo một số hình ảnh sau (nguồn Internet):

Vở bài tập Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 29: Tác động của con người đến môi trường

Câu 5 trang 87 VBT Khoa học lớp 5: Thu thập thông tin về những việc làm tích cực, những việc làm tiêu cực của gia đình em và người dân địa phương để hoàn thành bảng dưới đây.

STT

Việc làm

Tích cực

Tiêu cực

Kết quả/ hậu quả

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời:

STT

Việc làm

Tích cực

Tiêu cực

Kết quả/ hậu quả

1

Dọn vệ sinh sạch sẽ tại gia đình, khu dân cư, nơi công cộng, bãi biển,…

×

 

Giúp môi trường sống xung quanh xanh – sạch – đẹp.

2

Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học.

×

 

Hạn chế sự ô nhiễm đất, nước, không khí.

3

Chặt phá rừng lấy gỗ, thuốc quý,…

 

×

Rừng trống, đồi núi trọc,  sạt lở.

4

Dùng kích điện đánh bắt hải sản.

 

×

Cá chết hàng loạt, phá hủy đa dạng sinh học.

5

Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật bảo vệ rừng, tài nguyên quốc gia…

×

 

Bảo vệ rừng, tài nguyên quốc gia.

Câu 6 trang 88 VBT Khoa học lớp 5: Dựa vào các hình từ 14 đến 21 (SGK trang 102, 103), viết thông tin phù hợp vào chỗ (…) để hoàn thành sơ đồ sau.

Vở bài tập Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 29: Tác động của con người đến môi trường

Trả lời:

Vở bài tập Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 29: Tác động của con người đến môi trường

Câu 7 trang 88  VBT Khoa học lớp 5: Sưu tầm bài hát hoặc bài thơ có nội dung về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và viết vào khung dưới đây. Hãy trang trí cho thật đẹp và chia sẻ với bạn.

Trả lời:

Vở bài tập Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 29: Tác động của con người đến môi trường

Câu 8 trang 89 VBT Khoa học lớp 5: Lựa chọn một trong ba nội dung gợi ý ở hoạt động vận dụng (SGK trang 104) để xây dựng nội dung sống hòa hợp với thiên nhiên, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học vào khung dưới đây.

Trả lời:

Nội dung: Thu gom và xử lí rác thải.

Phần 1: Thu thập thông tin

Rác thải sinh hoạt trước khi được đưa đi xử lý, cần được phân loại ngay tại hộ gia đình.

Cách nhận biết như sau:

– Rác hữu cơ dễ phân hủy: là các loại rác dễ bị thối rữa trong điều kiện tự nhiên sinh ra mùi hôi thối như: các loại thức ăn thừa, hư hỏng (rau, cá chết…), vỏ trái cây,….

– Rác thải khó phân hủy được chia làm 2 loại đó là rác tái chế và không tái chế. Rác tái chế là các loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế biến lại như: giấy, bìa các tông, kim loại (khung sắt, máy tàu hỏng, nhôm…), các loại nhựa (vỏ chai, đồ nhựa gia dụng)…. Còn lại các loại rác không tái chế là phần thải bỏ.

Vì sao phải phân loại rác tại nguồn:

- Phân loại rác tại nguồn góp phần tiết kiệm được tài nguyên; mang lại lợi ích cho chính chủ nguồn thải từ việc tận dụng phế liệu tái chế và phân compost tự chế biến;

- Phân loại rác tại nguồn góp phần giảm thiểu ô nhiễm;

- Phân loại rác tại nguồn góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường;

- Phân loại rác tại nguồn góp phần giảm thiểu tổng lượng rác thải trong cộng đồng thải ra môi trường nhằm giảm tải cho môi trường, tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý.

Sau khi thu thập thông tin, học sinh vẽ áp phích tuyên truyền.

Tham khảo áp phích sau (nguồn Internet):

Vở bài tập Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 29: Tác động của con người đến môi trường

Tham khảo giải SGK Khoa học lớp 5:

Xem thêm các bài giải vở bài tập Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:


Giải bài tập lớp 5 Chân trời sáng tạo khác