Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 5 Cánh diều trang 26, 27 Tuần 12
Với giải vở bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 5 trang 26, 27 Tuần 12 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh làm bài tập về nhà trong VBT HĐTN lớp 5.
Vở bài tập HĐTN lớp 5 trang 26 Hoạt động 1: Làm sản phẩm thể hiện những cách thoát hiểm khi gặp hoả hoạn theo một trong các hình thức: sơ đồ tư duy, tranh vẽ, bài viết,...
Trả lời:
Kỹ năng 1: Bình tĩnh
Khi xảy ra cháy nổ, phải thật bình tĩnh xác định ngọn lửa và nguồn khói, ổn định tâm lý để tìm cách rời đi càng nhanh chóng và an toàn càng tốt.
Kỹ năng 2: Di chuyển
Khói trong đám cháy sẽ cản trở tầm nhìn, để tránh bị ngạt khói và dễ nhìn hơn, hãy di chuyển ra ngoài bằng cách bò sát mặt đất và men bờ tường để tìm lối thoát nạn một cách nhanh nhất. Bò sát mặt đất cũng sẽ giúp bạn có nhiều không khí để thở hơn, tránh bị ngạt thở do khói.
Nếu luồng khói tới từ trên cao hoặc ngay trong khu vực, hãy nhanh chóng di chuyển ra cửa thoát hiểm và đi xuống các tầng dưới. Nếu khói xuất phát từ tầng dưới, bạn hãy tìm cách di chuyển ngược lên trên tầng thượng để tránh ngạt khí.
Kỹ năng 3: Phòng độc
Nên bịt khăn có thấm nước lên miệng, mũi để tránh ngạt khí và quấn chăn thấm đẫm nước lên người để tránh cháy quần áo, bỏng da. Nếu có thể, dùng chăn ẩm ướt hoặc băng dính bịt kín các khe cửa để tránh khói, khí độc tràn vào phòng trong lúc tìm cách thoát thân và chờ lực lượng chữa cháy.
Kĩ năng 4: Dập lửa
Trong trường hợp quần áo bị cháy, hãy dừng di chuyển, nằm xuống và trở mình liên tục cho đến khi ngọn lửa được dập tắt, đồng thời che mặt càng nhiều càng tốt. Tuyệt đối không được chạy vì gió sẽ làm lửa cháy và lan ra nhiều hơn.
Kỹ năng 5: Kêu cứu
Khi xảy ra hỏa hoạn ở nhà cao tầng, bạn cần di chuyển ra ngoài ban công, cửa sổ và gọi to để cầu cứu. Bên cạnh đó, để thu hút sự chú ý từ mọi người, hãy dùng khăn, áo, mũ màu sắc nổi bật để vừa hô cứu vừa ra hiệu.
Đồng thời, gọi điện thoại cho Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy theo số 114.
Vở bài tập HĐTN lớp 5 trang 26 Hoạt động 2: Sau khi thực hành, em hãy chia sẻ những điều cần lưu ý về cách thoát hiểm khi gặp hoả hoạn.
Trả lời:
- Những điều cần lưu ý:
+ Di chuyển càng xa nơi cháy càng tốt. Khi xảy ra cháy nổ, hãy cố gắng hết sức di chuyển ra xa hiện trường.
+ Ngồi thấp xuống để tránh hít khói độc.
+ Lăn lộn khi bị cháy bỏng.
+ Gọi cứu hỏa 114 ngay lập tức khi có hỏa hoạn.
+ Sơ cứu khẩn cấp người bị nạn.
+ Giữ bình tĩnh khi xảy ra cháy.
Vở bài tập HĐTN lớp 5 trang 27 Hoạt động 3: Nêu những lưu ý khi sử dụng bình cứu hoả.
Trả lời:
Những lưu ý:
– Tuyệt đối không sử dụng Bình chữa cháy Co2 để chữa các đám cháy có than cốc và kim loại nóng cháy. Bởi vì khi chúng ta phun Co2 vào nó sẽ tạo ra phản ứng hoá học sinh ra khí CO độc hại.
– Không được sơ suất để bình chữa cháy co2 phun vào người, như thế sẽ gây ra bỏng lạnh. Bình chữa cháy Co2 không nên sử dụng ở những nơi có gió mạnh dẫn tới hiệu quả không cao và sẽ tốn rất nhiều bình
– Khi chữa cháy cần đưa bình chữa cháy co2 tiếp cận gần đám cháy. Bởi vì tầm phun của bình rất hạn chế.
Tự đánh giá sau chủ đề
Tham khảo giải SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 5 Cánh diều hay khác:
Xem thêm các bài giải vở bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 5 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 Cánh diều
- Giải VBT Hoạt động trải nghiệm lớp 5 Cánh diều
- Giải lớp 5 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 5 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 5 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 5 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - Cánh diều