Các dạng bài tập dòng điện trong chất điện phân và cách giải
Với Các dạng bài tập dòng điện trong chất điện phân và cách giải sẽ giúp học sinh nắm vững lý thuyết, biết cách làm bài tập từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Vật lí 11.
I. Lý thuyết
1. Dòng điện trong chất điện phân
- Các dung dịch muối, axit, bazơ, các muối nóng chảy được gọi là các chất điện phân.
- Thuyết điện li: Trong dung dịch, các axit, bazơ và muối bị phân li thành ion: Anion mang điện âm là gốc axit hoặc nhóm (OH), còn cation mang điện dương là ion kim loại, ion H+ hoặc một số nhóm nguyên tử khác.
- Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của các ion trong điện trường (các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm ngược chiều điện trường).
- Khi đến các điện cực thì các ion sẽ trao đổi êlectron với các điện cực rồi được giải phóng ra ở đó, hoặc tham gia các phản ứng phụ. Một trong các phản ứng phụ là phản ứng cực dương tan.
2. Hiện tượng dương cực tan (suất phản điện của bình bằng không)
- Hiện tượng dương cực tan xảy ra khi các anion đi tới anôt kéo các ion kim loại của điện cực vào trong dung dịch.
- Ví dụ: Ở hình 1, bình điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực bằng đồng. Khi có dòng điện chạy qua, nguyên tử đồng cở Anôt biến thành ion Cu2+ và tan vào dung dịch. Ion Cu2+ ở gần catôt nhận electron của catôt, biến thành nguyên tử Cu và bám vào điện cực này.
Hình 1 Bình điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực bằng đồng
- Trong bình điện phân dương cực tan, điện năng không bị tiêu hao trong các quá trình phân tách các chất mà chỉ bị tiêu hao vì toả nhiệt. Do đó, bình điện phân không khác gì một điện trở. Suất phản điện của bình bằng không
- Đối với các bình điện phân mà các điện cực làm bằng chất dẫn điện nhưng không tạo thành ion có thể tan vào dung dịch khi điện phân (dương cực không tan). Trong bình điện phân này một phần điện năng dùng để phân tách các chất.
W = Ep. I.t
Trong đó Ep gọi là suất phản điện của bình điện phân, phụ thuộc vào bản chất của điện cực và chất điện phân.
Ví dụ (hình 2): Bình điện phân dung dịch H2SO4 với điện cực bằng graphit. Lúc đầu, trong hai ống nghiệm úp ngược chức đầy dung dịch H2SO4. Khi có dòng điện chạy qua ở anôt có O2 bay lên, còn ở catôt có H2 bay lên, đẩy cột dung dịch tụt xuống.
Hình 2. Bình điện phân dung dịch H2SO4 với điện cực bằng graphit
Chú ý: Khi có hiện tượng dương cực tan, dòng điện trong chất điện phân tuân theo định luật Ôm giống như đối với đoạn mạch chỉ có điện trở thuần.
3. Các định luật Fa-ra-đây
* Định luật 1: Khối lượng m của các chất được giải phóng ra ở điện cực của bình điện phân tỉ lệ với điện lượng q chạy qua bình đó.
- Biểu thức: m = k.q
- Trong đó:
+ k là đương lượng điện hóa, k phụ thuộc vào bản chất của chất được giải phóng, k có đơn vị là g/C
+ q là điện lượng chạy qua bình điện phân (C)
+ m là khối lượng của các chất được giải phóng ở điện cực (g)
* Định luật 2: Đương lượng điện hóa k của một nguyên tố tỉ lệ với đương lượng gam của nguyên tố đố. Hệ số tỉ lệ là , trong đó F gọi là số Fa-ra-đây.
- Biểu thức:
Trong đó:
+ A là khối lượng nguyên tử của chất được giải phóng (g)
+ n là hóa trị của chất thoát ra
+ F = 96500 C/mol là hằng số Fa-ra-đây (C/mol)
+ k là đương lượng điện hóa (g/C)
* Công thức Fa-ra-đây
- Trong đó:
+ k là đương lượng điện hóa của chất được giả phóng ra ở điện cực (g/C).
+ F = 96 500 C/mol là hằng số Farađây.
+ n là hóa trị của chất thoát ra.
+ A là khối lượng nguyên tử của chất được giải phóng (g)
+ q là điện lượng dịch chuyển qua bình điện phân (C)
+ I là cường độ dòng điện qua bình điện phân (A)
+ t là thời gian điện phân (s)
+ m là khối lượng chất được giải phóng (g)
II. Phân loại và phương pháp giải
Dạng 1. Hiện tượng dương cực tan
1. Phương pháp
- Ta áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch:
Trong đó:
+ E là suất điện động của nguồn (V)
+ I là cường độ dòng điện mạch chính (A)
+ r là điện trở trong của nguồn (Ω)
+ RN là điện trở ngoài của mạch (Ω)
- Ngoài ra ta áp dụng các công thức liên hệ giữa hiệu điện thế, cường độ dòng điện trong các đoạn mạch nối tiếp, song song để tính cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân.
* Tính khối lượng của chất được giải phóng ra ở điện cực
- Sử dụng các biểu thức của các định luật Farađây, công thức Fa-ra-đây
+ m = k.q = k.I.t
+
Trong đó:
+ k là đương lượng điện hóa của chất được giải phóng ra ở điện cực (g/C).
+ F = 96 500 C/mol là hằng số Farađây.
+ n là hóa trị của chất thoát ra.
+ A là khối lượng nguyên tử của chất được giải phóng (g)
+ q là điện lượng dịch chuyển qua bình điện phân (C)
+ I là cường độ dòng điện qua bình điện phân (A)
+ t là thời gian điện phân (s)
+ m là khối lượng chất được giải phóng (g)
* Tính bề dày lớp kim loại bám trên điện cực:
Trong đó:
+ d là bề dày lớp kim loại bám vào điện cực (m)
+ V là thể tích phần kim loại bám vào điện cực (m3)
+ m là khối lượng lớp kim loại bám vào điện cực (kg)
+ ρ là khối lượng riêng của kim loại (kg/m3)
+ S là diện tích lớp kim loại (m2)
* Tính khối lượng m, suy ra thể tích của khí đó ở điều kiện chuẩn (p0, V0, T0):
Trong đó:
+ m là khối lượng chất điện phân (g)
+ M là khối lượng phân tử của chất điện phân (g/mol)
* Thể tích khí thoát ra ở điều kiện điện phân:
Trong đó:
+ p0, V0, T0 là trạng thái khí ở điều kiện chuẩn
+ p, V, T là trạng thái khí ở điều kiện điện phân
* Hiệu suất của bình điện phân
Trong đó:
+ E’ là suất phản điện của bình điện phân (V)
+ U là hiệu điện thế đặt vào 2 cực điện (V)
2. Bài tập ví dụ
Bài 1. Muốn mạ đồng một tấm sắt có diện tích tổng cộng 200 cm2, người ta dùng tấm sắt làm catôt của một bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 và anôt là một thanh đồng nguyên chất, rồi cho dòng điện có cường độ I = 10 A chạy qua trong thời gian 2 giờ 40 phút 50 giây. Tìm bề dày lớp đồng bám trên mặt tấm sắt. Cho biết đồng có A = 64; n = 2 và có khối lượng riêng ρ = 8,9.103 kg/m3.
Hướng dẫn giải:
- Chú ý đổi: S = 200 cm2 = 2.10–2 m2;
t = 2 giờ 40 phút 50 giây = 2.3600 + 40.60 + 50 = 9650 giây
- Bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 và anôt là một thanh đồng nguyên chất nên xảy ra hiện tượng cực dương tan trong quá trình điện phân.
- Khối lượng đồng bám vào sắt là:
- Chiều dày lớp đồng bám vào là:
Bài 2. Cho mạch điện như hình vẽ (hình 2). Nguồn điện có suất điện động E = 9V, điện trở trong r = 2W, R1 = 6W, R2 = 9W. Bình điện phân đựng dung dịch đồng sunfat có điện cực bằng đồng, điện trở của bình điện phân là Rp = 3W. Tính:
a) Cường độ dòng điện qua mạch và qua các điện trở, bình điện phân.
b) Khối lượng đồng bám vào catôt sau 32 phút 10 giây.
Biết đối với đồng A = 64, n = 2.
Hướng dẫn giải:
Khi điện phân một dung dịch muối mà kim loại anôt làm bằng chính kim loại ấy thì xảy ra hiện tượng cực dương tan (kim loại đề cập trong bài trên chính là đồng). Đến đây bài toán không có gì mới. Ta xem bình điện phân như một điện trở và tính toán bình thường. Riêng bình điện phân thì ta quan tâm tới dòng điện chạy qua bình điện phân, thời gian điện phân và khối lượng kim loại giải phóng ở điện cực. Lưu ý rằng khối lượng này tính bằng gam (g) chứ không phải bằng kilogam (kg).
a) Điện trở tương đương mạch ngoài:
Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính:
Ta có: U = I. R = 1,5. 4 = 6V = U1 =U2p
b) Khối lượng đồng bám vào catôt là:
Bài 3. Cho dòng điện chạy qua bình điện phân chứa dung dịch CuSO4, có anôt bằng Cu. Biết rằng đương lượng hóa của đồng k = 3,3.10–7 kg/C. Để trên catôt xuất hiện 0,33 kg đồng, thì điện tích chuyển qua bình phải bằng:
A. 105 (C).
B. 106 (C).
C. 5.106 (C).
D. 107 (C).
Hướng dẫn giải:
Áp dụng công thức định luật Fara-đây:
Chọn đáp án B
Dạng 2. Hiện tượng dương cực không tan
1. Phương pháp giải
* Khi không có hiện tượng dương cực tan thì bình điện phân xem như một máy thu điện, và có suất phản điện Ep. Suất phản điện của bình điện phân phụ thuộc vào bản chất của điện cực và chấy điện phân.
* Xét một mạch điện chỉ có bộ nguồn (E, r) và bình điện phân có điện trở rp. Dòng điện qua bình tuân theo định luật ôm cho đoạn mạch chứa máy thu.
- Khi đó để tính cường độ dòng điện chạy trong mạch chính và qua bình điện phân, ta áp dụng:
Trong đó:
+ Ep và rp là suất phản điện và điện trở của bình điện phân (V)
+ E và r lần lượt là suất điện động và điện trở trong của nguồn (V)
* Để tính các đại lượng:
+ khối lượng các chất giải phóng ở các điện cực.
+ thể tích khí thoát ra ở điều kiện điện phân.
+ tính khối lượng m, suy ra thể tích của khí đó ở điều kiện chuẩn (p0, V0, T0).
+ tính bề dày lớp kim loại bám trên điện cực.
Ta sử dụng các công thức ở dạng 1 đã đưa để tính toán.
2. Bài tập ví dụ
Bài 1. Một mạch điện kín gồm một nguồn điện có suất điện động E = 6V, điện trở trong r = 0,5Ω, cung cấp dòng điện cho bình điện phân dung dịch đồng sunfat với anôt làm bằng chì. Biết suất phản điện của bình điện phân là Ep = 2V, điện trở của bình điện phân là rp = 1,5Ω, và lượng đồng bám trên catôt là 2,4g. Hãy tính:
a) Điện lượng dịch chuyển qua bình điện phân.
b) Cường độ dòng điện qua bình điện phân.
c) Thời gian điện phân.
Hướng dẫn giải:
Bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 và anôt được làm bằng chì (Pb) nên không xảy ra hiện tượng cực dương tan trong quá trình điện phân. Trong trường hợp này bình điện phân xem như một máy thu điện, nên dòng điện qua bình tuân theo định luật ôm cho đoạn mạch chứa máy thu.
a) Điện lượng dịch chuyển qua bình điện phân:
Ta có:
b) Cường độ dòng điện qua bình điện phân:
c) Thời gian điện phân:
Bài 2. Khi điện phân dung dịch muối ăn NaCl trong bình điện phân có điện cực anôt bằng graphit, người ta thu được khí clo ở anôt và khí hidro ở catôt. Thể tích của các khí H2 và Cl2 thu được ở điều kiện tiêu chuẩn khi điện phân trong khoảng thời gian 10 phút với cường độ dòng điện 10A lần lượt là
A. 0,696 (ℓ) và 0,696 (ℓ)
B. 0,696 (ℓ) và 1,392 (ℓ)
C. 1,392 (ℓ) và 0,696 (ℓ)
D. 1,392 (ℓ) và 1,392 (ℓ)
Hướng dẫn giải:
Áp dụng công thức tính khối lượng các chất giải thoát ở điện cực:
Khối lượng Clo và Hidro giải phóng lần lượt là:
Số mol khí của Cl2; H2 lần lượt là:
Thể tích khí Cl2 H2 lần lượt là:
VCl = 22,4.nCl = 22,4.0,031 = 0,696 (ℓ)
VH = 22,4.nH = 22,4.0,031 = 0,696 (ℓ)
Đáp án A
III. Bài tập tự luyện
Câu 1. Hạt tải điện trong chất điện phân là
A. ion dương và ion âm.
B. êlectron.
C. êlectron và ion dương.
D. êlectron, ion dương và ion âm.
Đáp án A
Câu 2. Bản chất dòng điện trong chất điện phân là
A. dòng ion dương dịch chuyển theo chiều điện trường.
B. dòng ion âm dịch chuyển ngược chiều điện trường.
C. dòng êlectron dịch chuyển ngược chiều điện trường.
D. dòng ion dương và dòng ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau.
Đáp án D
Câu 3. Bản chất của hiện tượng dương cực tan là
A. cực dương của bình điện phân bị tăng nhiệt độ tới mức nóng chảy.
B. cực dương của bình điện phân bị mài mòn cơ học.
C. cực dương của bình điện phân bị tác dụng hóa học tạo thành chất điện phân và tan vào dung dịch.
D. cực dương của bình điện phân bị bay hơi.
Đáp án C
Câu 4. Trong các trường hợp sau đây, hiện tượng dương cực tan không xảy ra khi
A. điện phân dung dịch bạc clorua với cực dương là bạc.
B. điện phân dung dịch CuSO4 với cực dương là đồng.
C. điện phân dung dịch muối đồng sunfat với cực dương là graphit (than chì).
D. điện phân dung dịch niken sunfat với cực dương là niken.
Đáp án C
Câu 5. Trong hiện tượng điện phân dương cực tan một muối xác định, muốn tăng khối lượng chất giải phóng ở điện cực thì cần phải tăng
A. khối lượng mol của chất được giải phóng.
B. hóa trị của chất được giải phóng.
C. thời gian lượng chất được giải phóng.
D. cả 3 đại lượng trên.
Đáp án C
Câu 6. Một bình điện phân chứa dung dịch bạc nitrat (AgNO3) có anôt bằng bạc và điện trở là 2,5 Ω. Hiệu điện thế giữa hai điện cực của bình này là 10 V. Bạc (Ag) có khối lượng mol là A = 108 g/mol và hoá trị n = 1. Khối lượng bạc bám vào catôt sau 16 phút 5 giây là:
A. 4,32 g.
B. 4,32 kg.
C. 2,16g.
D. 2,16 kg.
Đáp án A
Câu 7. Một bình điện phân chứa dung dịch đồng sunphat (CuSO4) có anôt bằng đồng. Cho dòng điện không đổi chạy qua bình này trong thời gian 30 phút, khi đó khối lượng của catôt tăng thêm 1,143 g. Đồng (Cu) có khối lượng mol là A = 63,5 g/mol và n = 2. Cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân có giá trị:
A. 0,965A.
B. 1,93A.
C. 0,965 mA.
D. 1,93 mA.
Đáp án B
Câu 8. Cho dòng điện chạy qua bình điện phân chứa dung dịch CuSO4, có anôt bằng Cu. Biết rằng đương lượng điện hóa của đồng k = 3,3.10-4g/C. Để trên catôt xuất hiện 726 g đồng thì điện lượng chuyển qua bình phải bằng:
A. 2,2.106C.
B. 2,2.109C.
C. 4,55.10-7C.
D. 4,55.10-10C.
Đáp án A
Câu 9. Một bình điện phân chứa dung dịch muối kim loại có điện cực làm bằng chính kim loại đó. Cho dòng điện 0,25A chạy qua trong 1 giờ thấy khối lượng catôt tăng xấp xỉ 1g. Cho biết khối lượng mol và hóa trị của các điện cực tương ứng như sau: Sắt A1 = 56, n1 = 3; Đồng A2 = 64, n2 = 2; Bạc A3 = 108, n3 = 1 và Kẽm A4 = 65,5; n4 = 2. Các điện cực làm bằng:
A. Sắt.
B. Đồng.
C. Bạc.
D. Kẽm.
Đáp án C
Câu 10. Người ta muốn bóc một lớp đồng dày d = 5µm trên một tấm đồng diện tích S = 10cm2 bằng phương pháp điện phân với dòng điện 0,1A. Biết khối lượng riêng của đồng là 8900kg/m3. Thời gian điện phân bằng:
A. 2,237 phút
B. 22,37 phút.
C. 44,73 phút.
D. 4,473 phút.
Đáp án B
Câu 11. Điện phân dung dịch HNO3 với dòng điện có cường độ 7,5A. Sau 16 phút 5 giây thể tích khí hiđrô (ở điều kiện chuẩn) thu được ở catốt là:
A. 1680cm3.
B. 8400cm3.
C. 840cm3.
D. 16800cm3.
Đáp án C
Câu 12. Khi điện phân một dung dịch HCl điện cực anôt bằng graphit, người ta thu được 3,32 lít khí hyđro ở điều kiện tiêu chuẩn. Biết thời gian thực hiện điện phân là 90 phút. Cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân bằng:
A. 1,32A.
B. 2,65A.
C. 5,30A.
D. 5,50A.
Đáp án C
Câu 13. Cho đương lượng điện hóa của Hiđrô và Clo lần lượt là: k1 = 0,1045.10–7 kg/C và k2 = 3,67.10–7 kg/C. Để giải phóng lượng khí Clo và Hiđrô từ 7,6g axit clohiđric (HCl) bằng dòng điện 5A, thì phải cần thời gian điện phân tương ứng là:
A. 1,1h.
B. 1,5h.
C. 1,3h.
D. 1,0h.
Đáp án A
Câu 14. Chiều dày của lớp Niken phủ lên một tấm kim loại là d = 0,05(mm) sau khi điện phân trong 30 phút. Diện tích mặt phủ của tấm kim loại là 30cm2. Cho biết Niken có khối lượng riêng là ρ = 8,9.103 kg/m3, nguyên tử khối A = 58 và hoá trị n = 2. Cường độ dòng điện qua bình điện phân là:
A. I = 2,5 (μA).
B. I = 2,5 (mA).
C. I = 250 (A).
D. I = 2,5 (A).
Đáp án D
Câu 15. Một tấm kim loại được đem mạ niken bằng phương pháp điện phân. Biết diện tích bề mặt kim loại là 40cm2, cường độ dòng điện qua bình là 2A, niken có khối lượng riêng D = 8,9.103kg/m3, A = 58, n = 2. Tính chiều dày của lớp niken trên tấm kinh loại sau khi điện phân 30 phút. Coi niken bám đều lên bề mặt tấm kim loại.
Đáp án: 0,03mm
Câu 16. Chiều dày của một lớp niken phủ lên một tấm kim loại là h = 0,05 mm sau khi điện phân trong 30 phút. Diện tích mặt phủ của tấm kim loại là 30 cm2. Xác định cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân. Biết niken có A = 58, n = 2 và có khối lượng riêng là ρ = 8,9 g/cm3.
Đáp án: 2,47A
Câu 17. Một nguồn gồm 30 pin mắc thành 3 nhóm nối tiếp, mỗi nhóm có 10 pin mắc song song, mỗi pin có suất điện động 0,9 (V) và điện trở trong 0,6 (Ω). Bình điện phân có anôt làm bằng Cu và dung dịch điện phân là CuSO4, điện trở của bình điện phân là 205Ω, mắc bình điện phân vào hai cực của bộ nguồn. Trong thời gian 50 phút khối lượng đồng Cu bám vào catốt là bao nhiêu?
Đáp án: 0,013 g
Câu 18. Cho điện như hình vẽ. Trong đó bộ nguồn có n pin mắc nối tiếp, mỗi pin có suất điện động 1,5 V và điện trở trong 0,5 Ω. Mạch ngoài gồm các điện trở R1 = 20Ω; R2 = 9Ω; R3 = 2Ω; đèn Đ loại 3V-3W; Rp là bình điện phân đựng dung dịch AgNO3, có cực dương bằng bạc. Điện trở của ampe kế và dây nối không đáng kể; điện trở của vôn kế rất lớn. Biết ampe kế A1 chỉ 0,6 A, ampe kế A2 chỉ 0,4 A. Tính:
a) Cường độ dòng điện qua bình điện phân và điện trở của bình điện phân.
b) Số pin và công suất của bộ nguồn.
c) Số chỉ của vôn kế.
d) Khối lượng bạc giải phóng ở catôt sau 32 phút 10 giây.
e) Đèn Đ có sáng bình thường không? Tại sao?
Đáp án:
a) 0,2A; 22 Ω;
b) 14 nguồn; Png = 12,6 W;
c) 16,8 V;
d) 0,432 g;
e) Đèn sáng yếu hơn bình thường.
Bài tập bổ sung
Bài 1: Bản chất dòng điện trong chất điện phân là
A. dòng ion dương dịch chuyển theo chiều điện trường.
B. dòng ion âm dịch chuyển ngược chiều điện trường.
C. dòng electron dịch chuyển ngược chiều điện trường.
D. dòng ion dương và dòng ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau.
Bài 2: Bản chất của hiện tượng dương cực tan là
A. cực dương của bình điện phân bị tăng nhiệt độ tới mức nóng chảy.
B. cực dương của bình điện phân bị mài mòn cơ học.
C. cực dương của bình điện phân bị tác dụng hóa học tạo thành chất điện phân và tan vào dung dịch.
D. cực dương của bình điện phân bị bay hơi.
Bài 3: Khi điện phân nóng chảy muối của kim loại kiềm thì
A. cả ion của gốc axit và ion kim loại đều chạy về cực dương.
B. cả ion của gốc axit và ion kim loại đều chạy về cực âm.
C. ion kim loại chạy về cực dương, ion của gốc axit chạy về cực âm.
D. ion kim loại chạy về cực âm, ion của gốc axit chạy về cực dương.
Bài 4: Trong các trường hợp sau đây, hiện tượng dương cực tan không xảy ra khi
A. điện phân dung dịch bạc clorua với cực dương là bạc.
B. điện phân axit sunfuric với cực dương là đồng.
C. điện phân dung dịch muối đồng sunfat với cực dương là graphit (than chì).
D. điện phân dung dịch niken sunfat với cực dương là niken.
Bài 5: Khối lượng chất giải phóng ở điện cực của bình điện phân tỉ lệ với
A. điện lượng chuyển qua bình.
B. thể tích của dung dịch trong bình.
C. khối lượng dung dịch trong bình.
D. khối lượng chất điện phân.
Bài 6: Nếu có dòng điện không đổi chạy qua bình điện phân gây ra hiện tượng dương cực tan thì khối lượng chất giải phóng ở điện cực không tỉ lệ thuận với
A. khối lượng mol của chất đượng giải phóng.
B. cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân.
C. thời gian dòng điện chạy qua bình điện phân.
D. hóa trị của của chất được giải phóng.
Bài 7: Hiện tượng điện phân không ứng dụng để
A. đúc điện.
B. mạ điện.
C. sơn tĩnh điện.
D. luyện nhôm.
Bài 8: Khi điện phân dương cực tan, nếu tăng cường độ dòng điện và thời gian điện phân lên 2 lần thì khối lượng chất giải phóng ra ở điện cực
A. không đổi.
B. tăng 2 lần.
C. tăng 4 lần.
D. giảm 4 lần.
Bài 9: Trong hiện tượng điện phân dương cực tan một muối xác định, muốn tăng khối lượng chất giải phóng ở điện cực thì cần phải tăng
A. khối lượng mol của chất được giải phóng.
B. hóa trị của chất được giải phóng.
C. thời gian lượng chất được giải phóng.
D. cả 3 đại lượng trên.
Bài 10: Kết quả cuối cùng của quá trình điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực bằng đồng là
A. anot bị ăn mòn.
B. đồng bám vào catot.
C. đồng chạy từ anot sang catot.
D. không có gì thay đổi ở bình điện phân.
Xem thêm phương pháp giải các dạng bài tập Vật Lí lớp 11 hay, chi tiết khác:
- Các dạng bài tập Dòng điên trong chất khí, chân không, chất bán dẫn và cách giải
- Từ trường của dây dẫn có hình dạng đặc biệt - Nguyên lí chồng chất từ trường - Bài tập và cách giải
- Các dạng bài tập lực từ và cách giải
- Bài tập về lực lo – ren – xơ và cách giải
- Bài tập xác định chiều dòng điện cảm ứng và cách giải
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều