125 câu trắc nghiệm Hạt nhân nguyên tử có lời giải (cơ bản - phần 4)
Với 125 câu trắc nghiệm Hạt nhân nguyên tử (cơ bản - phần 4) có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm câu trắc nghiệm Hạt nhân nguyên tử có lời giải (cơ bản - phần 4).
Bài 96: Đặc điểm nào sau đây là một trong các đặc điểm khác nhau giữa sự phân hạch và sự phóng xạ
A. Sự phân hạch là phản ứng hạt nhân có điều khiển còn sự phóng xạ có tính tự phát và không điều khiển được
B. Sự phân hạch là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng còn sự phòng xạ là phản ứng hạt nhân thu năng lượng
C. Sản phẩm của phản ứng hạt nhân có tính ngẫu nhiên còn sản phẩm của sự phóng xạ đã biết trước
D. Trong quá trình phân hạch động lượng được bảo toàn còn trong quá trình phóng xạ thì động lượng thay đổi
Lời giải:
Đáp án: C
HD Giải: A. Sai vì có những phản ứng phân hạch không điều khiển được. Ví dụ như bom nguyên tử
B. Sai vì sự phóng xạ cũng có thể là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng
C. Đúng vì sản phẩm của phản ứng hạt nhân có tính ngẫu nhiên còn sản phẩm của sự phóng xạ đã biết trước
D. Sai vì đều là phản ứng hạt nhân nên động lượng luôn được bảo toàn
Bài 97: Tìm phát biểu sai:
A. Với cùng lượng chất tham gia phản ứng thì năng lượng nhiệt hạch tỏa ra ít năng lượng phân hạch.
B. Một phản ứng phân hạch thường tỏa nhiều năng lượng hơn một phản ứng nhiệt hạch.
C. Phân hạch là phản ứng phân chia hạt nhân và có tính chất dây truyền.
D. Nhiệt hạch là phản ứng kết hợp hạt nhân trong điều kiện phải có nhiệt độ cực lớn áp suất cực cao.
Lời giải:
Đáp án: A
HD Giải: Trung bình một phản ứng nhiệt hạch cho năng lượng 4-15 MeV nhỏ hơn năng lượng của 1 phẩn ứng phân hạch (khoảng 200MeV) nhưng do số khối của các hạt nhân trong phản ứng nhiệt hạch trung bình là dưới 10, nhỏ hơn nhiều so với hạt nhân trong phân hạch, nên với cùng lượng chất tham gia phản ứng thì năng lượng nhiệt hạch tỏa ra nhiều hơn so với phân hạch.
Bài 98: Phát biểu nào sau đây về hiện tượng phóng xạ là đúng?
A. Nhiệt độ càng cao thì sự phóng xạ xảy ra càng mạnh.
B. Khi được kích thích bởi các bức xạ có bước sóng cực ngắn (tia X, tia γ ), sự phóng xạ xảy ra càng nhanh.
C. Các tia phóng xạ (α, β ) đều bị lệch trong điện trường hoặc từ trường.
D. Hiện tượng phóng xạ xảy ra có mức độ nhanh hay chậm phụ còn thuộc vào các tác động lí hoá bên ngoài.
Lời giải:
Đáp án: C
HD Giải: Phóng xạ là hiện tượng hạt nhân nguyên tử của một số nguyên tố (kém bền vững) tự phóng ra các bức xạ rồi biến đổi thành hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố khác (bền vững hơn). Các kết quả nghiên cứu cho thấy quá trình phóng xạ chỉ do các nguyên nhân bên trong gây ra và hoàn toàn không chịu tác dộng của các yếu tố ben ngoài như nhiệt độ, áp suất. Các tia phóng xạ (α, β ) đều mang điện nên bị lệch trong điện trường hoặc từ trường.
Bài 99: Chọn câu sai:
A. Độ phóng xạ đặc trưng cho chất phóng xạ.
B. Chu kỳ bán rã đặc trưng cho chất phóng xạ.
C. Hằng số phóng xạ đặc trưng cho chất phóng xạ.
D. Hằng số phóng xạ và chu kỳ bán rã của chất phóng xạ tỉ lệ nghịch với nhau.
Lời giải:
Đáp án: A
HD Giải: Độ phóng xạ: (H = λ.N) Là đại lượng đặc trưng cho tính phóng xạ mạnh hay yếu của một lượng - chất phóng xạ, nó phụ thuộc vào cả loại chất phóng xạ (λ) và lượng chất phóng xạ (N), được đo bằng: số phân rã/1s
Bài 100: Chọn phát biểu đúng.
A. Độ phóng xạ chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất phóng xạ.
B. Độ phóng xạ càng lớn nếu khối lượng chất phóng xạ càng lớn.
C. Có thể thay đổi độ phóng xạ bằng cách thay đổi các yếu tố lý, hoá của môi trường bao quanh chất phóng xạ.
D. Chỉ có chu kì bán rã ảnh hường đến độ phóng xạ.
Lời giải:
Đáp án: B
HD Giải: (H = λ.N) nó phụ thuộc vào cả loại chất phóng xạ (λ) và lượng chất phóng xạ (N). Quá trình phóng xạ chỉ do các nguyên nhân bên trong gây ra và hoàn toàn không chịu tác dộng của các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, áp suất nên không thể thay đổi độ phóng xạ bằng cách thay đổi các yếu tố lý, hoá của môi trường bao quanh chất phóng xạ
Bài 101: Nhận xét nào đúng về quá trình phóng xạ của một chất.
A. Độ phóng xạ một chất tỷ lệ với số hạt đã bị phân rã.
B. Độ phóng xạ một chất tỷ lệ với số hạt đã bị phân rã và thời gian phân rã.
C. Độ phóng xạ của một chất tỷ lệ với số hạt còn lại chưa bị phân rã.
D. Độ phóng xạ một chất tỷ lệ với chu kì bán rã.
Lời giải:
Đáp án: A
HD Giải: Độ phóng xạ một chất được xác định bằng số hạt nhân bị phân rã trong một dơn vị thời gian. Do vậy A đúng nhất trong 4 đáp án.
Bài 102: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Số hạt nhân của một lượng chất phóng xạ giảm dần theo thời gian.
B. Hằng số phóng xạ của chất phóng xạ không đổi theo thời gian.
C. Sự phóng xạ của các chất không chịu ảnh hưởng của môi trường.
D. Chu kỳ bán rã của chất phóng xạ giảm dần theo thời gian.
Lời giải:
Đáp án: D
HD Giải: Chu kỳ bán rã T của một chất phóng xạ là thời gian sau đó số hạt nhân của lượng chất ấy chỉ còn bằng 1/2 số hạt nhân ban đầu N0. T đặc trưng cho chất phóng xạ, nó không phụ thuộc vào các tác động bên ngoài (nhiệt độ, áp suất, độ ẩm và lượng chất phóng xạ nhiều hay ít) mà chỉ phụ thuộc loại chất phóng xạ (nhưng nếu dùng các bức xạ mạnh gamma hay tia X chiếu vào chất phóng xạ thì sự phóng xạ có thể thay đổi mà thường là làm tăng tốc độ phóng xạ).
Bài 103: Phát biểu nào sao đây là sai khi nói về độ phóng xạ (hoạt độ phóng xạ)?
A. Độ phóng xạ là đại lượng đặc trưng cho tính phóng xạ mạnh hay yếu của một lượng chất phóng xạ.
B. Đơn vị đo độ phóng xạ là becơren.
C. Với mỗi lượng chất phóng xạ xác định thì độ phóng xạ tỉ lệ với số nguyên tử của lượng chất đó.
D. Độ phóng xạ của một lượng chất phóng xạ phụ thuộc nhiệt độ của lượng chất đó.
Lời giải:
Đáp án: D
HD Giải: Độ phóng xạ phụ thuộc vào cả loại chất phóng xạ (λ) và lượng chất phóng xạ (N), không phụ thuộc vào nhiệt độ, được đo bằng: số phân rã/1s hoặc Becơren (Bq)); H = H0.2-t/T H0.e-λt = λ.N (H0 = λ.N0 là độ phóng xạ ban đầu, 1Bq = 1 phân rã/giây)
.Bài 104: Sự phóng xạ và phản ứng nhiệt hạch giống nhau ở điểm nào sau đây?
A. Tổng khối lượng của các hạt sau phản ứng lớn hơn tổng khối lượng của các hạt trước phản ứng
B. Tổng độ hụt khối của các hạt sau phản ứng lớn hơn tổng độ hụt khối của các hạt trước phản ứng
C. Để các phản ứng đó xảy ra thì đều phải cần nhiệt độ rất cao
D. Đều là các phản ứng hạt nhân xảy ra một cách tự phát không chịu tác động bên ngoài
Lời giải:
Đáp án: B
HD Giải: Phóng xạ và nhiệt hạch đều là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng nên tổng độ hụt khối của các hạt sau phản ứng lớn hơn tổng độ hụt khối của các hạt trước phản ứng
Bài 105: Chu kỳ bán rã của một chất phóng xạ là thời gian sau đó:
A. Hiện tượng phóng xạ lặp lại như cũ.
B. 1/2 số hạt nhân của lượng phóng xạ bị phân rã.
C. 1/2 hạt nhân phóng xạ bị phân rã.
D. Khối lượng chất phóng xạ tăng lên 2 lần.
Lời giải:
Đáp án: B
HD Giải: Chu kỳ bán rã T của một chất phóng xạ là thời gian sau đó số hạt nhân của lượng chất ấy chỉ còn bằng 1/2 số hạt nhân ban đầu N0.
Bài 106: Biểu thức nào sau đây là biểu thức của định luật phóng xạ
A. N(t) = N0.e-λt
B. N(t)=N0.e-λt/T
C. N(t)=N0.e-Tt/λ
D. N(t)= N0.e-T.t
Lời giải:
Đáp án: A
HD Giải: Số nguyên tử chất phóng xạ còn lại sau thời gian t: N(t)=N02-t/T=N0.e-λt
Bài 107: Một chất phóng xạ có hằng số phóng xạ λ. Ở thời điểm ban đầu có N0 hạt nhân. Số hạt nhân bị phân rã sau thời gian t là :
A. N0.e-λt .
B. N0(1 – λt).
C. N0(1 - eλt ).
D. N0(1 – e-λt ).
Lời giải:
Đáp án: D
HD Giải: Ở thời điểm ban đầu có N0 hạt nhân. Số hạt nhân còn lại sau thời gian t là : N = N0.e-λt . Số hạt nhân bị phân rã sau thời gian t là : Nt = N0 – N = N0(1 – e-λt ).
Bài 108: Chọn phát biểu đúng về chu kì bán rã T của chất phóng xạ
A. Sau mỗi khoảng thời gian T số lượng hạt nhân chất phóng xạ chỉ còn lại một nửa hay nói khác đi 50% lượng chất phóng xạ đã bị phân rã và biến đổi thành chất khác
B. Lúc ban đầu có N0 hạt nhân chất phóng xạ thì sau thời gian nT (n = 1,2,3…) số hạt nhân chất đó còn lại N0/2n
C. Chu kì bán rã của các chất là như nhau với cùng một loại phân rã phóng xạ
D. Chu kì bán rã Tα của các chất phóng xạ thì lớn hơn chu kì bán rã Tβ của các chất phóng xạ β.
Lời giải:
Đáp án: A
HD Giải: Chu kỳ bán rã T của một chất phóng xạ là thời gian sau đó số hạt nhân của lượng chất ấy chỉ còn bằng 1/2 số hạt nhân ban đầu N0.
Bài 109: Khối lượng của một chất phóng xạ cũng biến thiên theo thời gian và được biểu diễn bằng biểu thức sau
A.
B.
C.
D.
Lời giải:
Đáp án: B
HD Giải:
Bài 110: Biểu thức liên hệ giữa hằng số phóng xạ λ và chu kì bán rã T của một chất phóng xạ là
A. λ = 1/T
B. λ =ln2/T
C. λ =T/ln2
D. λ =lg2/T
Lời giải:
Đáp án: B
HD Giải: Biểu thức liên hệ giữa hằng số phóng xạ λ và chu kì bán rã T là : λ =ln2/T
Bài 111: Biểu thức biểu diễn độ phóng xạ của một chất phóng xạ là
A.
B.
C.
D.
Lời giải:
Đáp án: A
HD Giải: Độ phóng xạ phụ thuộc vào cả loại chất phóng xạ (λ) và lượng chất phóng xạ (N), không phụ thuộc vào nhiệt độ, được đo bằng: số phân rã/1s hoặc Becơren (Bq)); H = H0.2-t/T = H0.e-λt = λ.N (H0 = λ.N0 là độ phóng xạ ban đầu, 1Bq = 1 phân rã/giây)
Bài 112: Độ phóng xạ ban đầu được xác định
A. H0 = λN0 B. H0 = N0/λ C. H0 = λ/N0 D. H0 = λN
Lời giải:
Đáp án: A
HD Giải: H = H0.2-t/T = H0.e-λt = λ.N (H0 = λ.N0 là độ phóng xạ ban đầu)
Bài 113: Tìm phát biểu sai về đơn vị độ phóng xạ H
A. Becơren (Bq) là đơn vị đo độ phóng xạ bằng một phân rã trong mỗi giây.
B. Đơn vị becơren nhỏ, ta dùng đơn vị curi (Ci) xấp xỉ bằng độ phóng xạ của một gam chất rađi
C. 1Ci = 37.1010 Bq
D. Người ta dùng các ước của curi: 1mCi = 10-3Ci ; 1μCi = 10-6 Ci và 1pCi = 10-12 Ci
Lời giải:
Đáp án: C
HD Giải: 1Ci = 3,7.1010 Bq
Bài 114: Trong quá trình phóng xạ, ta có kết luận:
A. Trong các khoảng bằng nhau liên tiếp, số hạt nhân phóng xạ giảm dần theo cấp số nhân.
B. Trong các khoảng thời gian liên tiếp tăng dần theo cấp số nhân, số hạt nhân bị phóng xạ giảm dần theo cấp số nhân.
C. Sau mỗi khoảng thời gian bằng nhau liên tiếp, số hạt chất phóng xạ còn lại bị giảm dần theo cấp số cộng.
D. Trong các khoảng thời gian liên tiếp tăng dần theo cấp số nhân, số hạt bị phóng xạ là như nhau.
Lời giải:
Đáp án: A
HD Giải: Trong quá trình phóng xạ, ta có kết luận: Từ định luật phóng xạ ta thấy trong các khoảng bằng nhau liên tiếp, số hạt nhân phóng xạ giảm dần theo cấp số nhân.
Bài 115: Cho phản ứng hạt nhân: A → B + C. Biết hạt nhân mẹ A ban đầu đứng yên. Kết luận nào sau đây về hướng và trị số của tốc độ các hạt sau phản ứng là đúng?
A. Cùng phương, cùng chiều, độ lớn tỉ lệ nghịch với khối lượng.
B. Cùng phương, ngược chiều, độ lớn tỉ lệ nghịch với khối lượng.
C. Cùng phương, cùng chiều, độ lớn tỉ lệ với khối lượng.
D. Cùng phương, ngược chiều, độ lớn tỉ lệ với khối lượng.
Lời giải:
Đáp án: B
HD Giải: Áp dụng định luật bảo toàn động lượng ta có:
hay
⇒ Các hạt B, C chuyển động cùng phương ngược chiều có tốc độ v và động năng K tỉ lệ nghịch với khối lượng.
Bài 116: Một hạt nhân X đứng yên, phóng xạ α và biến thành hạt nhân Y. Gọi m1 và m2, v1 và v2, K1 và K2 tương ứng là khối lượng, tốc độ, động năng của hạt α và hạt nhân Y. Hệ thức nào sau đây là đúng
A.
B.
C.
D.
Lời giải:
Đáp án: C
HD Giải: Áp dụng định luật bảo toàn động lượng ta có:
hay
Bài 117: Hạt nhân A đang đứng yên thì phân rã thành hạt nhân B có khối lượng mB và hạt α có khối lượng mα. Tỉ số giữa động năng của hạt nhân B và động năng của hạt α ngay sau phân rã bằng
A. mα/mB
B. (mB/mα)2
C. mB/mα
D. (mα/mB)2
Lời giải:
Đáp án: A
HD Giải: Các hạt B, α chuyển động cùng phương ngược chiều có tốc độ v và động năng K tỉ lệ nghịch với khối lượng.
Bài 118: Hạt nhân Po đang đứng yên thì phóng xạ α, ngay sau phóng xạ đó, động năng của hạt α
A. lớn hơn động năng của hạt nhân con.
B. chỉ có thể nhỏ hơn hoặc bằng động năng của hạt nhân con.
C. bằng động năng của hạt nhân con.
D. nhỏ hơn động năng của hạt nhân con
Lời giải:
Đáp án: A
HD Giải:
Các hạt Pb, α chuyển động cùng phương ngược chiều có tốc độ v và động năng K tỉ lệ nghịch với khối lượng: nên động năng của hạt α lớn hơn động năng của hạt nhân con
Bài 119: Chọn câu Đúng. Phản ứng nhiệt hạch là phản ứng hạt nhân
A. toả ra một nhiệt lượng lớn.
B. cần một nhiệt độ cao mới thực hiện được.
C. hấp thụ một nhiệt lượng lớn.
D. trong đó, hạt nhân của các nguyên tử bị nung nóng chảy thành các nuclon.
Lời giải:
Đáp án: B
HD Giải: Phản ứng nhiệt hạch là phản ứng kết hợp hai hạt nhân rất nhẹ thành hạt nhân nặng hơn. Các phản ứng nhiệt hạch chỉ xảy ra ở nhiệt độ rất cao, khoảng 50 đến 100 triệu độ vì chỉ ở nhiệt độ cao các hạt nhân nhẹ mới thu được động năng đủ lớn thắng được lực đẩy Culông tiến lại gần nhau đến mức lực hạt nhân tác dụng kết hợp chúng lại
Bài 120: Chọn phương án Đúng. Phản ứng nhiệt hạch và phản ứng phân hạch là hai phản ứng hạt nhân trái ngược nhau vì
A. một phản ứng toả, một phản ứng thu năng lượng.
B. một phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thấp, phản ứng kia xảy ra ở nhiệt độ cao.
C. một phản ứng là tổng hợp hai hạt nhân nhẹ thành hạt nhân nặng hơn, phản ứng kia là sự phá vỡ một hạt nhân nặng thành hai hạt nhân nhẹ hơn.
D. một phản ứng diễn biến chậm, phản kia rất nhanh.
Lời giải:
Đáp án: C
HD Giải: Phản ứng nhiệt hạch là phản ứng kết hợp hai hạt nhân rất nhẹ thành hạt nhân nặng hơn, còn phản ứng phân hạch là sự phá vỡ một hạt nhân nặng thành hai hạt nhân nhẹ hơn.
Bài 121: Chọn câu Đúng.
A. Phản ứng nhiệt hạch là phản ứng kết hợp hai hạt nhân nhẹ thành hạt nhân nặng hơn.
B. Phản ứng chỉ xảy ra ở nhiệt độ rất cao (hàng trăm triệu độ) nên gọi là phản ứng nhiệt hạch.
C. Xét năng lượng toả ra trên một đơn vị khối lượng thì phản ứng nhiệt hạch toả ra năng lượng lớn hơn nhiều phản ứng phân hạch.
D. Tất cả A, B, C đều đúng.
Lời giải:
Đáp án: D
HD Giải: Phản ứng nhiệt hạch là phản ứng kết hợp hai hạt nhân rất nhẹ thành hạt nhân nặng hơn. Các phản ứng nhiệt hạch chỉ xảy ra ở nhiệt độ rất cao, khoảng 50 đến 100 triệu độ, với cùng lượng chất tham gia phản ứng thì năng lượng nhiệt hạch tỏa ra nhiều hơn so với phân hạch.
Bài 122: Chọn câu Sai.
A. Nguồn gốc năng lượng mặt trời và các vì sao là do chuỗi liên tiếp các phản ứng nhiệt hạch xảy ra.
B. Trên trái đất con người đã thực hiện được phản ứng nhiệt hạch: trong quả bom gọi là bom H.
C. Nguồn nhiên liệu để thực hiện phản ứng nhiệt hạch rất rễ kiếm, vì đó là đơteri và triti có sẵn trên núi cao.
D. phản ứng nhiệt hạch có ưu điểm rất lớn là toả ra năng lượng lớn và bảo vệ môi trường tốt vì chất thải rất sạch, không gây ô nhiễm môi trường.
Lời giải:
Đáp án: D
HD Giải: Triti (ký hiệu T hay 3H) là một đồng vị phóng xạ của hydro. Triti trong tự nhiên cực kỳ hiếm trên Trái Đất, chỉ được tạo thành ở dạng vết khi các bức xạ vũ trụ tương tác với khí quyển. Còn đơteri hay còn gọi là hydro nặng, là một đồng vị bền của hydro có mặt phổ biến trong các đại dương của Trái Đất với tỉ lệ khoảng 1 nguyên tử trong 6400 nguyên tử hydro (∼156.25 ppm).
Bài 123: Gọi Q1 nhiệt độ tỏa ra khi thực hiện phản ứng nhiệt hạch của m kg nhiên liệu nhiệt hạch, Q2 là nhiệt lượng tỏa ra khi thực hiện phản ứng phân hạch của m kg nhiên liệu phân hạch . Kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh Q1 và Q2
A. Q1 = Q2
B. Q1 > Q2
C. Q1 < Q2
D. Q1 = (1/2)Q2
Lời giải:
Đáp án: B
HD Giải: Trung bình một phản ứng nhiệt hạch cho năng lượng 4-15 MeV nhỏ hơn năng lượng của 1 phẩn ứng phân hạch (khoảng 200MeV) nhưng do số khối của các hạt nhân trong phản ứng nhiệt hạch trung bình là dưới 10, nhỏ hơn nhiều so với hạt nhân trong phân hạch, nên với cùng lượng chất tham gia phản ứng thì năng lượng nhiệt hạch tỏa ra nhiều hơn so với phân hạch. (khi đó số phản ứng nhiệt hạch cao hơn rất nhiều số phản ứng phân hạch).
Bài 124: Chọn câu sai. Lý do của việc tìm cách thay thế năng lượng phân hạch bằng năng lượng nhiệt hạch là:
A. Tính trên một cùng đơn vị khối lượng là phản ứng nhiệt hạch tỏa ra năng lượng nhiều hơn phản ứng phân hạch.
B. Nguyên liệu của phản ứng nhiệt hạch có nhiều trong thiên nhiên
C. Phản ứng nhiệt hạch dễ kiểm soát hơn phản ứng phân hạch.
D. Năng lượng nhiệt hạch sạch hơn năng lượng phân hạch.
Lời giải:
Đáp án: C
HD Giải: Con người mới chỉ thực hiện được phản ứng nhiệt hạch dưới dạng khổng kiểm soát được (bom H).
Bài 125: Lí do khiến con nguời quan tâm đến phản ứng nhiệt hạch vì
A. nó cung cấp cho con nguời nguồn năng lượng vô hạn.
B. về mặt sinh thái, phản ứng nhiệt hạch sạch hơn phản ứng phân hạch.
C. có ít chất thải phóng xạ làm ô nhiễm môi trường.
D. Cả ba câu trên đều đúng.
Lời giải:
Đáp án: D
HD Giải: Phản ứng nhiệt hạch có đặc tính ưu việt như: mật độ năng lượng rất cao (lớn hơn hàng tỷ lần mật độ năng lượng của các nhiên liệu hóa thạch, hơn hàng chục lần mật độ năng lượng của nhiên liệu phân hạch), hoàn toàn không gây ô nhiễm môi trường (nếu nhiên liệu là các đồng vị hydro như deuteri, triti thì sản phẩm thải là heli, khí hiếm hoàn toàn không gây bất kì ảnh hưởng nào đến môi trường), công nghệ hạt nhân và tổng hợp đồng vị phát triển, nguồn nhiên liệu thô - hydro để tổng hợp deuteri và triti là vô tận trong vũ trụ, là những điểm vượt trội của loại hình năng lượng này mà không có loại hình năng lượng nào khác có được.
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều