Bài tập tính số nguyên tử, phân tử, số mol, khối lượng khí (cách giải + bài tập)

Chuyên đề phương pháp giải bài tập Bài tập tính số nguyên tử, phân tử, số mol, khối lượng khí lớp 12 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Bài tập tính số nguyên tử, phân tử, số mol, khối lượng khí.

1. Phương pháp giải

• Số mol: n=mM trong đó: m là khối lượng nguyên tử, M là khối lượng mol nguyên tử

• Số nguyên tử hoặc phân tử chứa trong 1 mol của mọi chất đều có cùng một giá trị, gọi là số Avogadro: NA=6,02.1023mol1.

• Số nguyên tử (phân tử) có trong khối lượng m của một chất: N=mMNA

2. Ví dụ minh hoạ

Ví dụ 1:

a. Tính số phân tử chứa trong 0,2 kg nước.

b. Tính số phân tử chứa trong 1 kg không khí nếu như không khí có 22% là oxigen và 78% là khí nitơ.

Hướng dẫn:

a. 1 mol chất có chứa NA phân tử, n mol chất có N phân tử

Do đó: N=m.NA=mMH2O.NA=20018.6,02.10236,68.1024 phân tử

b. Số phân tố chứa trong l kg không khí:

N=22%.mMO2NA+78%.mMN2NA=mNA22%32+78%282,1.1025 phân tử.

Ví dụ 2:

a) Tính số phân tử có trong một giọt nước nặng 0,01 g.

b) Tính số phân tử thoát khỏi bề mặt chất lỏng trong một giây, cho rằng giọt nước bay hơi trong một giờ.

Hướng dẫn:

a) 0,01 g nước chứa N=mMNA=0,01186,021023=3,3451022 phân tử.

b) Số phân tử thoát ra mỗi giây: Nt=3,345.102260.60=9,3.1016 phân tử.

Ví dụ 3: Tính số mol nước trong 1 lít nước.

Hướng dẫn:

Khối lượng 1 lít nước nặng m = 1000 g.

Số mol trong 1 lít nước là: n=mM=100018=55,55 mol.

3. Bài tập tự luyện

Câu 1: Nhận xét nào sau đây về các phân tử khí lí tưởng là không đúng?

A. Có thể tích riêng không đáng kể.

B. Có lực tương tác không đáng kể khi không va chạm.

C. Có khối lượng không đáng kể.

D. Có vận tốc càng lớn khi nhiệt độ phân tử càng cao.

Đáp án đúng là A

Câu 2: Cho khối lượng của chất là m (gam), số mol của chất là n (mol) và khối lượng mol là μ (gam/mol). Biểu thức tính số mol là

A. n=m.μ.

B. n=mμ.

C. n=m+μ.

D. n=μm.

Đáp án đúng là B

Câu 3: Khối lượng mol của một chất là μ, NA là số Avogadro, m là khối lượng của một chất nào đó. Biểu thức xác định số phân tử hay nguyên tử chứa trong khối lượng m của chất đó là

A. N=μmNA.

B. N=mμNA.

C. N=μmNA.

D. N=μmNA.

m=μNNA=4.3,01.10236,02.1023=2g

Câu 7: Một bình kín chứa N = 1,505.1023 phân tử khí Oxygen. Khối lượng Oxygen chứa trong bình là

A. 4 g.                           

B. 8 g.                           

C. 16 g.                         

D. 12 g.

Hướng dẫn:

Đáp án đúng là B

m=μNNA=32.1,505.10236,02.1023=8g

Câu 8: Trộn 8 g khí O2 với 22 g khí CO2. Khối lượng của một mol hỗn hợp với cùng tỉ lệ khí như đã cho là

A. 30 g.                         

B. 40 g.                         

C. 50 g.                         

D. 60 g.

Hướng dẫn:

Đáp án đúng là B

Khối lượng hỗn hợp khi trộn 8 g khí O2 với 22 g khí CO2 là m = 30g

Số mol của hỗn hợp là: n=nO2+nCO2=832+2244=0,75mol

Khối lượng của một mol hỗn hợp với cùng tỉ lệ khí như đã cho là m=10,75.30=40g.

Câu 9: Một lượng khí khối lượng 15 g chứa 5,64.1026 phân tử. Phân tử khí này gồm các nguyên tử hydrogen và carbon. Biết một mol khí có N = 6,02.1023 phân tử. Khối lượng của nguyên tử hydrogen và carbon trong phân tử khí này là

A. 0,65 g và 14,35 g.     

B. 65 g và 14,35 g.

C. 0,65 g và 1,435 g.     

D. 65 g và 1,435 g.

Hướng dẫn:

Đáp án đúng là A

mH2+mC2=15kg=15000g2.nH2NA+24.nC2NA=15 (1)

nH2+nC2=5,64.1026 (2)

Từ (1) và (2) có: nH2=2,04.1023mH2=0,65gnC2=3,6.1023mC2=14,35g

Câu 10: Theo thuyết động học phân tử chất khí thì điều nào sau không đúng?

A. Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng, chuyển động này càng nhanh thì nhiệt độ của chất khí càng thấp.

B. Chất khí được cấu tạo từ các phân tử có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng.

C. Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử khí va chạm vào thành bình gây ra áp suất lên thành bình.

D. Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử khí va chạm vào nhau.

Đáp án đúng là A

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí 12 hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học