Bài tập Sự nở vì nhiệt của chất lỏng (có lời giải) | Trắc nghiệm Vật Lí 6
Với bài tập trắc nghiệm Sự nở vì nhiệt của chất lỏng Vật Lí lớp 6 có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm trắc nghiệm Sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
Bài 1: Chọn câu phát biểu sai
A. Chất lỏng co lại khi lạnh đi.
B. Độ dãn nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau là như nhau.
C. Khi nhiệt độ thay đổi thì thể tích chất lỏng thay đổi.
D. Chất lỏng nở ra khi nóng lên.
Độ dãn nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau là khác nhau.
⇒ Đáp án B
Bài 2: Làm lạnh một lượng nước từ 100oC về 50oC. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng của nước thay đổi như thế nào?
A. Cả khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều tăng.
B. Ban đầu khối lượng riêng và trọng lượng riêng giảm sau đó bắt đầu tăng.
C. Cả khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều giảm.
D. Cả khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều không đổi.
Khi giảm nhiệt độ thì m không thay đổi, còn V giảm.
⇒ Đáp án A
Bài 3: Hai bình A và B giống nhau, cùng chứa đầy chất lỏng. Ban đầu nhiệt độ của chất lỏng trong hai bình là như nhau. Đặt hai bình vào trong cùng một chậu nước nóng thì thấy mực nước trong bình A dâng cao hơn bình B. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về các chất lỏng chứa trong hai bình?
A. Chất lỏng ở hai bình giống nhau nhưng nhiệt độ của chúng khác nhau.
B. Chất lỏng ở hai bình khác nhau, nhiệt độ của chúng khác nhau.
C. Hai bình A và B chứa cùng một loại chất lỏng.
D. Hai bình A và B chứa hai loại chất lỏng khác nhau.
Hai bình như nhau, chứa lượng chất lỏng như nhau, nhiệt độ ban đầu như nhau. Khi cho vào nước nóng thì nước bình A dâng cao hơn bình B → Chất lỏng trong bình A nở nhiều hơn bình B → Hai chất lỏng nở khác nhau → hai chất lỏng khác nhau.
⇒ Đáp án D
Bài 4: Đun nóng một lượng nước đá từ 0oC đến 100oC. Khối lượng và thể tích lượng nước đó thay đổi như thế nào?
A. Khối lượng không đổi, ban đầu thể tích giảm sau đó tăng.
B. Khối lượng không đổi, thể tích giảm.
C. Khối lượng tăng, thể tích giảm.
D. Khối lượng tăng, thể tích không đổi.
- Khối lượng không phụ thuộc vào nhiệt độ.
- Với nước, tại nhiệt độ 4oC nước có khối lượng riêng lớn nhất → thể tích nhỏ nhất. Do đó, khi nhiệt độ tăng từ 0oC đến 4oC thể tích giảm dần, khi nhiệt độ tăng từ 4oC đến 100oC thể tích tăng dần.
⇒ Đáp án A.
Bài 5: Chọn câu trả lời đúng. Có hai bình giống hệt nhau chứa đầy chất lỏng. Một bình chứa rượu và bình còn lại chứa nước. Khi đun nóng cả hai bình ở cùng một nhiệt độ như nhau, hỏi lượng rượu hay nước trào ra khỏi bình nhiều hơn? Biết rằng rượu nở vì nhiệt lớn hơn nước.
A. Nước trào ra nhiều hơn rượu
B. Nước và rượu trào ra như nhau
C. Rượu trào ra nhiều hơn nước
D. Không đủ cơ sở để kết luận
Khi đun nóng cả hai bình ở cùng một nhiệt độ như nhau, lượng rượu trào ra khỏi bình nhiều hơn lượng nước vì rượu nở nhiều vì nhiệt hơn nước.
⇒ Đáp án C
Bài 6: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự đóng băng của nước trong hồ ở các xứ lạnh?
Về mùa đông, ở các xứ lạnh
A. nước dưới đáy hồ đóng băng trước.
B. nước ở giữa hồ đóng băng trước.
C. nước ở mặt hồ đóng băng trước.
D. nước trong hồ đóng băng cùng một lúc.
Sự đóng băng của nước trong hồ ở các xứ lạnh là nước ở mặt hồ đóng băng trước
⇒ Đáp án C
Bài 7: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt ………
A. giống nhau B. không giống nhau
C. tăng dần lên D. giảm dần đi
Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt không giống nhau
⇒ Đáp án B
Bài 8: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở ra vì nhiệt của chất lỏng?
A. Chất lỏng co lại khi nhiệt độ tăng, nở ra khi nhiệt độ giảm.
B. Chất lỏng nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm.
C. Chất lỏng không thay đổi thể tích khi nhiệt độ thay đổi.
D. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng khi nhiệt độ thay đổi.
Chất lỏng nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm
⇒ Đáp án B
Bài 9: Khi đặt bình cầu đựng nước vào nước nóng, người ta thấy mực chất lỏng trong ống thủy tinh mới đầu tụt xuống một ít, sau đó mới dâng lên cao hơn mức ban đầu. Điều đó chứng tỏ:
A. thể tích của nước tăng nhiều hơn thể tích của bình.
B. thể tích của nước tăng ít hơn thể tích của bình.
C. thể tích của nước tăng, của bình không tăng.
D. thể tích của bình tăng trước, của nước tăng sau và tăng nhiều hơn.
Khi đặt bình cầu đựng nước vào nước nóng, người ta thấy mực chất lỏng trong ống thủy tinh mới đầu tụt xuống một ít, sau đó mới dâng lên cao hơn mức ban đầu. Điều đó chứng tỏ thể tích của bình tăng trước, của nước tăng sau và tăng nhiều hơn.
⇒ Đáp án D
Bài 10: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về khối lượng riêng và khối lượng của một lượng nước ở 4oC?
A. Khối lượng riêng nhỏ nhất
B. Khối lượng riêng lớn nhất
C. Khối lượng lớn nhất
D. Khối lượng nhỏ nhất
Khối lượng thì không đổi còn thể tích nước ở 4oC bé nhất nên khối lượng riêng lớn nhất
⇒ Đáp án B
Bài giảng: Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng - Cô Phạm Thị Hằng (Giáo viên VietJack)
Xem thêm các Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 6 có đáp án, hay khác:
- Lý thuyết Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn
- Trắc nghiệm Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn
- Lý thuyết Bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí
- Trắc nghiệm Bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí
- Lý thuyết Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
- Trắc nghiệm Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:
- Giải bài tập Vật lý 6
- Video Giải bài tập Vật Lí 6 hay, chi tiết
- Giải SBT Vật Lí 6
- Giải VBT Vật Lí 6
- Top 36 Đề thi Vật Lí 6 có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều