Lý thuyết Từ trường hay, chi tiết nhất
Bài viết Lý thuyết Từ trường với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Lý thuyết Từ trường.
Bài giảng: Bài 19: Từ trường - Cô Nguyễn Quyên (Giáo viên VietJack)
1. Nam châm
- Loại vật liệu có thể hút được sắt vụn gọi là nam châm.
- Mỗi nam châm có hai cực: Cực Bắc (kí hiệu là N) và cực Nam (kí hiệu là S).
- Các cực cùng tên của nam châm đẩy nhau, các cực khác tên hút nhau. Lực tương tác giữa các nam châm gọi là lực từ và các nam châm có từ tính.
- Các loại nam châm:
2. Từ tính của dây dẫn có dòng điện
- Giữa nam châm với nam châm, giữa nam châm với dòng điện, giữa dòng điện với dòng điện có sự tương tác từ.
- Dòng điện và nam châm có từ tính.
3. Từ trường
a) Định nghĩa
Từ trường là một dạng vật chất tồn tại trong không gian mà biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện của lực từ tác dụng lên một dòng điện hay một nam châm đặt trong đó.
b) Hướng của từ trường
- Từ trường định hướng cho các nam châm nhỏ.
- Quy ước: Hướng của từ trường tại một điểm là hướng Nam – Bắc của kim nam châm nhỏ nằm cân bằng tại điểm đó.
4. Đường sức từ
a) Định nghĩa
Đường sức từ là những đường vẽ ở trong không gian có từ trường sao cho tiếp tuyến tại mỗi điểm có phương trùng với phương của từ trường tại điểm đó.
Quy ước chiều của đường sức từ tại mỗi điểm là chiều của từ trường tại điểm đó.
b) Các ví dụ về đường sức từ
- Dòng điện thẳng rất dài
+ Có đường sức từ là những đường tròn nằm trong những mặt phẳng vuông góc với dòng điện và có tâm nằm trên dòng điện.
+ Chiều đường sức từ được xác định theo quy tắc nắm tay phải: Để bàn tay phải sao cho ngón cái nằm dọc theo dây dẫn và chỉ theo chiều dòng điện, khi đó các ngón kia khum lại cho ta chiều của các đường sức từ.
- Dòng điện tròn
+ Quy ước mặt Nam của dòng điện tròn là mặt khi nhìn vào đó ta thấy dòng điện chạy theo chiều kim đồng hồ còn mặt Bắc thì ngược lại.
+ Các đường sức từ của dòng điện tròn có chiều đi vào mặt Nam và đi ra mặt Bắc của dòng điện tròn ấy.
c) Các tính chất của đường sức từ
- Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức.
- Các đường sức từ là những đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu.
- Chiều của đường sức từ tuân theo những quy tắc xác định (quy tắc nắm tay phải, quy tắc vào Nam ra Bắc).
- Quy ước vẽ các đường sức mau (dày) ở chỗ có từ trường mạnh, thưa ở chỗ có từ trường yếu.
5. Từ trường Trái Đất
- Tại một vị trí đặt la bàn, kim nam châm luôn chịu tác dụng của từ trường Trái Đất và chỉ hướng Nam – Bắc địa lý.
- Tại một vị trí xác định trên Trái Đất xét trong một khoảng thời gian dài thì từ trường Trái Đất thay đổi, chỉ có thành phần địa từ trường trung bình được gọi là không đổi.
Bài tập tự luyện
Bài 1: Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong mạch kín tỉ lệ với
A. điện trở của mạch.
B. độ lớn từ thông qua mạch.
C. tốc độ biến thiên từ thông qua mạch ấy.
D. diện tích của mạch.
Bài 2: Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn không phụ thuộc trực tiếp vào
A. cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn.
B. độ lớn cảm ứng từ.
C. chiêu dài dây dẫn mang dòng điện.
D. điện trở dây dẫn.
Bài 3: Cho hai dây dây dẫn đặt gần nhau và song song với nhau. Khi có hai dòng điện cùng chiều chạy qua thì 2 dây dẫn
A. hút nhau.
B. đẩy nhau.
C. đều dao động.
D. không tương tác.
Bài 4: Từ thông qua một diện tích S không phụ thuộc yếu tố:
A. góc tạo bởi pháp tuyến và véc tơ cảm ứng từ.
B. nhiệt độ môi trường.
C. diện tích đang xét.
D. độ lớn cảm ứng từ.
Bài 5: Cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài không có đặc điểm:
A. vuông góc với dây dẫn.
B. tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ điểm đang xét đến dây dẫn.
C. tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện.
D. tỉ lệ thuận với chiều dài dây dẫn.
Bài 6: Độ lớn của lực Lo – ren – xơ không phụ thuộc vào
A. khối lượng của điện tích.
B. độ lớn cảm ứng từ.
C. độ lớn vận tốc của điện tích.
D. giá trị của điện tích.
Bài 7: Lực nào sau đây không phải lực từ?
A. Lực Trái đất tác dụng lên kim nam châm ở trạng thái tự do làm nó định hướng theo phương bắc nam.
B. Lực hai dây dẫn mang dòng điện tác dụng lên nhau.
C. Lực nam châm tác dụng lên dây dẫn bằng nhôm mang dòng điện.
D. Lực Trái Đất tác dụng lên vật nặng.
Bài 8: Suất điện động cảm ứng là suất điện động
A. được sinh bởi nguồn điện hóa học.
B. sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín.
C. được sinh bởi dòng điện cảm ứng.
D. sinh ra dòng điện trong mạch kín.
Bài 9: Khi cho nam châm chuyển động qua một mạch kín, trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng. Điện năng của dòng điện được chuyển hóa từ
A. hóa năng.
B. cơ năng.
C. quang năng.
D. nhiệt năng.
Bài 10: Lực Lo – ren – xơ là
A. lực từ tác dụng lên điện tích chuyển động trong từ trường.
B. lực điện tác dụng lên điện tích.
C. lực Trái Đất tác dụng lên vật.
D. lực từ tác dụng lên dòng điện.
Xem thêm các phần Lý thuyết Vật Lí lớp 11 Ôn thi THPT Quốc gia hay, chi tiết khác:
- Lý thuyết Lực từ. Cảm ứng từ
- Lý thuyết Từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt
- Lý thuyết Lực Lo-ren-xơ
- Lý thuyết tổng hợp chương: Từ trường
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều