Từ trường lớp 12 (Chuyên đề dạy thêm Vật Lí 12)
Tài liệu Từ trường lớp 12 trong Chuyên đề dạy thêm Vật Lí 12 gồm các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao với phương pháp giải chi tiết và bài tập tự luyện đa dạng giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Vật Lí 12.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề dạy thêm Vật Lí 12 (sách mới) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I . Tóm tắt lý thuyết
1. Tương tác từ
- Tương tác giữa nam châm với nam châm, nam châm với dòng điện, dòng điện với dòng điện gọi là tương tác từ (lực gây ra tương tác gọi là lực từ).
2. Từ trường
- Từ trường là môi trường vật chất tồn tại xung quanh dòng điện hoặc nam châm (điện tích chuyển động) và gây tác dụng lực từ lên dòng điện hoặc nam châm khác đặt trong nó .
- Hướng của từ trường tại một điểm là hướng Nam – Bắc của kim nam châm nhỏ nằm cân bằng tại điểm đó.
3. Cảm ứng từ
- Véc tơ cảm ứng từ đặc trưng cho mức độ mạnh/ yếu của từ trường về mặt tác dụng lực. Chỗ nào từ trường mạnh thì B lớn.
4. Đường sức từ
- Đường sức từ là những đường vẽ ở trong không gian có từ trường sao cho tiếp tuyến với nó tại mỗi điểm trùng với phương của véc tơ cảm ứng từ tại điểm đó. Chiều của đường sức từ là chiều của véc tơ cảm ứng từ
- Với nam châm thẳng và nam châm chữ U: Xác định chiều đường sức từ bằng quy tắc “vào Nam ra Bắc”: đầu có đường sức đi ra là cực Bắc, đầu có đường sức đi vào là cực Nam.
- Với một số dây dẫn đặc biệt: Xác định chiều đường sức từ bằng quy tắc nắm bàn tay phải
- Tính chất của đường sức từ:
+ Qua mỗi điểm trong từ trường chỉ vẽ được một đường sức (duy nhất).
+ Các đường sức từ không bao giờ cắt nhau.
+ Các đường sức là những đường cong kín, đi ra ở cực bắc và đi vào ở cực nam của một nam châm.
+ Nơi nào từ trường mạnh đường sức vẽ mau (dày), yếu thì vẽ thưa. (thuộc về quy ước)
- Từ trường đều:
+ Từ trường đều là từ trường có véc tơ cảm ứng từ tại mọi điểm đều bằng nhau.
+ Từ trường đều có các đường sức từ là những đường song song và cách đều nhau.
5. Bài tập ví dụ:
Bài toán xác định chiều đường sức từ
Phương pháp giải:
Xác định dựa vào dạng của dây dẫn, quy tắc “vào Nam ra Bắc”, quy tắc nắm bàn tay phải được nêu trong phần lí thuyết.
VD1:
Để xác định cực từ của một thanh nam châm, dùng một kim nam châm bố trí thí nghiệm như hình vẽ. Dựa vào thí nghiệm các cực của thanh nam châm là
A. Đầu A là cực Nam, đầu B là cực Bắc.
B. Đầu B là cực Nam, đầu A là cực Nam.
C. Đầu B là cực Nam, đầu A là cực Bắc.
D. Đầu B là cực Bắc, đầu A là cực Bắc.
Hướng dẫn giải
Cùng cực thì đẩy nhau, khác cực thì hút nhau à đầu B là cực Nam
→ Chọn đáp án C.
VD2:
Hình vẽ nào dưới đây vẽ đúng chiều của đường sức từ?
A. hình 1.
B. hình 2
C. Hình 3.
D. Hình 4.
Hướng dẫn giải
Các hình chỉ khác nhau hướng của các đường sức từ ở đầu vào và đầu ra. Sử dụng quy tắc nắm bàn tay phải ta sẽ chọn được đáp án.
→ Chọn đáp án D.
II– Bài tập phân dạng theo mức độ:
PHẦN I. Câu trắc nhiệm nhiều phương án lựa chọn:
Mức độ biết - hiểu
Câu 1. Các tương tác sau đây, tương tác không phải tương tác từ là tương tác giữa
A. hai nam châm.
B. hai dây dẫn mang dòng điện.
C. các điện tích đứng yên.
D. nam châm và dòng điện.
Câu 2. Cho hai dây dây dẫn đặt gần nhau và song song với nhau. Khi có hai dòng điện cùng chiều chạy qua hai dây dẫn thì hai dây dẫn sẽ
A. hút nhau.
D. đẩy nhau
C. không tương tác.
D. đều dao động.
Câu 3.Vật không sinh ra từ trường là
A. Nam châm.
B. Dòng điện.
C. Thanh gỗ.
D. Điện tích chuyển động.
Câu 4.Phát biểu nào sau đây sai? Tính chất cơ bản của từ trường là tác dụng lực từ lên
A. điện tích đứng yên đặt trong nó.
B. nam châm đặt trong nó.
C. điện tích chuyển động trong nó.
D. dòng điện đặt trong nó.
Câu 5. Các đường sức từ là các đường vẽ trong không gian có từ trường sao cho tiếp tuyến với nó tai mỗi điểm
A. trùng với hướng của lực từ tác dụng lên dòng điện tại điểm đó.
B. trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.
C. vuông góc với từ trường tại điểm đó.
D. vuông góc với hướng của lực từ tác dụng lên dòng điện tại điểm đó.
Câu 6. Đường sức từ không có tính chất nào sau đây?
A. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức.
B. Các đường sức là các đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu.
C. Chiều của các đường sức là chiều của từ trường.
D. Các đường sức của cùng một từ trường có thể cắt nhau.
................................
................................
................................
Xem thêm Chuyên đề dạy thêm Vật Lí lớp 12 các chủ đề hay khác:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều