Chuyên đề Sóng lớp 11

Tài liệu chuyên đề Sóng Vật Lí lớp 11 gồm các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao với phương pháp giải chi tiết và bài tập tự luyện đa dạng giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Vật Lí 11.

Xem thử

Chỉ từ 450k mua trọn bộ Chuyên đề dạy thêm Vật Lí 11 (cả 3 sách) bản word có lời giải chi tiết:

Mô tả sóng

I. Tóm tắt lý thuyết

1. Sóng cơ

- Sóng cơ là những biến dạng cơ lan truyền trong một môi trường đàn hồi.

Mô tả sóng lớp 11

- Nguyên nhân tạo nên sóng truyền trong một môi trường:

+ Nguồn dao động từ bên ngoài tác dụng lên môi trường tại điểm O.

+ Lực liên kết giữa các phần tử của môi trường.

=> Năng lượng sóng được truyền đi theo phương truyền sóng. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng.

Mô tả sóng lớp 11

- Sự lệch pha giữa các phần tử dao động trên phương truyền sóng tạo nên hình ảnh của sóng.

2. Các đại lượng đặc trưng của sóng

Mô tả sóng lớp 11

Mô tả sóng lớp 11

3. Phương trình sóng

Giả sử nguồn sóng O dao động điều hòa theo phương vuông góc với trục Ox, có li độ được mô tả bởi phương trình:

u0=Acos(ωt)

Phương trình sóng truyền theo trục Ox là:

uM=Acos(ωt-2πxλ)

Mô tả sóng lớp 11

4. Phân loại sóng

a. Sóng ngang

- Là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng.

Trừ trường hợp sóng mặt nước, còn sóng ngang chỉ truyền được trong chất rắn.

Mô tả sóng lớp 11 (ảnh 5)

Ví dụ: sóng trên mặt nước, sóng trên sợi dây cao su.

b. Sóng dọc: là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng.

Sóng dọc truyền được cả trong chất khí, chất lỏng và chất rắn

Mô tả sóng lớp 11 (ảnh 6)

Ví dụ: sóng âm, sóng trên lò xo.

Sóng cơ không truyền được trong chân không.

Sóng ngang, sóng dọc, sự truyền năng lượng của sóng cơ

I. Tóm tắt lý thuyết

1. Sóng ngang và sóng dọc

- Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng gọi là sóng ngang.

Sóng ngang, sóng dọc, sự truyền năng lượng của sóng cơ lớp 11

- Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng gọi là sóng dọc.

Sóng ngang, sóng dọc, sự truyền năng lượng của sóng cơ lớp 11

- So sánh sóng dọc và sóng ngang

Sóng dọc

Sóng ngang

Giống nhau

Đều là sự lan truyền dao động trong môi trường vật chất.

Khác nhau

Có phương dao động của các phần tử môi trường trùng với phương truyền sóng.

Có phương dao động của các phần tử môi trường vuông góc với phương truyền sóng.

- Ví dụ về sóng dọc và sóng ngang trong thực tiễn:

+ Sóng âm khi truyền trong không khí hay trong chất lỏng là sóng dọc. Biên độ của sóng âm càng lớn thì biên độ dao động của màng nhĩ càng lớn, âm nghe càng to. Tần số của sóng âm càng lớn thì tần số dao động của màng nhĩ càng lớn, âm nghe càng cao.

Sóng ngang, sóng dọc, sự truyền năng lượng của sóng cơ lớp 11

+ Sóng truyền trên mặt nước là sóng ngang.

Sóng ngang, sóng dọc, sự truyền năng lượng của sóng cơ lớp 11

2. Quá trình truyền năng lượng bởi sóng

- Nguồn sóng là nguồn năng lượng. Sóng mang năng lượng của nguồn đến mọi nơi trên phương truyền sóng.

- Mọi sóng mang năng lượng đi xa mà không mang các phần tử vật chất đi cùng. Đó là điểm khác biệt căn bản giữa chuyển động của sóng và chuyển động của hạt.

- Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng.

- Ví dụ trong thực tế sóng truyền năng lượng: Sóng địa chấn (động đất).

Sóng ngang, sóng dọc, sự truyền năng lượng của sóng cơ lớp 11

- Ánh sáng là sóng, mang năng lượng và truyền được trong chân không. Ánh sáng cũng có những đại lượng đặc trưng như chu kì, tần số, bước sóng và tốc độ truyền sóng. Trong chân không, ánh sáng nhìn thấy có bước sóng nằm trong khoảng từ 0,38 μmđến 0,76 μm.

- Sóng âm nghe được có tần số nằm trong khoảng từ 16 Hz đến 20 000 Hz.

II. Bài tập ôn lý thuyết

A. BÀI TẬP TỰ ĐIỀN KHUYẾT

Câu 1: Điền khuyết các từ khóa thích hợp vào chỗ trống:

a. Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương ……………......……... với phương truyền sóng gọi là sóng ngang.

b. Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương …………………… với phương truyền sóng gọi là sóng dọc.

c. Sóng âm khi truyền trong không khí hay trong chất lỏng là ……………………

d.Sóng truyền trên mặt nước là …………......…..

e. Quá trình truyền sóng là quá trình ……….....

B. BÀI TẬP NỐI CÂU

Câu 2. Hãy nối những ý ở cột A với những khái niệm tương ứng ở cột B.

Sóng ngang, sóng dọc, sự truyền năng lượng của sóng cơ lớp 11

C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

NHẬN BIẾT

Câu 1: Chọn câu đúng.

A. Sóng dọc là sóng truyền dọc theo một sợi dây.

B. Sóng dọc là sóng truyền theo phương thẳng đứng, còn sóng ngang là sóng truyền theo phương nằm ngang.

C. Sóng dọc là sóng trong đó phương dao động (của các phần tử của môi trường) trùng với phương truyền sóng.

D.Sóng dọc là sóng truyền theo trục tung, còn sóng ngang là sóng truyền theo trục hoành.

Câu 2: [Trích đề thi THPT QG năm 2017] Trong sóng cơ, sóng dọc truyền được trong các môi trường.

A. Rắn, lỏng và chân không.

B. Rắn, lỏng, khí.

C. Rắn, khí và chân không.

D. Lỏng, khí và chân không.

Sóng điện từ

I. Tóm tắt lý thuyết

1. Sóng điện từ

- Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian.

- Tốc độ lan truyền của sóng điện từ trong chân không bằng 3.108(m/s). Đúng bằng tốc độ ánh sáng trong chân không.

- Ánh sáng là sóng điện từ.

- Sóng điện từ là sóng ngang, phương truyền sóng vuông góc với phương dao động của điện trường và từ trường.

- Các thành phần vectơ đặc trưng cho điện trường và từ trường dao động cùng pha, vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng điện từ.

Sóng điện từ lớp 11

2. Thang sóng điện từ

- Toàn bộ thang sóng điện từ, từ sóng dài nhất (hàng chục km) đến sóng ngắn nhất (cỡ 1012m đến 10-15 m) đã được khám phá và sử dụng.

- Bức xạ có bước sóng càng ngắn, thì tần số càng lớn, mang năng lượng càng lớn và ngược lại.

Bảng 1.So sánh các bức xạ trong thang sóng điện từ

Sóng điện từ lớp 11Sóng điện từ lớp 11

II. Bài tập ôn lý thuyết

A. BÀI TẬP TỰ ĐIỀN KHUYẾT

Câu 1: Điền khuyết các từ khóa thích hợp vào chỗ trống:

a. Sóng điện từ là ………….....……….. lan truyền trong ………………………...

b. Tốc độ lan truyền của sóng điện từ trong chân không bằng …………………bằng tốc độ ánh sáng trong chân không

c.Bản chất ánh sáng là………………….

d. Sóng điện từ là……………., phương truyền sóng vuông góc với phương dao động của điện trường và từ trường.

e. Ánh sáng nhìn thấy có quang phổ là một dải màu biến thiên liên tục từ………………….

f. Sóng điện từ có thể lan truyền trong các môi trường………………………..

Câu 2. Hãy xác định phạm vi của tần số tương ứng với các dải bước sóng trong bảng sau:

Loại bức xạ

Phạm vi bước sóng

Phạm vi tần số (Hz)

Sóng vô tuyến

Từ 1 mm đến 100 km

……

Sóng vi ba

Từ 1 mm đến 1m

……

Tia hồng ngoại

Từ 0,76 μm đến 1mm

……

Ánh sáng nhìn thấy

Từ 0,38 μm đến 0,76 μm

……

Tia tử ngoại

Từ 10 nm đến 400 nm

……

Tia X

Từ 30 pm đến 3 nm

……

B. BÀI TẬP NỐI CÂU

Câu 3. Hãy nối những kí hiệu tương ứng ở cột A với những khái niệm tương ứng ở cột B

Sóng điện từ lớp 11

C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

NHẬN BIẾT

Câu 1:Phát biểu nào sau đây sai khi nói về sóng điện từ?

A. Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian.

B. Sóng Viba là sóng điện từ

C. Sóng điện từ là sóng ngang.

D. Sóng điện từ không lan truyền được trong chân không.

Giao thoa sóng cơ

I. Tóm tắt lý thuyết

1. Hiện tượng giao thoa của hai sóng mặt nước

- Hiện tượng hai sóng gặp nhau tạo nên các gợn sóng ổn định gọi là hiện tượng giao thoa của hai sóng.

- Các gơn sóng ổn định gọi là các vân giao thoa.

2. Điều kiện giao thoa

Để xảy ra hiện tượng giao thoa, 2 nguồn sóng phải là 2 nguồn kết hợp:

- Dao động cùng phương, cùng tần số.

- Có độ lệch pha không đổi theo thời gian.

Giao thoa sóng cơ lớp 11

3. Vị trí vân giao thoa

Vị trí của các điểm cực đại, cực tiểu trong giao thoa sóng nước

Giao thoa sóng cơ lớp 11

- Những điểm dao động với biên độ cực đại: d2-d1=kλ với k=0,±1,±2,...

- Những điểm dao động với biên độ cực tiểu: d2-d1=(k+12)λ với k=0,±1,±2,...

II. Bài tập ôn lý thuyết

A. BÀI TẬP TỰ ĐIỀN KHUYẾT

Câu 1: Điền khuyết các từ khóa thích hợp vào chỗ trống:

a. Để xảy ra hiện tượng giao thoa, 2 nguồn sóng phải là ……………………

b. Hai nguồn kết hợp là hai nguồn sóng dao độngcùng ………………….…, cùng ………………… và ……………………………… không đổi theo thời gian.

c. Hiện tượng hai sóng gặp nhau tạo nên các gợn sóng ổn định gọi là …………………………………

d.Các gợn sóng ổn định gọi là ………………………

B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

NHẬN BIẾT

Câu 1:(SBT - KNTT) Hiện tượng giao thoa sóng là hiện tượng

A. Giao thoa của hai sóng tại một điểm trong môi trường.

B. Tổng hợp của hai dao động.

C. Tạo thành các gợn lồi lõm.

D. Hai sóng khi gặp nhau có những điểm cường độ sóng luôn tăng cường hoặc triệt tiêu nhau.

Câu 2:(SBT - KNTT) Hai nguồn kết hợp là hai nguồn có

A. Cùng biên độ.

B. Cùng tần số.

C. Cùng pha ban đầu.

D. Cùng tần số và hiệu số pha không đổi theo thời gian.

Câu 3:(SBT - KNTT) Hai sóng phát ra từ hai nguồn kết hợp. Cực đại giao thoa nằm tại các điểm có hiệu khoảng cách tới hai nguồn sóng bằng

A. Một ước số của bước sóng.

B. Một bội số nguyên của bước sóng.

C. Một bội số lẻ của nửa bước sóng.

D. Một ước số của nửa bước sóng.

Câu 4:Điều kiện để hai sóng cơ khi gặp nhau, giao thoa được với nhau là hai sóng phải xuất phát từ hai nguồn dao động.

A. Cùng biên độ và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.

B. Cùng tần số, cùng phương.

C. Cùng pha ban đầu và cùng biên độ.

D. Cùng tần số cùng phương và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.

Câu 5:Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp nằm trên đường nối hai tâm sóng bằng bao nhiêu?

A. Bằng hai lần bước sóng.

B. Bằng một bước sóng.

C. Bằng một nửa bước sóng.

D. Bằng một phần tư bước sóng.

Câu 6:Hai sóng như thế nào có thể giao thoa với nhau?

A. Hai sóng cùng biên độ, cùng tần số, hiệu số pha không đổi theo thời gian.

B. Hai sóng cùng chu kỳ và biên độ.

C. Hai sóng cùng tần số, hiệu lộ trình không đổi theo thời gian.

D. Hai sóng cùng bước sóng, biên độ.

Giao thoa ánh sáng

I. Tóm tắt lý thuyết

1. Thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng

Trên màn E tathấy trong vùng 2 ánh sáng gặp nhau có những vạch tối (2 sóng ánh sáng triệt tiêu nhau) và có những vạch sáng (2 sóng ánh sáng tăng cường lẫn nha) => Ánh sáng có tính chất sóng.

2. Công thức về giao thoa ánh sáng

Giao thoa ánh sáng lớp 11

a. Điều kiện để tại A có vân sáng,vân tối

- Tại A có vân sáng khi d2d1=kλ với k=0,±1,±2,...

- Tại A có vân tối khi d2d1=(k+12)λ với k=0,±1,±2,...

b. Vị trí các vân sáng, các vân tối

- Khoảng cách giữa 2 vân sáng hoặc 2 vân tối liên tiếp được gọi là khoảng vân, kí hiệu là i.

i=λDa

- Vị trí các vân sáng:

xS=ki=kλDa

Với k=0, vân sáng trung tâm, vân sáng bậc 1, ứng với k=±1; vân sáng bậc 2, ứng với k=±2

- Vị trí các vân tối:

xt=k+12i=k+12λDa

Vân tối thứ nhất ứng với k=0,k=-1; vân tối thứ hai ứng với k=1,k=-2

Trong đó a là khoảng cách giữa hai nguồn kết hợp, D là khoảng cách từ hai nguồn kết hợp đến màn quan sát, i là khoảng vân, λ là bước sóng ánh sáng

II. Bài tập ôn lý thuyết

A. BÀI TẬP NỐI CÂU

Câu 1. Hãy nối những công thức/ kí hiệu tương ứng ở cột A với những khái niệm tương ứng ở cột B

Giao thoa ánh sáng lớp 11

B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

NHẬN BIẾT

Câu 1: Hiện tượng giao thoa ánh sáng là bằng chứng thực nghiệm chứng tỏ ánh sáng

A. Là sóng siêu âm.

B. Có tính chất sóng.

C. Là sóng dọc.

D. Có tính chất hạt.

Câu 2: (SBT - KNTT) Một trong hai khe của thí nghiệm Young được làm mờ sao cho nó chỉ truyền ánh sáng được bằng 12 cường độ sáng của khe còn lại. Kết quả là

A. Vân giao thoa biến mất.

B. Vân giao thoa tối đi.

C. Vạch sáng trở nên sáng hơn và vạch tối thì tối hơn.

D. Vạch tối sáng hơn và vạch sáng tối hơn.

Câu 3: Chọn câu phát biểu sai: Khi nói về thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Young

A. Khoảng cách a giữa 2 nguồn phải rất nhỏ so với khoảng cách D từ 2 nguồn đến màn

B. Hai nguồn sáng đơn sắc phải là 2 nguồn kết hợp

C. Vân trung tâm quan sát được là vân sáng

D. Nếu 1 nguồn phát ra bức xạ λ1 và 1 nguồn phát ra bức xạ λ2 thì ta được hai hệ thống vân giao thoa trên màn

Câu 4: Trong các thí nghiệm sau, thí nghiệm nào được sử dụng để đo bước sóng ánh sáng?

A. Thí nghiệm tổng hợp ánh sáng trắng.

B. Thí nghiệm về sự tán sắc ánh sáng của Niu-tơn.

C. Thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc của Niu-tơn.

D. Thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng.

Câu 5: Hiện tượng giao thoa ánh sáng chỉ quan sát được khi hai nguồn ánh sáng là hai nguồn

A. Đơn sắc

B. Cùng màu sắc

C. Kết hợp

D. Cùng cường độ sáng.

Câu 6: Trong thí nghiệm giao thoa với ánh sáng trắng của Y-âng, khoảng cách giữa vân sáng và vân tối liên tiếp bằng

A. Một khoảng vân

B. Một nửa khoảng vân.

C. Một phần tư khoảng vân

D. Hai lần khoảng vân.

Câu 7: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là a, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D, khoảng vân i. Bước sóng ánh sáng chiếu vào hai khe là

A. λ=Dai

B. λ=aDi

C. λ=aiD

D. λ=iDa

Câu 8: Để 2 sóng kết hợp có bước sóng tăng cường lẫn nhau khi giao thoa thì hiệu được đi của chúng

A. Bằng (k-12)λ

B. Bằng 0

C. Bằng (k+14)λ

D. Bằng kλ

Câu 9: Chọn hiện tượng liên quan đến hiện tượng giao thoa ánh sáng:

A. Màu sắc sặc sỡ của bong bóng xà phòng.

B. Bóng đèn trên tờ giấy khi dùng một chiếc thước nhựa chắn chùm tia sáng chiếu tới.

C. Màu sắc của ánh sáng trắng sau khi chiếu qua lăng kính.

D. Vệt sáng trên tường khi chiếu ánh sáng từ đèn pin.

Câu 10: Chọn định nghĩa đúng khi nói về khoảng vân:

A. Khoảng vân là khoảng cách giữa hai vân sáng kế tiếp.

B. Khoảng vân là khoảng cách nhỏ nhất giữa hai vân sáng.

C. Khoảng vân là khoảng cách giữa hai vân tối kế tiếp.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 11: Trong một thí nghiệm về giao thoa ánh sáng, tại điểm M có vân tối khi hiệu số pha của hai sóng ánh sáng từ hai nguồn kết hợp đến M bằng

A. Số chẵn lần π2

B. Số lẻ lần π2

C. Số chẵn lần π

D. Số lẻ lần π

Câu 12: Trong các thí nghiệm về giao thoa ánh sáng, khoảng vân i được tính bằng công thức nào ?

A. i=λaD

B. i=λ.aD

C. i=λDa

D. i=λaD

Câu 13: Thí nghiệm giao thoa khe Y-âng, ánh sáng có bước sáng λ. Tại A trên màn quan sát cách S1 đoạn d1 và cách S2 đoạn d2 có vân tối khi

A. d2-d1=(k+0,5)λ (kN)

B. d2-d1=(k-1)λ2 (kN)

C. d2-d1=kλ (kN)

D. d2-d1=kλ2 (kN)

Câu 14: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc. Nếu tại điểm M trên màn quan sát là vân sáng thì hiệu đường đi của ánh sáng từ hai khe S1, S2 đến M bằng

A. Nguyên lần bước sóng.

B. Nguyên lần nửa bước sóng.

C. Nửa nguyên lần bước sóng.

D. Nửa bước sóng.

Sóng dừng

2e74b5;">I. Tóm tắt lý thuyết

1. Sóng dừng

- Hai sóng cùng biên độ, cùng bước sóng lan truyền theo hai hướng ngược nhau. Hai sóng gặp nhau và giao thoa với nhau tạo nên một sóng tổng hợp gọi là sóng dừng.

Sóng dừng lớp 11

- Nút sóng: Là những điểm tại đó hai sóng ngược pha nhaukhông dao động.

- Bụng sóng: Là những điểm tại đó hai sóng đồng pha nhaudao động với biên độ cực đại.

Sóng dừng lớp 11

- Sóng dừng là tổng hợp của nhiều sóng tới và sóng phản xạ.

2. Điều kiện để có sóng dừng

- Trường hợp 1: Hai đầu cố định (hai đầu là nút):

Điều kiện: chiều dài của sợi dây phải bằng một số nguyên lần nửa bước sóng.

L=nλ2 với n=1,2,3,

Lưu ý: Trên dây có:

Số bụng sóng = số bó sóng (nguyên) = n

Số nút sóng: n + 1

- Trường hợp 2: Một đầu cố định, một đầu tự do (một đầu là nút, một đầu là bụng):

Điều kiện: chiều dài của sợi dây phải bằng một số lẻ lần một phần tư bước sóng (λ4)

L=2n+1λ4=n+12λ2

với n=0,1,2,3,

Lưu ý: Trên dây có:

Số bó sóng (nguyên) = n

Số bụng sóng = số nút sóng: n + 1.

Sóng dừng lớp 11 Sóng dừng lớp 11

3. Sóng sừng trong các nhạc cụ

- Sóng dừng đối với nhạc cụ dây như: ghita, violon, đàn tính, đàn cò,... Hai đầu dây cố định. Nên âm phát ra có:

+ Bước sóng: λ=2L

+ Tần số: f=v2L.

- Sóng dừng đối với nhạch cụ khí như: sáo, kèn, cột không khí dao động tạo ra sóng dừng khi ta thổi.

Sóng dừng lớp 11 Sóng dừng lớp 11 Sóng dừng lớp 11
Sóng dừng lớp 11 Sóng dừng lớp 11

II. Bài tập ôn lý thuyết

A. BÀI TẬP TỰ ĐIỀN KHUYẾT

Câu 1: Điền khuyết các từ khóa thích hợp vào chỗ trống:

a. Hai sóng cùng ………...…., cùng bước sóng lan truyền theo hai …...................……….. Hai sóng gặp nhau và …….....……………… với nhau tạo nên một sóng ………………….. gọi là sóng dừng.

b. Điều kiện để có …………. trên một sợi dây có hai đầu cố định là …….........……. của sợi dây phải bằng một số ……….. lần …………. bước sóng.

c. Điều kiện để có …………. trên một sợi dây có một đầu cố định, một đầu tự do là ………….của sợi dây phải bằng một số ……….. lần …………. bước sóng.

d.Những điểm tại đó hai sóng ….................…. nhau thì ……….dao động và được gọi là nút sóng.

e.Những điểm tại đó hai sóng …………….với nhau thì dao động với biên độ……….. và được gọi là bụng sóng.

f. Đối với nhạc cụ dây như: ghita, violon, đàn tính, đàn cò,… nó phát ra một âm có bước sóng là………….

f. Khoảng cách giữa bụng sóng và nút sóng liên tiếp là………………

B. BÀI TẬP NỐI CÂU

Câu 2. Hãy nối những kí hiệu tương ứng ở cột A với những khái niệm tương ứng ở cột B

Sóng dừng lớp 11

C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

NHẬN BIẾT

Câu 1: (SBT -KNTT) Tại điểm phản xạ thì sóng phản xạ

A. Luôn ngược pha với sóng tới.

B. Ngược pha với sóng tới nếu vật cản là cố định.

C. Ngược pha với sóng tới nếu vật cản là tự do.

D. Cùng pha với sóng tới nếu vật cản là cố định.

Xem thử

Xem thêm Chuyên đề dạy thêm Vật Lí lớp 11 các chương hay khác:


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học