Lý thuyết Sóng điện từ (hay, chi tiết nhất)



Bài viết Lý thuyết Sóng điện từ với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Lý thuyết Sóng điện từ.

Bài giảng: Bài 21+22: Điện từ trường - Sóng điện từ - Cô Phan Thanh Nga (Giáo viên VietJack)

     - Khái niệm: là sự lan truyền điện từ trường trong không gian.

     - Đặc điểm của sóng điện từ:

         +) Tốc độ truyền sóng: Sóng điện từ lan truyền được trong môi trường rắn, lỏng, khí và cả chân không. Vận tốc truyền sóng trong chân không là: c = 3.108. Trong các môi trường khác thì nhỏ hơn.

     vck > vk > vl > vr

         +) Bước sóng: Trong chân không sóng điện từ có chu kỳ T có bước sóng là: λ = cT

Sóng điện từ - Lý thuyết Vật Lý 12 đầy đủ

         +) Phương truyền sóng: sóng điện từ là sóng ngang. Vectơ E; B luôn vuông góc với phương truyền sóng. Ba vec tơ E; B; v tại một điểm tạo với nhau thành một tam diện thuận.

         +) Pha dao động: của điện trường và từ trường tại một điểm luôn luôn đồng pha với nhau.

     - Tính chất của sóng điện từ:

         +) Sóng điện từ mang năng lượng.

         +) Sóng điện từ bị phản xạ và khúc xạ khi gặp mặt phân cạch giữa hai môi trường như ánh sáng.

         +) Tuân theo các quy luật giao thoa, nhiễu xạ,.. của sóng.

     - Khái niệm: sóng vô tuyến là sóng điện từ có bước sóng từ vài mét đến vài kilomet được dùng trong thông tin liên lạc.

     - Phân loại và so sánh

Sóng dài Sóng trung Sóng ngắn Sóng cực ngắn
Bước sóng > 1000 m 100 → 1000 m 10 → 100 m 0,01 → 10 m
Tính chất

năng lượng nhỏ → không truyền được đi xa.

Bị không khí hấp thụ mạnh

Nước hấp thụ ít

Phản xạ trên tầng điện li

Ban ngày bị tầng điện ly hấp thụ mạnh, ban đêm bị phản xạ mạnh

Bị không khí hấp thụ mạnh

năng lượng lớn, phản xạ rất tốt trên tầng điện li và mặt đất → truyền thông tin đi rất xa

Có một vùng tương đối hẹp hầu như không bị không khí hấp thụ

năng lượng rất lớn.

Bị không khí hấp thụ mạnh

Có thể xuyên qua tầng điện li

Ứng dụng Thông tin liên lạc dưới nước

Thông tin liên lạc ban đêm.

Truyền thông trong phạm vi hẹp

Thông tin liên lạc trên mặt đất Thông tin liên lạc vũ trụ

     Tầng điện li là một lớp khí quyển, trong đó các phần tử khí đã bị ion hóa rất mạnh dưới tác dụng của các ia ử ngoại trong ánh sáng Măt Trời. tầng điện ly kéo dài từu độ cao 80÷800 km.

Bài 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng điện từ?

A. Điện tích dao động không thể bức xạ sóng điện từ.

B. Tốc độ của sóng điện từ trong chân không nhỏ hơn nhiều lần so với tốc độ của ánh sáng trong chân không.

C. Tần số của sóng điện từ bằng 2 lần tần số dao động của điện tích.

D. Khi một điện tích điểm dao động thì sẽ có điện từ trường lan truyền trong không gian dưới dạng sóng

Bài 2: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về sóng điện từ?

A. Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian.

B. Sóng điện từ không lan truyền được trong chân không.

C. Sóng điện từ là sóng ngang.

D. Dao động của điện từ trường và từ trường trong sóng điện từ luôn đồng pha nha

Bài 3: Sóng vô tuyến nào sau đây không bị phản xạ ở tần điện li?

A. Sóng trung

B. Sóng ngắn

C. Sóng cực ngắn

D. Sóng dài

Bài 4: Một anten vệ tinh có công suất phát sóng là 1570 W hướng về một vùng của Trái Đất. Tín hiệu nhận được từ vệ tinh ở vùng đó trên mặt đất có cường độ là 5.10-10W/m2. Bán kính đáy của hình nón tiếp xúc với mặt đất được vệ tinh phủ sóng là

A. 1000 km

B. 500 km

C. 10000 km

D. 5000 km

Bài 5: Sóng điện từ có tần số f = 300 MHz thuộc loại

A. sóng dài.

B. sóng trung.

C. sóng ngắn.

D. sóng cực ngắn.

Bài 6: Nguyên tắc phát sóng điện từ là:

A. Dùng mạch dao động LC dao động điều hòa.

B. Đặt nguồn xoay chiều vào hai đầu mạch LC.

C. Kết hợp mạch chọn sóng LC với anten.

D. Kết hợp máy phát dao động điện từ duy trù với anten.

Bài 7: Để truyền các tín hiệu truyền hình vô tuyến, người ta thường dùng các sóng điện từ có bước sóng vào khoảng

A. 1 km đến 3 km.

B. vài trăm mét.

C. 50 m trở lên.

D. dưới 10m.

Bài 8: Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây sai?

A. Sóng điện từ chỉ truyền được trong môi trường vật chất đàn hồi.

B. Sóng điện từ bị phản xạ khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường.

C. Sóng điện từ lan truyền trong chân không với tốc độ 3.108 m/s.

D. Sóng điện từ là sóng ngang và truyền được trong chân không.

Bài 9: Sóng điện từ và sóng âm khi truyền từ không khí vào thủy tinh thì tần số:

A. Sóng điện từ giảm, còn sóng âm tăng.

B. Cả hai sóng đều không đổi.

C. Sóng điện từ tăng, còn sóng âm giảm.

D. Cả hai sóng đều giảm.

Bài 10: Mạch dao động của một máy thu vô tuyến điện, tụ điện có điện dung biến thiên từ 56 pF đến 667 pF. Muốn cho máy thu bắt được các sóng từ 40 m đến 2600 m, bộ cuộn cảm trong mạch phải có độ tự cảm nằm trong giới hạn nào?

A. Từ 8 µH trở lên.

B. Từ 2,84 mH trở xuống.

C. Từ 8 µH đến 2,84 mH.

D. Từ 8 mH đến 2,84 µH

Xem thêm các bài Lý thuyết Vật Lí lớp 12 hay khác:


dao-dong-va-song-dien-tu.jsp


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học