Chinh phục bài tập Đồ thị dao động điều hòa, dao động cơ có giải chi tiết
Bài viết Chinh phục bài tập Đồ thị dao động điều hòa, dao động cơ với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Chinh phục bài tập Đồ thị dao động điều hòa, dao động cơ.
Chinh phục bài tập Đồ thị dao động điều hòa, dao động cơ có giải chi tiết
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Đồ thị dao động cơ
Xét phương trình dao động x = Acos(ωt + φ), chọn gốc thời gian và chiều dương trục tọa độ thích hợp sao cho φ = 0. Lập bảng biến thiên của li độ x theo thời gian và đồ thị biểu diễn x theo t như sau:
2. Đồ thị và sự so sánh pha của các dao động điều hòa: x, v, a.
Vẽ đồ thị của dao động x = Acos(ωt + φ) trong trường hợp φ = 0.
Nhận xét:
+ Nếu dịch chuyển đồ thị v về phía chiều dương của trục Ot một đoạn thì đồ thị của v và x cùng pha nhau. Nghĩa là, v nhanh pha hơn x một góc π/2 hay về thời gian là T/4.
+ Nếu dịch chuyển đồ thị a về phía chiều dương của trục Ot một đoạn thì đồ thị của a và v cùng pha nhau.
Nghĩa là, a nhanh pha hơn v một góc π/2 hay về thời gian là T/4.
+ Nhận thấy a và x luôn ngược pha nhau (trái dấu nhau).
3. Đồ thị x, v và a dao động điều hòa vẽ chung trên một hệ trục tọa độ
Vẽ đồ thị trong trường hợp φ = 0.
4. Đồ thị năng lượng trong dao động điều hòa
a. Sự bảo toàn cơ năng:
Dao động của con lắc đơn và con lắc lò xo dưới lực thế (trọng lực và lực đàn hồi, …) và không có ma sát nên cơ năng của nó được bảo toàn. Vậy cơ năng của vật dao động được bảo toàn.
b. Biểu thức thế năng:
Xét con lắc lò xo.
Tại thời điểm bất kỳ vật có li độ x = Acos(ωt + φ) và thế năng của con lắc lò xo có dạng:
Ta có đồ thị Et trong trường hợp φ = 0.
c. Biểu thức động năng
Ở thời điểm t bất kì vật có vận tốc v = -ωAsin(ωt + φ) và có động năng
Ta có đồ thị Eđ trong trường hợp φ = 0.
d. Biểu thức cơ năng
Cơ năng tại thời điểm t: E = Eđ + Et = = hằng số
Ta có đồ thị Eđ và Et vẽ trên cùng một hệ trục.
II. Phương pháp xác định phương trình từ đồ thị
a. Xác định biên độ
Nếu tại VTCB, x = 0, thì:
+ x = xmax = A (Từ số liệu trên đồ thị ta xác định được A).
+ v = vmax = ωA (Từ số liệu trên đồ thị ta xác định được vmax).
+ a = amax = ω2A (Từ số liệu trên đồ thị ta xác định được amax).
b. Xác định pha ban đầu φ
Nếu là hàm cos thì dùng các công thức:
Sau đó dựa vào chiều tăng giảm của đồ thị tại thời điểm t = 0 ta xác định được dấu của pha ban đầu φ, φv, φa.
c. Xác định chu kì T (Suy ra tần số f hoặc tần số góc ω):
Nhận dạng thời điểm trạng thái lặp lại, hay chu kì T là khoảng thời gian giữa hai điểm cùng pha gần nhất. Rồi suy ra tần số f (hoặc tần số góc ω).
Dựa vào thời gian ghi trên đồ thị và pha ban đầu, vẽ lại đường tròn Fresnel để xác định góc quét tương ứng với thời gian sau đó áp dụng công thức tìm ω:
Lưu ý:
- Các đồ thị dao động điều hòa của li độ (x), vận tốc (v) và gia tốc (a) biến thiên điều hòa theo hàm số sin và cos với chu kì T.
- Các đồ thị đồng năng và thế năng biến thiên tuần hoàn theo hàm số sin và cos với chu kì T/2.
⋇ Vận dụng giải các bài tập về đồ thị, chúng ta quan sát đồ thị tìm ra các đại lượng dựa quy luật sau:
+ Tìm biên độ dao động dựa vào trục giới hạn cắt điểm nào đó trên trục tung (tìm biên độ A, ωA hoặc ω2A).
+ Tìm chu kì dao động dựa vào sự lặp lại trên trục thời gian, hoặc dựa vào khoảng thời gian gần nhất cùng pha để vật nhận giá trị nào đó.
+ Tại thời điểm t thì x = ?, v = ?, a = ? nhằm tìm được pha ban đầu φ và chu kì T. Suy ra tần số góc ω.
+ Dựa vào đường tròn và vận dụng các công thức của dao động tìm các đại lượng và các yếu tố cần tìm.
Xác định chu kì T, rồi suy ra tần số f (hoặc tần số góc ω): Thường căn cứ vào số liệu trên trục thời gian.
(Mô hình mối liên hệ giá trị của các đại lượng x, v, a, F tại các điểm đặc biệt: x = 0; x = - A; x = A)
2. Ví dụ
Ví dụ 1: Cho đồ thị của một dao động điều hòa.
a) Tính biên độ, tần số góc, chu kỳ, tần số.
b) Tính pha ban đầu của dao động.
c) Viết phương trình dao động.
d) Phương trình vận tốc.
e) Phương trình gia tốc.
f) Sau những khoảng thời gian liên tiếp bằng nhau và bằng bao nhiêu thì động năng lại bằng thế năng.
Lời giải:
a) Dựa vào đồ thị ta có: A = 10cm. Tại thời điểm t = 0; x = 5cm; x đang tăng:
x = Acosφ →
Vận dụng mối quan hệ giữa dao động điều hòa và chuyển động tròn đều:
Ta nhận xét vì x đang tăng nên ta chọn φ = -π/3
Thời gian đi từ vậy thời gian đi từ x = 5 đến x = 10 là: . Vậy: ω = 2π, f = 1Hz
b) Theo câu a ta có: φ = -π/3.
c) Phương trình dao động:
d) Phương trình vận tốc:
e) Phương trình gia tốc:
f) Động năng bằng thế năng tại các vị trí:
W = Wđ + Wt = 2Wt
Thời gian để vật đi từ đến là:
Ví dụ 2: Một vật thực hiện đồng thời dao động điều hòa cùng phương, li độ x1 và x2 phụ thuộc vào thời gian như hình vẽ. Phương trình dao động tổng hợp là:
Lời giải:
Từ đồ thị ta có:
Phương trình dao động tổng hợp ở dạng phức:
Chọn đáp án B
Câu 1. Một vật dao động điều hòa có phương trình . Đồ thị tọa độ - thời gian của vật là hình nào dưới đây?
Lời giải:
Khi t = 0, vật đang đi qua VTCB theo chiều dương.
Chu kì dao động: . Biên độ: A = 4 cm.
Chọn đáp án A
Câu 2. Cho hai dao động điều hoà, có li độ x1 và x2 như hình vẽ. Tổng tốc độ của hai dao động ở cùng một thời điểm có giá trị lớn nhất là:
A. 140π cm/s.
B. 100π cm/s.
C. 200π cm/s.
D. 280π cm/s.
Lời giải:
Cách 1: Chu kỳ dao động T = 0,1s. Tần số góc ω = 20π rad/s.
Phương trình dao động của hai vật:
Hai dao động vuông pha nhau nên vận tốc của hai vật cũng vuông pha nhau:
Khi đó: v = v1 + v2 = 200πcos(20πt + φ) cm/s. Suy ra: vmax = 200π cm/s.
Chọn đáp án C
Cách 2: Ta có:
Dao động 1 đang ở vị trí cân bằng và có li độ đang tăng:
Dao động 2 đang ở vị trí biên âm và đang tăng nên:
Nhận xét 2 dao động vuông pha nên:
Câu 3. Đồ thị li độ theo thời gian của chất điểm 1 (đường 1) và chất điểm 2 (đường 2) như hình vẽ, tốc độ cực đại của chất điểm 2 là 4π cm/s. Không kể thời điểm t = 0, thời điểm hai chất điểm có cùng li độ lần thứ 5.
A. 4s. B. 3,25s.
C. 3,75. D. 3,5s.
Lời giải:
Cách 1: Ta có:
Chu kì chất điểm 2: . Chu kì chất điểm 1: T1 = T2/2 = 1,5s
Phương trình dao động của hai chất điểm:
Hai chất điểm có cùng li độ khi:
Có hai họ nghiệm t1 = 3k1 (s) với k1 = 1, 2, 3…. Và t2 = k2 + 0,5 (s) với k2 = 0, 1, 2…
Các thời điểm x1 = x2:
Lần gặp nhau | Lúc đầu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Thời điểm t(s) | 0 | 0,5 | 1,5 | 2,5 | 3 | 3,5 | 4,5 |
Chọn đáp án D
Cách 2: Từ hình vẽ ta có: T2 = 2T1 → ω1 = 2ω2
Mặt khác:
Từ hình vẽ, lần thứ 5 (không kể thời điểm t = 0):
2,25T1 < t < 2,5T2 ↔ 3,375s < t < 3,75s.
Chọn đáp án D
Câu 4. Một vật có khối lượng m =100g, đồng thời thực hiện hai dao động điều hòa được mô tả bởi đồ thị hình vẽ. Lực hồi phục cực đại tác dụng lên vật có giá trị là:
A. 10N B. 8N
C. 6N D. 4N
Lời giải:
Từ đồ thị ta có:
Phương trình dao động của vật có đồ thị x - t (1) và vật có đồ thị x - t (2) là:
Vì x1 vuông pha x2 nên ta có dao động tổng hợp có biên độ:
Lực hồi phục cực đại tác dụng lên vật là: Fhp max = m.ω2.A2 = 0,1.(10π)2.0,12 = 10N
Chọn đáp án A
Câu 5. Có hai dao động điều hòa (1) và (2) được biểu diễn bằng hai đồ thị như hình vẽ. Đường nét đứt là của dao động (1) và đường nét liền của dao động (2). Hãy xác định độ lệch pha giữa dao động (2) với dao động (1) và chu kì của hai dao động.
Lời giải:
Lúc t = 0 dao động (1) đang đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương nên:
Lúc t = 0 dao động (2) đang đi qua vị trí theo chiều dương nên:
Độ lệch pha của hai dao động:
Chu kì: T/2 = 0,5s → T = 1s
Chọn đáp án B
Câu 6. Cho ba vật dao động điều hòa có phương trình dao động lần lượt: x1 = A1 cos(ωt + φ1); x2 = A2 cos(ωt + φ2); x3 = A3cos(ωt + φ3); Biết 3 dao động cùng phương và A1 = 3A3; φ3 – φ1 = π. Gọi x12 = x1 + x2 là dao động tổng hợp của dao động thứ nhất và dao động thứ hai; x23 = x2 + x3 là dao động tổng hợp của dao động thứ hai và dao động thứ ba. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc vào thời gian của li độ hai dao động tổng hợp trên là như hình vẽ. Giá trị của A2 gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 4,36 cm B. 4,87 cm
C. 4,18 cm D. 6,93 cm
Lời giải:
Từ đồ thị ta có: T = 2s và x12 trễ hơn x23 một góc
Phương trình của x12 và x23 là:
Ngoài ra:
(Vì x1 ngược pha với x3 và A1 > A3) Bấm máy tính ta được
Chọn đáp án B
Câu 7. Cho hai vật dao động điều hòa trên hai đường thẳng song song với trục Ox. Vị trí cân bằng của mỗi vật nằm trên đường thẳng vuông góc với ox tại O. Trong hệ trục vuông góc xov, đường (1) là đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa vận tốc và li độ của vật 1, đường (2) là đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa vận tốc và li độ của vật 2 (hình vẽ). Biết các lực kéo về cực đại tác dụng lên hai vật trong quá trình dao động là bằng nhau. Tỉ số giữa khối lượng của vật 2 với khối lượng của vật 1 là
Lời giải:
Cách 1: Nhìn vào đồ thị ta thấy: A2 = 3A1
Chọn đáp án C
Cách 2:
Từ đồ thị ta có:
Mặt khác:
Câu 8. Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của động năng Wđ của con lắc theo thời gian t. Biết t3 – t2 = 0,25 s. Giá trị của t4 – t1 là:
A. 0,54 s. B. 0,40 s.
C. 0,45 s. D. 0,50 s.
Lời giải:
Từ đồ thị ta có:
Biểu diễn các vị trí tương ứng trên hình tròn, ta thu được:
Chọn đáp án: D
Câu 9. Hai chất Hai chất điểm có khối lượng lần lượt là m1, m2 dao động điều hòa cùng phương cùng tần số. Đồ thị biểu diễn động năng của m1 và thế năng của m2 theo li độ như hình vẽ. Tỉ số m1/m2 là:
A. 2/3. B. 9/4. C. 4/9 D. 3/2.
Lời giải:
Từ đồ thị ta thấy rằng cơ năng của hai vật là như nhau: E1 = E2
Đáp án B.
Câu 10. Một con lắc lò xo treo vào một điểm cố định, ở nơi có gia tốc trọng trường g = π2 m/s2. Cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của thế năng đàn hồi Wđh của lò xo vào thời gian t. Khối lượng của con lắc gần nhất với giá trị nào sau đây
A. 0,45 kg B. 0,55 kg
C. 0,35 kg D. 0,65kg
Lời giải:
Thế năng đàn hồi của con lắc lò xo treo thẳng đứng được xác định bởi biểu thức:
+ Thế năng ở hai vị trí (1) và (2) ứng với:
+ Mặc khác, ta để rằng thời gian vật chuyển động từ (1) đến (2) ứng với nửa chu kì T/2 = 0,15 → T = 0,3s.
Chọn B
Câu 11. Động năng dao động của một con lắc lò xo được mô tả theo thế năng dao động của nó bằng đồ thị như hình vẽ. Cho biết khối lượng của vật bằng 100 g, vật dao động giữa hai vị trí cách nhau 8cm. Tần số góc của dao động là:
Lời giải:
Từ hình vẽ, ta thấy rằng W = Wtmax = 4mJ.
+ Vật dao động giữa hai vị trí cách nhau 8 cm → A = 4cm
Tần số góc của dao động:
Chọn B.
Câu 12. Hai chất điểm dao động điều hòa cùng biên độ có đồ thị biểu diễn li độ theo thời gian như hình vẽ. Tại thời điểm t = 0, hai chất điểm có cùng li độ lần đầu tiên. Tại thời điểm t = 1/3 s, hai chất điểm có cùng li độ lần thứ hai. Thời điểm hai chất điểm có cùng li độ nhưng chuyển động cùng chiều nhau lần thứ hai là
A. 1,5s. B. 2s.
C. 2,5s. D. 4s.
Lời giải:
+ Vị trí hai vật có cùng li độ, cùng chiều nhau lần thứ nhất và lần thứ hai được đánh dấu như trên hình vẽ.
+ Phương trình li độ của hai chất điểm:
+ Thời điểm hai chất điểm có cùng li độ:
+ Thời điểm hai chất điểm có cùng li độ lần thứ hai ứng với k’ = 0
+ Từ hình vẽ ta thấy t2 = 2T1 = 2s. Chọn B
Câu 13. Hai con lắc lò xo dao dộng điều hòa cùng phương, vị trí cân bằng của hai con lắc nằm trên một đường thẳng vuông góc với phương dao động của hai con lắc. Đồ thị lực phục hồi F phụ thuộc vào li độ x của hai con lắc được biểu diễn như hình bên (đường (1) nét liền đậm và đường (2) nét liền mảnh). Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Nếu cơ năng của con lắc (1) là W1 thì cơ năng của con lắc (2) là:
Lời giải:
Từ đồ thị, nếu ta chọn mỗi ô là một đơn vị thì ta có:
Ta cũng có: A1 = x1max = 4; A2 = x2max = 2.
Chọn C
Câu 14. Con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa ở nơi có gia tốc trọng trường g = π2 m/s2. Độ lớn lực đàn hồi của lò xo biến thiên theo đồ thị như hình vẽ.
Lấy π2 ≈ 10. Khối lượng của vật nhỏ bằng:
A. 100 g. B. 300 g.
C. 200 g. D. 400 g
Lời giải:
Trong quá trình dao động của vật, có thời điểm lực đàn hồi có độ lớn bằng 0 → A > Δl0 (lò xo có cả trạng thái nén và dãn)
+ Từ đồ thị, ta có
+ Ta để ý rằng, tại thời điểm t = 0 lực đàn hồi có độ lớn đang giảm,
và
→ tại t = 0 vật chuyển động qua vị trí cân bằng theo chiều âm.
→ Biểu diễn các vị trí tương ứng trên đường tròn, ta dễ dàng thu được
0,5T = 0,4 – 0,2 → T = 0,4 s → ω = 5 rad/s → Δl0 = 40 cm và A = 60 cm
Ta có:
→ Khối lượng của vật nhỏ:
Chọn C.
Câu 15. Hai con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hòa dọc theo hai đường thẳng song song kề nhau à song song với trục Ox. Hai vật nặng có cùng khối lượng. Vị trí cân bằng của hai dao động đều nằm trên một đường thẳng qua gốc tọa độ và vuông góc với trục Ox. Đồ thị (1), (2) lần lượt biểu diễn mối liên hệ giữa lực kéo về Fkv và li độ x của con lắc 1 và con lắc 2. Biết tại thời điểm t, hai con lắc cùng qua vị trí cân bằng theo cùng một chiều. Sau đó một khoảng thời gian ngắn nhất bằng ∆tmin con lắc 1 có động năng bằng W và bằng một nửa cơ năng của nó, thì thế năng của con lắc 2 khi đó có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 1,43 W. B. 2,36 W.
C. 3,75 W. D. 0,54 W.
Lời giải:
+ Từ đồ thị, ta thu được: A1 = 2cm, A2 = 1cm.
+ Vì hai con lắc cùng khối lượng và
+ Tại t = 0, hai vật đều đi qua vị trí cân bằng, sau khoảng thời gian 0,5 s vật 1 đến vị trí động năng bằng thế năng , tương ứng với góc quét ∆φ1 = 45º trong khoảng thời gian đó góc quét tương ứng của vật 2 là:
Mặt khác:
Vì E1 = 2W (con lắc 1 có động năng bằng W và bằng một nửa cơ năng của nó), nên:
E2t = 0,72.2.W = 1,44W.
Chọn A.
Câu 1: Đồ thị của một vật dao động điều hoà x = Acos(ωt + φ) có dạng như hình vẽ:
Biên độ và pha ban đầu lần lượt là
A. 4 cm; π rad
B. - 4 cm; -π/2 rad
C. 4 cm; π/2 rad
D. -4 cm; 0 rad
Câu 2: Đồ thị của một vật dao động điều hoà x= Acos(ωt + φ) có dạng như hình vẽ.
Biên độ, chu kì và pha ban đầu lần lượt là:
A. 2 cm; 12 s; π/4 rad
B. 4 cm; 0,02s; π/3 rad
C. 4 cm; 0,02 s; 5π/6 rad
D. 4 cm; 12 s; π/4 rad
Câu 3: Một chất điểm dao động điều hoà dọc theo trục Ox, với O trùng với vị trí cân bằng của chất điểm. Đường biểu diễn sự phụ thuộc li độ x chất điểm theo thời gian t cho ở hình vẽ. Phương trình vận tốc của chất điểm là:
A. v = 60πcos(10πt + π/3) cm/s
B. v = 60πcos(10πt - π/6) cm/s
C. v = 60cos(10πt + π/3) cm/s
D. v = 60cos(10πt - π/6) cm/s
Câu 4: Một vật dao động điều hoà có đồ thị vận tốc - thời gian như hình vẽ. Phương trình dao động của vật là
A. cm
B. cm
C. cm
D. cm
Câu 5: Cho đồ thị vận tốc như hình vẽ. Phương trình dao động tương ứng là:
A. x = 8cos(πt) cm
B. x = 4cos(2πt - π/2) cm
C. x = 8cos(πt - π/2) cm
D. x = 4cos(2πt + π/2) cm
Câu 6: Hình vẽ dưới biểu diễn sự phụ thuộc vận tốc dao động của một vật dao động điều hòa theo thời gian t. Phương trình của dao động điều hòa của vật là
A. x = 4cos(5πt + π/6) cm
B. x = 4cos(10πt + π/3) cm
C. x = 4cos(10πt - π/3) cm
D. x = 4cos(20πt - π/6) cm
Câu 7: Cho hình biểu diễn của vận tốc dao động của dao động điều hòa theo thời gian t có đồ thị như hình vẽ. Phương trình của dao động điều hòa của vật tương ứng là:
A. x = 4cos(10πt - π/3) cm
B. x = 4cos(5πt - π/6) cm
C. x = 4cos(5πt + π/6) cm
D. x = 4cos(10πt + π/3) cm
Câu 8: Chất điểm dao động điểu hòa trên đoạn MN = 4 cm, với chu kì T = 2s. Chọn gốc thời gian khi chất điểm có li độ x = -1 cm, đang chuyển động theo chiều dương. Phương trình dao động là:
A. x = 2cos(πt - 2π/3) cm
B. x = 4cos(πt + π/3) cm
C. x = 2cos(πt + 2π/3) cm
D. x = 2cos(4πt + 2π/3) cm
Câu 9: Một vật nhỏ dao động với x = 5cos(ωt + π/2) cm. Pha ban đầu của dao động là:
A. π
B. 0,5 π
C. 0,25 π
D. 1,5 π
Câu 10: Một vật dao động điều hòa có phương trình là x = 4cos(5πt - π/3) cm. Khẳng định nào sau đây là sai.
A. Biên độ dao động của vật là A = 4cm
B. Pha ban đầu của vật là - π/3
C. Pha ở thời điểm t của dao động là 5πt - π/3
D. Chu kì dao động là T = 2,5s.
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 12 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều