Lý thuyết Công của lực điện, Hiệu điện thế hay, chi tiết nhất



Bài viết Lý thuyết Công của lực điện, Hiệu điện thế với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Lý thuyết Công của lực điện, Hiệu điện thế.

Công của lực điện trong điện trường đều:

Vật Lí lớp 11 | Chuyên đề: Công của lực điện, Hiệu điện thế đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 11 có đáp án

Công của lực điện tác dụng lên điện tích không phụ thuộc vào hình dạng đường đi của điện tích mà chỉ phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối của đường đi trong điện trường, do đó người ta nói điện trường tĩnh là một trường thế:

AMN = qEd

với d = MNcosα là hình chiếu của độ dời lên một đường sức bất kì.

Điện thế: Điện thế tại một điểm trong điện trường là đại lượng đặc trưng riêng cho điện trường về phương diện tạo ra thế năng khi đặt tại đó một điện tích q. Nó được xác định bằng thương số giữa công của lực điện tác dụng lên điện tích q khi q di chuyển từ M ra xa vô cùng và độ lớn của q.

    • Điện thế tại một điểm trong điện trường: Vật Lí lớp 11 | Chuyên đề: Công của lực điện, Hiệu điện thế đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 11 có đáp án.

    • Điện thế tại điểm M gây bởi điện tích q: Vật Lí lớp 11 | Chuyên đề: Công của lực điện, Hiệu điện thế đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 11 có đáp án.

    • Điện thế tại một điểm do nhiều điện tích gây ra: V = V1 + V2 + V3 + ...+ VM

Hiệu điện thế: Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường trong sự di chuyển của điện tích từ M đến N. Nó được xác định bằng thương số giữa công của lực điện tác dụng lên điện tích q trong sự dịch chuyển của q từ M đến N và độ lớn của q:

Vật Lí lớp 11 | Chuyên đề: Công của lực điện, Hiệu điện thế đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 11 có đáp án

Thế năng tĩnh điện: Wt = qV

Liên hệ giữa cường độ điện trường và hiệu điện thế: UMN = Ed

Bài tập tự luyện

Bài 1: Công của lực điện không phụ thuộc vào

A. vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi.  

B. cường độ của điện trường.

C. hình dạng của đường đi.                         

D. độ lớn điện tích bị dịch chuyển.

Bài 2: Thế năng của điện tích trong điện trường đặc trưng cho

A. khả năng tác dụng lực của điện trường.   

B. phương chiều của cường độ điện trường.

C. khả năng sinh công của điện trường.

D. độ lớn nhỏ của vùng không gian có điện trường.

Bài 3: Nếu chiều dài đường đi của điện tích trong điện trường tăng 2 lần thì công của lực điện trường

A. chưa đủ dữ kiện để xác định.         

B. tăng 2 lần.

C. giảm 2 lần.                                             

D. không thay đổi.

Bài 4: Công của lực điện trường khác 0 trong khi điện tích

A. dịch chuyển giữa 2 điểm khác nhau cắt các đường sức.

B. dịch chuyển vuông góc với các đường sức trong điện trường đều.

C. dịch chuyển hết quỹ đạo là đường cong kín trong điện trường.

D. dịch chuyển hết một quỹ đạo tròn trong điện trường.

Bài 5: Khi điện tích dich chuyển dọc theo một đường sức trong một điện trường đều, nếu quãng đường dịch chuyển tăng 2 lần thì công của lực điện trường

A. tăng 4 lần.                 

B. tăng 2 lần.                 

C. không đổi.                 

D. giảm 2 lần.

Bài 6: Nếu điện tích dịch chuyển trong điện trường sao cho thế năng của nó tăng thì công của của lực điện trường

A. âm.                 

B. dương.   

C. bằng không.    

D. chưa đủ dữ kiện để xác định.

Bài 7: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 1μC dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1 m là

A. 1000 J.            

B. 1 J.                  

C. 1 mJ.                         

D. 1 μJ.

Bài 8: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích - 2μC ngược chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1 m là

A. 2000 J.            

B. – 2000 J.         

C. 2 mJ.                         

D. – 2 mJ.

Bài 9: Cho điện tích dịch chuyển giữa 2 điểm cố định trong một điện trường đều với cường độ 150 V/m thì công của lực điện trường là 60 mJ. Nếu cường độ điện trường là 200 V/m thì công của lực điện trường dịch chuyển điện tích giữa hai điểm đó là

A. 80 J.                

B. 40 J.                

C. 40 mJ.                       

D. 80 mJ.

Bài 10: Cho điện tích q = + 10-8C dịch chuyển giữa 2 điểm cố định trong một điện trường đều thì công của lực điện trường là 60 mJ. Nếu một điện điện tích q’ = + 4.10-9C dịch chuyển giữa hai điểm đó thì công của lực điện trường khi đó là

A. 24 mJ.             

B. 20 mJ.             

C. 240 mJ.                     

D. 120 mJ.

Xem thêm các phần Lý thuyết Vật Lí lớp 11 Ôn thi THPT Quốc gia hay, chi tiết khác:


cong-cua-luc-dien-hieu-dien-the.jsp


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học