125 câu trắc nghiệm Sóng cơ và Sóng âm có lời giải (nâng cao - phần 2)
Với 125 câu trắc nghiệm Sóng cơ và Sóng âm (nâng cao - phần 2) có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm câu trắc nghiệm Sóng cơ và Sóng âm có lời giải (nâng cao - phần 2).
Bài 1: Trong thí nghiệm về giao thoa trên mặt nước, 2 nguồn kết hợp đồng pha có ƒ = 15 Hz, v = 30 cm/s. Với điểm N có d1, d2 nào dưới đây sẽ dao động với biên độ cực tiểu? (d1 = S1N, d2 = S2N)
A. d1 = 25 cm, d2 = 23 cm.
B. d1 = 25 cm, d2 = 21 cm.
C. d1 = 20 cm, d2 = 22 cm.
D. d1 = 20 cm, d2 = 25 cm.
Lời giải:
Đáp án: D
, với d1 = 20 cm, d2 = 25 cm ta có d2 – d1 = 5 = 2,5 λ nên N dao động với biên độ cực tiểu
Bài 2: Hai điểm A và B cách nhau 10 cm trên mặt chất lỏng dao động với phương trình uA = uB = 2cos(100πt) cm, tốc độ truyền sóng là v = 100 cm/s. Phương trình sóng tại điểm M nằm trên đường trung trực của AB là
A. uM = 4cos(100πt – πd) cm.
B. uM = 4cos(100πt + πd) cm.
C. uM = 2cos(100πt – πd) cm.
D. uM = 4cos(100πt – 2πd) cm.
Lời giải:
Đáp án: A
Bài 3: Hai mũi nhọn S1 S2 cách nhau 8 cm, gắn ở đầu một cầu rung có tần số ƒ = 100 Hz được đặt cho chạm nhẹ vào mặt một chất lỏng. Vận tốc truyền sóng trên mặt chất lỏng là v = 0,8 m/s. Gõ nhẹ cho cần rung thì 2 điểm S1S2 dao động theo phương thẳng đứng với phương trình dạng u = acos(2πƒt). Phương trình dao động của điểm M trên mặt chất lỏng cách đều S1S2 một khoảng d = 8 cm.
A. uM = 2acos(200πt – 20π).
B. uM = acos(200πt).
C. uM = 2acos(200πt).
D. uM = acos(200πt + 20π).
Lời giải:
Đáp án: A
Bài 4: Thực hiện thí nghiệm giao thoa sóng cơ trên mặt nước với hai nguồn cùng pha có tần số 10 Hz, vận tốc truyền sóng trên mặt nước là v = 50 cm/s. Hỏi tại vị trí M cách nguồn 1 một đoạn d1 = 17,5 cm và cách nguồn 2 một đoạn d2 = 25 cm, là điểm cực đại hay cực tiểu, cực đại hay cực tiểu số mấy?
A. Cực tiểu số 1 B. Cực đại số 1
C. Cực đại số 2 D. Cực tiểu 2.
Lời giải:
Đáp án: D
, s2 – s1 = 7,5 = 1,5 λ suy ra tại M là cực tiểu số 2
Bài 5: Thực hiện thí nghiệm giao thoa sóng cơ trên mặt nước với hai nguồn cùng pha có tần số là 10 Hz. M là một điểm cực đại có khoảng cách đến nguồn 1 là d1 = 25 cm và cách nguồn 2 là d2 = 35 cm. Biết giữa M và đường trung trực còn có 1 cực đại nữa. Xác định vận tốc truyền sóng trên mặt nước.
A. 50m/s B. 0,5 cm/s
C. 50 cm/s D. 50mm/s
Lời giải:
Đáp án: C
Do giữa M và đường trung trực còn có 1 cực đại nửa nên tại M là đường cực đại số 2
Suy ra d2 – d1 = 10 = 2 λ ⇒ λ = 5cm. v = λ ƒ = 5.10 = 50 cm/s
Bài 6: Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao động cùng pha với tần số 30 Hz. Tại một điểm M cách các nguồn A, B lần lượt những khoảng d1 = 21 cm, d2 = 25 cm, sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực của AB có ba dãy không dao động. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là
A. 30 cm/s B. 40 cm/s
C. 60 cm/s D. 80 cm/s
Lời giải:
Đáp án: B
Do giữa M và đường trung trực còn có 3 dãy không dao động nửa nên tại M là đường cực đại số 3
Bài 7: Tại hai điểm A nà B trên mặt nước dao động cùng tần số 16 Hz, cùng pha, cùng biên độ. Điểm M trên mặt nước dao động với biên độ cực đại với MA = 30 cm, MB = 25,5 cm, giữa M và trung trực của AB có hai dãy cực đại khác thì vận tốc truyền sóng trên mặt nước là
A. v = 36 cm/s. B. v = 24 cm/s.
C. v = 20,6 cm/s. D. v = 28,8 cm/s.
Lời giải:
Đáp án: B
Do giữa M và đường trung trực còn có 2 dãy cực đại khác nên tại M là đường cực đại số 3 Suy ra d2 – d1 = 4,5 = 3 λ ⇒ λ = 1,5cm. v = 1,5.16 = 24cm/s
Bài 8: Thực hiện giao thoa sóng trên mặt nước với 2 nguồn kết hợp A và B cùng pha, cùng tần số ƒ. Tốc truyền sóng trên mặt nước là v = 30 cm/s. Tại điểm M trên mặt nước có AM = 20 cm và BM = 15,5 cm, dao động với biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực của AB có 2 đường cong cực đại khác. Tần số dao động của 2 nguồn A và B có giá trị là
A. 20 Hz B. 13,33 Hz
C. 26,66 Hz D. 40 Hz
Lời giải:
Đáp án: A
Do giữa M và đường trung trực còn có 2 dãy cực đại khác nên tại M là đường cực đại số 3 Suy ra d2 – d1 = 4,5 = 3 λ ⇒ λ = 1,5cm.
Bài 9: Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B dao động đều hòa cùng pha với nhau và theo phương thẳng đứng. Biết tốc độ truyền sóng không đổi trong quá trình lan truyền, bước sóng do mỗi nguồn trên phát ra bằng 12cm. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm dao động với biên độ cực đai nằm trên đoạn thẳng AB là
A. 9cm. B. 12cm. C. 6cm. D. 3cm.
Lời giải:
Đáp án: C
Khoảng cách giữa hai điểm dao động với biên độ cực đại nằm trên đoạn AB cách nhau nửa bước sóng bằng 6 cm
Bài 10: Tại hai điểm M và N trong một môi trường truyền sóng có hai nguồn sóng kết hợp cùng phương và cùng pha dao động. Biết biên độ, vận tốc của sóng không đổi trong quá trình truyền, tần số của sóng bằng 40Hz và có sự giao thoa sóng trong đoạn MN. Trong đọan MN, hai điểm dao động có biên độ cực đại gần nhau nhất cách nhau 1,5cm. Vận tốc truyền sóng trong môi trường này bằng
A. 2,4 m/s. B. 1,2 m/s.
C. 0,3 m/s. D. 0,6 m/s.
Lời giải:
Đáp án: B
Bài 11: Thực hiện giao thoa cơ với 2 nguồn S1S2 cùng pha, cùng biên độ 1 cm, bước sóng λ = 20 cm thì điểm M cách S1 một khoảng 50 cm và cách S2 một khoảng 10 cm có biên độ
A. 0 B. 2 cm
C. 2√2 cm D. 2 cm
Lời giải:
Đáp án: B
Bài 12: Tại mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp S1 và S2 dao động theo phương vuông góc với mặt chất lỏng có cùng phương trình u=2cos40πt (trong đó u tính bằng cm, t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 80cm/s. Gọi M là điểm trên mặt chất lỏng cách S1,S2 lần lượt là 12cm và 9cm. Coi biên độ của sóng truyền từ hai nguồn trên đến điểm M là không đổi. Phần tử chất lỏng tại M dao động với biên độ là
A.√2 cm. B. 2√2 cm C. 4 cm. D. 2 cm.
Lời giải:
Đáp án: B
Bài 13: Ở mặt thoáng của một chất lỏng, tại hai điểm A và B cách nhau 20 cm có hai nguồn sóng dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, cùng pha, cùng biên độ và cùng tần số 50 Hz. Coi biên độ sóng không đổi khi sóng truyền đi. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 3 m/s. Trên đoạn thẳng AB, số điểm dao động có biên độ cực đại là
A. 7. B. 6. C. 8. D. 9.
Lời giải:
Đáp án: A
. Số điểm dao động với biên độ cực đại, ta có:
-AB < kλ < AB ⇔ -20 < 6k < 20 ⇔ -3,3 < k < 3,3
Suy ra trên AB có 7 cực đại.
Bài 14: Trên mặt nước nằm ngang, tại hai điểm S1, S2 cách nhau 8,2cm, người ta đặt hai nguồn sóng cơ kết hợp, dao động điều hoà theo phương thẳng đứng có tần số 15Hz và luôn dao động đồng pha. Biết vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 30cm/s, coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn S1S2 là
A. 11. B. 8. C. 5. D. 9.
Lời giải:
Đáp án: D
. Số điểm dao động với biên độ cực đại, ta có:
-AB < kλ < AB ⇔ -8,2 < 2k < 8,2 ⇔ -4,1 < k < 4,1
Suy ra trên AB có 9 cực đại.
Bài 15: Cho hai nguồn kếp hợp S1, S2 giống hệt nhau, cách nhau 5 cm, thì trên đoạn S1S2 quan sát được 9 cực đại giao thoa. Nếu giảm tần số đi hai lần thì quan sát được bao nhiêu cực đại giao thoa?
A. 5. B. 7. C. 3. D. 17.
Lời giải:
Đáp án: A
Do ban đầu có 9 cực đại nên ta có biểu thức -4,xx < k < 4,xx khi tần số giảm 2 lần thì bước sóng tăng 2 lần nên ta có -2,yy < k < 2,yy suy ra có 5 cực đại.
Bài 16: Dùng một âm thoa có tần số rung 100 Hz, người ta tạo ra tại hai điểm A, B trên mặt nước hai nguồn sóng cùng biên độ, cùng pha. Khoảng cách AB = 2 cm, tốc độ truyền pha của dao động là 20 cm/s. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn AB (không kể 2 đầu A, B) là:
A. 19. B. 20. C. 21. D. 22.
Lời giải:
Đáp án: A
. Hai nguồn cùng pha, số điểm dao động với biên độ cực đại trên AB, ta có:
-AB < kλ < AB ⇔ -2 < 0,2k < 2 ⇔ -10 < k < 10
Suy ra trên AB có 19 cực đại.
Bài 17: Ở mặt chất lỏng có hai nguồn sóng A, B cách nhau 20 cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình là uA = uB = acos50πt (t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 1,5 m/s. Trên đoạn thẳng AB, số điểm có biên độ dao động cực đại và số điểm đứng yên lần lượt là
A. 9 và 8 B. 7 và 6
C. 9 và 10 D. 7 và 8
Lời giải:
Đáp án: B
Bài 18: Ở bề mặt một chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp S1 và S2 cách nhau 20cm. Hai nguồn này dao động theo phương trẳng đứng có phương trình lần lượt là u1 = 5cos(40πt) (mm) và u2 = 5cos(40πt + π) (mm). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 80cm/s. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn thẳng S1S2 (không tính 2 nguồn nếu có) là:
A. 11. B. 9. C. 10. D. 8.
Lời giải:
Đáp án: C
. Hai nguồn ngược pha, nên điểm dao động với biên độ cực đại phải thỏa mãn: d2 – d1 = (k + 0,5)λ.
Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn thẳng S1S2 thỏa mãn điều kiện:
-AB < (k + 0,5)λ < AB ⇔ -20 < 4(k + 0,5) < 20 ⇔ -5,5 < k < 4,5
Suy ra trên S1S2 có 10 cực đại.
Bài 19: Tại hai điểm A và B cách nhau 10 cm trên mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng dao động theo phương thẳng đứng với các phương trình lần lượt là u1 = 0,2cos(50πt) cm và u2 = 0,2cos(50πt + π) cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là v = 0,5 m/s. Xác định số điểm có biên độ dao động cực đại trên đoạn thẳng AB (không tính A và B).
A. 11. B. 13. C. 21. D. 10.
Lời giải:
Đáp án: D
. Hai nguồn ngược pha, nên điểm dao động với biên độ cực đại phải thỏa mãn: d2 – d1 = (k + 0,5)λ.
Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn thẳng AB thỏa mãn điều kiện:
-AB < (k + 0,5)λ < AB ⇔ -10 < 2(k + 0,5) < 10 ⇔ -5,5 < k < 4,5
Suy ra trên AB có 10 cực đại.
Bài 20: Dùng một âm thoa có tần số rung ƒ = 100 Hz tạo ra tại hai điểm S1, S2 trên mặt nước hai nguồn sóng cùng biên độ, ngược pha. Khoảng cách giữa nguồn S1, S2 là 21,5 cm. Kết quả tạo ra những gợn sóng dạng hyperbol, khoảng cách ngắn nhất giữa hai gợn lồi liên tiếp là 2cm. Số gợn lồi và lõm xuất hiện giữa hai điểm S1S2 là
A. 10 và 11 B. 9 và 10
C. 11 và 12 D. 11 và 10
Lời giải:
Đáp án: A
Ta có: khoảng cách ngắn nhất giữa hai gợn lồi liên tiếp là 2cm → λ/2 = 2 → λ = 4cm
Hai nguồn ngược pha, nên điểm dao động với biên độ cực đại phải thỏa mãn: d2 – d1 = (k + 0,5)λ.
Điểm dao động với biên độ cực tiểu thỏa mãn: d2 – d1 = k.λ
Số gợn lồi và lõm xuất hiện giữa hai điểm S1S2 là:
Bài 21: Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 20cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uA = 2cos40πt và uB = 2cos(40πt + π) (uA và uB tính bằng mm, t tính bằng s). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30 cm/s. Xét hình vuông AMNB thuộc mặt thoáng chất lỏng. Số điểm dao động với biên độ cực tiểu trên đoạn BM (không tính điểm B nếu có) là
A. 19. B. 18. C. 20. D. 17.
Lời giải:
Đáp án: A
λ = v/ƒ = 1,5cm
Hai nguồn ngược pha nên điểm dao động với biên độ cực tiểu thỏa mãn: d2 – d1 = k.λ
Số điểm dao động với biên độ cực tiểu trên đoạn MB, thỏa mãn:
MA – MB ≤ kλ < BA – BB ⇔ 20 – 20√2 ≤ 1,5k < 20
⇔ -5,5 ≤ k < 13,3 có 19 cực đại
Bài 22: Trên mặt chất lỏng có hai nguồn kết hợp, dao động cùng pha theo phương thẳng đứng tại hai điểm A và B cách nhau 4 cm. Biết bước sóng là 0,2 cm. Xét hình vuông ABCD, số điểm có biên độ cực đại nằm trên đoạn CD là
A. 15 B. 17 C. 41 D. 39
Lời giải:
Đáp án: B
Hai nguồn đồng pha nên điểm dao động với biên độ cực đại thỏa mãn: d2 – d1 = k.λ
Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn CD thỏa mãn:
DA – DB ≤ kλ ≤ CA - CB ⇔ 4 – 4√2 ≤ 0,2k ≤ 4√2 – 4
⇔ -8,3 ≤ k < 8,3 có 17 cực đại
Bài 23: Trong thí nghiệm giao thoa sóng nước, hai viên bi nhỏ S1, S2 gắn ở cần rung cách nhau 2cm và chạm nhẹ vào mặt nước. Khi cần rung dao động cùng pha theo phương thẳng đứng với tần số ƒ = 100 Hz thì tạo ra sóng truyền trên mặt nước với vận tốc v = 60 cm/s. Một điểm M nằm trong miền giao thoa và cách S1, S2 các khoảng d1 = 2,4 cm, d2 = 1,2 cm. Xác định số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn MS1.
A. 7 B. 5 C. 6 D. 8
Lời giải:
Đáp án: C
Điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn MS1 thỏa mãn:
S1S1 – S1S2 < kλ ≤ MS1 – MS2 ⇔ -2 < 0,6k ≤ 1,2 ⇔ -3,3 < k ≤ 2 có 6 cực đại trên MS1
Bài 24: Trong thí nghiệm giao thoa trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A và B có AB = 10 cm dao động cùng pha với tần số ƒ = 20 Hz. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 30 cm/s. Một đường tròn có tâm tại trung điểm O của AB, nằm trong mặt phẳng chứa các vân giao thoa, bán kính 3 cm. Số điểm dao động cực đại trên đường tròn là
A. 9. B. 14. C. 16. D. 18.
Lời giải:
Đáp án: C
Số điểm dao động cực đại trên đoạn CD thỏa mãn:
CA – CB ≤ 1,5k ≤ DA – DB ⇔ -6 ≤ 1,5k ≤ 6 ⇔ -4 ≤ k ≤ 4
→ có 9 cực đại trên CD.
Số cực đại trên đường tròn tâm O là 7.2 + 2 = 16
Bài 25: Ở mặt chất lỏng có hai nguồn sóng cùng pha S1, S2 cách nhau 10cm có biên độ dao động lần lượt là 2 cm và 3 cm, tạo ra sóng kết hợp với bước sóng 2 cm. Trên đường nối S1S2 số điểm dao động với biên độ √13 cm là
A. 22. B. 36. C. 18. D. 20.
Lời giải:
Đáp án: D
Độ lệch pha của hai sóng kết hợp
Trên đường nối S1S2 số điểm dao động với biên độ √13cm thỏa mãn:
-AB < d1 – d2 < AB ⇒ -10,5 < k < 9,5
Suy ra có 20 điểm
Bài 26: Hai nguồn sóng kết hợp A và B dao động cùng pha, v = 50 cm/s; ƒ = 20 Hz và AB = 18,8 cm. Điểm dao động với biên độ cực đại trên AB cách A một khoảng lớn nhất bằng
A. 18,25 cm. B. 18,15 cm.
C. 18,75 cm. D. 18,48 cm
Lời giải:
Đáp án: B
M là điểm dao động với biên độ cực đại nằm trên AB và xa A nhất nên M nằm gần B nhất, ta có nên M nằm trên cực đại số 7.
→ MA – MB = 7λ
Mặt khác M thuộc AB nên MA + MB = AB = 18,8cm
Bài 27: Hai nguồn sóng kết hợp A và B dao động cùng pha, v = 45 cm/s; ƒ = 30 Hz và AB = 17 cm. Điểm dao động với biên độ cực tiểu trên AB cách B một khoảng gần nhất bằng
A. 0,525 cm. B. 0,625 cm.
C. 0,375 cm. D. 0,575 cm
Lời giải:
Đáp án: B
λ = v/ƒ = 1,5cm
M là điểm dao động với biên độ cực tiểu nằm trên AB và gần B nhất nên M xa A nhất, ta có nên M nằm trên cực tiểu số 11.
→ MA – MB = (10 + 0,5)λ = 10,5λ
M thuộc AB nên MA + MB = 17cm
→ BM = (17 – 10,5 λ ):2 = 0,625cm
Bài 28: Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 12 cm dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uA = uB = 4cos100πt (u tính bằng mm, t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 80 cm/s, coi biên độ sóng không đổi khi sóng truyền đi. Xét điểm M ở mặt chất lỏng, nằm trên đường trung trực của AB mà phần tử chất lỏng tại đó dao động cùng pha với nguồn A. Khoảng cách MA nhỏ nhất là
A. 6,4 cm B. 8,0 cm C. 5,6 cm D. 7,0 cm
Lời giải:
Đáp án: A
. M cùng pha với nguồn A nên MA = d = kλ (được rút ra từ phương trình sóng tại M với d1 = d2 = d)
Ta có điều kiện MA > AO = AB/2 nên
MA nhỏ nhất nên chọn k = 4
MA = 4.1,6 = 6,4 cm
Bài 29: Ở mặt chất lỏng có hai nguồn sóng A, B cách nhau 18 cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình là uA = uB = acos50πt (với t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng của mặt chất lỏng là 50 cm/s. Gọi O là trung điểm của AB, điểm M ở mặt chất lỏng nằm trên đường trung trực của AB và gần O nhất sao cho phần tử chất lỏng tại M dao động cùng pha với phần tử chất lỏng tại O. Khoảng cách MO là
A. 10cm. B. 2√10 cm. C. 2√2 cm. D. 2 cm.
Lời giải:
Đáp án: B
, từ phương trình sóng tại M và O ta có điều kiện để M và O đồng pha là:
M gần O nhất nên k = 1, ta có
Bài 30: Trong hiện tượng giao thoa sóng nước, hai nguồn dao động theo phương vuông góc với mặt nước, cùng biên độ, cùng pha, cùng tần số 50 Hz được đặt tại hai điểm S1 và S2 cách nhau 10cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 75 cm/s. Xét các điểm trên mặt nước thuộc đường tròn tâm S1, bán kính S1S2, điểm mà phần tử tại đó dao động với biên độ cực đại cách điểm S2 một đoạn ngắn nhất bằng
A. 85 mm. B. 15 mm. C. 10 mm. D. 89 mm.
Lời giải:
Đáp án: C
, M gần S2 nhất nên M nằm trên đường cực đại số 6
Ta có MA – MB = 6 λ ⇒ MB = MA - 6 λ = 10 - 6.1,5 = 1cm = 10mm
Bài 31: Tại mặt nước, hai nguồn kết hợp được đặt tại hai điểm A và B cách nhau 68mm, dao động điều hòa, cùng cùng tần số, cùng pha theo phương vuông góc với mặt nước. Trên AB, hai phần tử nước dao động với biên độ cực đại có vị trí cân bằng cách nhau một đoạn ngắn nhất là 10mm. Điểm C là vị trí cân bằng của phần tử ở mặt nước sao cho AC BC. Phần tử nước ở C dao động với biên độ cực đại. Khoảng cách BC lớn nhất bằng:
A. 37,6 mm B. 67,6 mm
C. 64 mm D. 68,5 mm
Lời giải:
Đáp án: B
, BC lớn nhất khi C nằm trên cực đại số 3 và gần A nhất
Bài 32: Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 13 cm, dao động cùng pha với bước sóng phát ra là 1,2 cm. M là điểm dao động với biên độ cực đại trên đường thẳng By vuông góc với AB tại B. M cách A một khoảng lớn nhất bằng
A. 159,4 cm. B. 141,13 cm.
C. 71 cm. D. 114,6 cm.
Lời giải:
Đáp án: C
Để MA lớn nhất thì M nằm trên đường cực đại số 1, ta có
Bài 33: Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 13 cm, dao động cùng pha với bước sóng phát ra là 1,2 cm. M là điểm dao động với biên độ cực đại trên đường thẳng By vuông góc với AB tại B. M cách A một khoảng nhỏ nhất bằng
A. 15,406 cm. B. 11,103 cm.
C. 14,106 cm. D. 13cm.
Lời giải:
Đáp án: D
, Để MA nhỏ nhất thì M nằm trên đường cực đại lớn nhất số 10, ta có
Bài 34: Tại mặt chất lỏng nằm ngang có hai nguồn sóng A, B cách nhau 24 cm, dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với cùng phươn trình u = Acosωt. Ở mặt chất lỏng, gọi d là đường vuông góc đi qua trung điểm O của đoạn AB. M là điểm thuộc d mà phần tử sóng tại M dao động cùng pha với phần tử sóng tại O, đoạn OM ngắn nhất là 9 cm. Số điểm cực tiểu giao thoa trên đoạn AB là
A.18 B. 16 C. 20 D. 14
Lời giải:
Đáp án: B
, M cùng pha với O nên
M gần O nhất nên k = 1, ta có
Số điểm cực tiểu trên AB: -AB < (k + 0,5) λ < AB ⇔ -24 < 3(k + 0,5) < 24 ⇔ -8,5 < k < 7,5 suy ra có 16 cực tiểu trên AB
Bài 35: Quan sát sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, người ta đo được khoảng cách giữa 5 nút sóng liên tiếp là 100 cm. Biết tần số của sóng truyền trên dây bằng 100 Hz, vận tốc truyền sóng trên dây là:
A. 50m/s B.100m/s C.25m/s D. 75m/s
Lời giải:
Đáp án: A
Khoảng cách giữa 2 nút sóng liên tiếp là λ/2
→ khoảng cách giữa 5 nút sóng liên tiếp là 4.λ/2 →
→ v = λƒ = 50.100 = 5000 cm/s = 50 m/s
Bài 36: Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng. Biết khoảng cách ngắn nhất giữa một nút sóng và vị trí cân bằng của một bụng sóng là 0,25m. Sóng truyền trên dây với bước sóng là
A. 0,5 m. B. 1,5 m. C. 1,0 m. D. 2,0 m.
Lời giải:
Đáp án: C
Khoảng cách ngắn nhất giữa một nút sóng và vị trí cân bằng của một bụng sóng là λ/4
Bài 37: Một sợi dây đàn hồi có độ dài AB = 80cm, đầu B giữ cố định, đầu A gắn với cần rung dao động điều hòa với tần số 50Hz theo phương vuông góc với AB. Trên dây có một sóng dừng với 4 bụng sóng, coi A và B là nút sóng. Vận tốc truyền sóng trên dây là
A. 10m/s. B. 5m/s. C. 20m/s. D. 40m/s.
Lời giải:
Đáp án: C
Bài 38: Trên một sợi dây cố định dài 0,9 m có sóng dừng. Kể cả hai nút ở hai đầu dây thì trên dây có 10 nút sóng. Biết vận tốc truyền sóng truyền trên dây là 40m/s. Sóng truyền trên dây có tần số
A. 100 Hz B. 200 Hz C. 300 Hzs D. 400 Hz
Lời giải:
Đáp án: B
Bài 39: Một sợi dây sắt dài 120 cm căng ngang, có hai đầu cố định. Ở phía trên, gần sợi dây có một nam châm điện được nuôi bằng nguồn điện xoay chiều có tần số 50 Hz. Trên dây xuất hiện sóng dừng với 2 bụng sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là
A. 120 m/s B. 60 m/s
C. 180 m/s D. 240 m/s
Lời giải:
Đáp án: A
Nguồn điện xoay chiều có tần số 50 Hz nên trong 1 chu kỳ sợi dây sắt bị hút và thả 2 lần → dây dao động với tần số ƒ = 2.50 = 100Hz → tần số sóng trên dây là 100 Hz
Bài 40: Một sợi dây sắt dài 1,2 m căng ngang, có hai đầu cố định. Ở phía trên, gần sợi dây có một nam châm điện được nuôi bằng nguồn điện xoay chiều. Cho dòng điện qua nam châm thì trên dây xuất hiện sóng dừng với 6 bụng sóng. Nếu tốc độ truyền sóng trên dây là 20m/s thì tần số của dòng điện xoay chiều là
A. 50 Hz B. 100 Hz C. 60 Hz D. 25 Hz
Lời giải:
Đáp án: D
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 12 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:
- 125 câu trắc nghiệm Sóng cơ và Sóng âm có lời giải (cơ bản - phần 1)
- 125 câu trắc nghiệm Sóng cơ và Sóng âm có lời giải (cơ bản - phần 2)
- 125 câu trắc nghiệm Sóng cơ và Sóng âm có lời giải (cơ bản - phần 3)
- 125 câu trắc nghiệm Sóng cơ và Sóng âm có lời giải (nâng cao - phần 1)
- 125 câu trắc nghiệm Sóng cơ và Sóng âm có lời giải (nâng cao - phần 3)
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều