Lý thuyết Lực từ. Cảm ứng từ hay, chi tiết nhất



Bài viết Lý thuyết Lực từ. Cảm ứng từ với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Lý thuyết Lực từ. Cảm ứng từ.

Bài giảng: Bài 20: Lực từ. Cảm ứng từ - Cô Nguyễn Quyên (Giáo viên VietJack)

1. Lực từ

a) Từ trường đều

Lý thuyết Lực từ. Cảm ứng từ | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 11 có đáp án

- Từ trường đều là từ trường mà đặc tính của nó giống nhau tại mọi điểm; các đường sức từ là những đường thẳng song song, cùng chiều và cách đều nhau.

- Từ trường đều có thể được tạo thành giữa hai cực của một nam châm hình chữ U.

b) Lực từ do từ trường đều tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện

Lý thuyết Lực từ. Cảm ứng từ | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 11 có đáp án

Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều có phương vuông góc với các đường sức từ và vuông góc với đoạn dây dẫn, có độ lớn phụ thuộc vào từ trường và cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn.

2. Cảm ứng từ

a) Cảm ứng từ

Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của từ trường và được đo bằng thương số giữa lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt vuông góc với đường cảm ứng từ tại điểm đó và tích của cường độ dòng điện và chiều dài đoạn dây dẫn đó.

Lý thuyết Lực từ. Cảm ứng từ | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 11 có đáp án

b) Đơn vị cảm ứng từ

Trong hệ SI, đơn vị cảm ứng từ là tesla (T)

Lý thuyết Lực từ. Cảm ứng từ | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 11 có đáp án

c) Vectơ cảm ứng từ

Vec tơ cảm ứng từ B tại một điểm:

    + Có hướng trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.

    + Có độ lớn là Lý thuyết Lực từ. Cảm ứng từ | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 11 có đáp án

d) Biểu thức tổng quát của lực từ

Lực từ F tác dụng lên đoạn dây dẫn l mang dòng điện I đặt trong từ trường đều, tại đó có cảm ứng từ là B:

    + Có điểm đặt tại trung điểm của l .

    + Có phương vuông góc với lB.

    + Có chiều tuân theo quy tắc bàn tay trái

Lý thuyết Lực từ. Cảm ứng từ | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 11 có đáp án

    + Có độ lớn là F = IlBsinα với α là góc tạo bởi Bl.

Câu 1: Từ trường đều là từ trường mà các đường sức từ là các đường

A. thẳng.

B. song song.

C. thẳng song song.

D. thẳng song song và cách đều nhau.

Câu 2: Nhận xét nào sau đây không đúng về cảm ứng từ?

A. Đặc trưng cho từ trường về phương diện tác dụng lực từ.

B. Phụ thuộc vào chiều dài đoạn dây dẫn mang dòng điện.

C. Trùng với hướng của từ trường.

D. Có đơn vị là Tesla.

Câu 3: Biểu thức của lực từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường có dạng:

A. F = B.I.ℓ.cosα.

B. F = B.I.sinα.

C. F = B.ℓ.sinα.

D. F = B.I.ℓsinα.

Câu 4: Chiều của lực từ tuân theo quy tắc

A. nắm tay phải.

B. đông tây nam bắc.

C. bàn tay trái.

D. vặn nút chai.

Câu 5: Một dòng điện đặt trong từ trường vuông góc với đường sức từ, chiều của lực từ tác dụng vào dòng điện sẽ không thay đổi khi

A. đổi chiều dòng điện ngược lại.

B. đổi chiều cảm ứng từ ngược lại.

C. đồng thời đổi chiều dòng điện và đổi chiều cảm ứng từ.

D. quay dòng điện một góc 900 xung quanh đường sức từ.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi đổi chiều dòng điện.

B. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi đổi chiều đường cảm ứng từ.

C. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi tăng cường độ dòng điện.

D. Lực từ tác dụng lên dòng điện không đổi chiều khi đồng thời đổi chiều dòng điện và đường cảm ứng từ.

Câu 7: Một đoạn dây có dòng điện đặt trong từ trường đều B. Để lực điện từ tác dụng lên dây cực tiểu thì góc α giữa dây dẫn và các đường sức từ phải bằng:

A. 00.

B. 300.

C. 600.

D. 900.

Câu 8: Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn không phụ thuộc trực tiếp vào

A. độ lớn cảm ứng từ.

B. cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn.

C. chiêu dài dây dẫn mang dòng điện.

D. điện trở dây dẫn.

Câu 9: Phương của lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện không có đặc điểm nào sau đây?

A. Vuông góc với dây dẫn mang dòng điện.

B. Vuông góc với véc tơ cảm ứng từ.

C. Vuông góc với mặt phẳng chứa véc tờ cảm ứng từ và dòng điện.

D. Song song với các đường sức từ.

Câu 10: Một dây dẫn mang dòng điện có chiều từ trái sang phải nằm trong một từ trường có chiều từ dưới lên thì lực từ có chiều

A. từ trái sang phải.

B. từ trên xuống dưới.

C. từ trong ra ngoài.

D. từ ngoài vào trong.

Câu 11: Một dây dẫn mang dòng điện được bố trí theo phương nằm ngang, có chiều từ trong ra ngoài. Nếu dây dẫn chịu lực từ tác dụng lên dây có chiều từ trên xuống dưới thì cảm ứng từ có chiều

A. từ phải sang trái.

B. từ trái sang phải.

C. từ trên xuống dưới.

D. từ dưới lên trên.

Câu 12: Trong quy tắc bàn tay trái thì theo thứ tự: chiểu của ngón giữa, của ngón cái là chiều của yếu tố nào?

A. dòng điện, từ trường.

B. từ trường, lực từ.

C. dòng điện, lực từ.

D. từ trường, dòng điện.

Xem thêm các phần Lý thuyết Vật Lí lớp 11 Ôn thi THPT Quốc gia hay, chi tiết khác:


tu-truong.jsp


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học