100 câu trắc nghiệm Mắt, Các dụng cụ quang có lời giải (nâng cao - phần 3)
Với 100 câu trắc nghiệm Mắt, Các dụng cụ quang (nâng cao - phần 3) có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm trắc nghiệm Mắt, Các dụng cụ quang (nâng cao - phần 3).
Bài 71: Một màn ảnh đặt song song với vật sáng AB và cách AB một đoạn L = 72cm. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f đặt trong khoảng giữa vật và màn sao cho AB vuông góc với trục chính của thấu kính, người ta tìm được hai vị trí của thấu kính cho ảnh rõ nét trên màn. Hai vị trí này cách nhau a = 48cm. Tìm f
A. 20cm. B. 30cm. C. 10cm. D. 45cm
Lời giải:
Đáp án: C
Theo tính thuận nghịch của đường truyền sáng ta có
Ta có:
Ta lại có:
Bài 72: Một màn ảnh đặt song song với vật sáng AB và cách AB một đoạn L = 90cm. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f đặt trong khoảng giữa vật và màn sao cho AB vuông góc với trục chính của thấu kính, người ta tìm được hai vị trí của thấu kính cho ảnh rõ nét trên màn có độ cao lần lượt là A1B1 = 8cm và A2B2 = 2cm. Tính độ cao AB
A. 6cm. B. 3cm. C. 4cm. D. 2cm
Lời giải:
Đáp án: C
Theo tính thuận nghich của đường truyền sáng ta có
Bài 73: Một màn ảnh đặt song song với vật sáng AB và cách AB một đoạn L = 90cm. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f đặt trong khoảng giữa vật và màn sao cho AB vuông góc với trục chính của thấu kính, người ta tìm được hai vị trí của thấu kính cho ảnh rõ nét trên màn có độ cao lần lượt là A1B1 = 8cm và A2B2 = 2cm. Xác định tiêu cự của thấu kính
A. 60cm. B. 30cm. C. 20cm. D. 40cm
Lời giải:
Đáp án: C
Theo tính thuận nghich của đường truyền sáng ta có
Bài 74: Câu 74. Vật sáng AB đặt trên trục chính của một TKHT có tiêu cự 12cm cho ảnh thật. Khi dời AB lại gần thấu kính 6cm thì ảnh dời đi 2 cm. Xác định vị trí vật và ảnh trước khi dịch chuyển vật
A. d1 = 42cm , d1’ = 16 cm
B. d1 = 42cm , d1’ = 18 cm
C. d1 = 36cm , d1’ = 18 cm.
D. d1 = 30cm , d1’ = 20 cm
Lời giải:
Đáp án: C
Khi dời vật lại gần thì ảnh dời ra xa
Bài 75: Vật thật AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính. Ban đầu ảnh của vật qua thấu kính là ảnh ảo bằng nửa vật. Giữ thấu kính cố định di chuyển vật dọc trục chính 100cm. Ảnh của vật lúc này là ảnh ảo cao bằng 1/3 vật. Xác định tiêu cự của thấu kính
A. -100cm B. -200cm C. 100cm D. 200cm
Lời giải:
Đáp án: A
Vật qua thấu kính cho ảnh ảo nhỏ hơn vật nên thấu kính là thấu kính phân kì
Bài 76: Đặt vật sáng trên trục chính của một thấu kính thì cho ảnh lớn gấp 3 lần vật. Khi dời vật lại gần thấu kính một đoạn 12 cm thì vẫn cho ảnh có chiều cao gấp 3 lần vật. Xác định tiêu cự của thấu kính đó
A. 18cm B. 20cm C. 36cm D. 40cm
Lời giải:
Đáp án: A
Ảnh trước và sau cùng chiều cao và lớn hơn vật nên 1 ảnh là thật, một ảnh là ảo nên thấu kính là thấu kính hội tụ. Ảnh lúc đầu là ảnh thật ảnh lúc sau là ảnh ảo
Vì dịch chuyển lại gần nên d2 = d1 – 12 suy ra d1 + d1 -12 =2f nên d1 = f + 6
Bài 77: Đặt một vật AB trước thấu kính hội tụ, cách thấu kính 15cm thì thu được ảnh của vật hiện rõ trên màn đặt sau thấu kính. Dịch chuyển vật một đoạn 3 cm lại gần thấu kính thì lúc này ta phải dịch chuyển màn ra xa thấu kính để thu được ảnh rõ nét. Ảnh sau cao gấp 2 lần ảnh trước. Xác định tiêu cự của thấu kính
A. 18cm B. 20cm C. 9cm D. 10cm
Lời giải:
Đáp án: C
Vì vật dịch lại gần nên ta có d2 = d1 – 3 = 12cm
Ảnh lúc sau cao gấp 2 lần ảnh trước nên:
Bài 78: Đặt một vật sáng AB trên trục chính của một TKHT cách kính 30cm thì thu được ảnh hiện rõ trên màn. Dịch chuyển vật lại gần thấu kính thêm 10cm thì ta phải dịch chuyển màn thêm 1 đoạn nửa mới thu được ảnh, ảnh sau cao gấp đôi ảnh trước. Tìm tiêu cự của thấu kính
A. 18cm B. 20cm C. 9cm D. 10cm
Lời giải:
Đáp án: D
Khi dịch chuyển lại gần thì ảnh dịch ra xa nên phải dịch màn ra xa d2 = d1 – 10 = 20cm.
Ảnh lúc sau cao gấp 2 lần ảnh trước nên
Bài 79: Vật cao 5 cm, qua thấu kính hội tụ tạo ảnh cao 15cm trên màn. Giữ nguyên vị trí thấu kính nhưng rời vật ra xa thấu kính thêm 1,5 cm, dời màn hứng ảnh để thu rõ ảnh của vật khi đó có độ cao 10cm. Tìm tiêu cự của thấu kính
A. 18cm B. 20cm C. 9cm D. 10cm
Lời giải:
Đáp án: C
Ảnh thật nên ta có :
Bài 80: Một người có điểm cực cận cách mắt 15cm và điểm cực viễn ở vô cực, quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ +20 điốp. Mắt đặt cách kính 10 cm. Hỏi phải đặt vật trong khoảng nào trước kính.
A. Vật cách mắt từ 2,5cm đến 5cm
B. Vật cách mắt từ 0,025cm đến 0,5cm
C. Vật cách mắt từ 16,7cm đến 10cm
D. Vật cách mắt từ 7,1cm đến 16,7cm
Lời giải:
Đáp án: A
Khoảng đặt vật là MN sao cho ảnh của M, N qua kính lúp lần lượt là các điểm Cv ở vô cực và CC
Bài 81: Một người cận thị có khoảng nhìn rõ ngắn nhất 10 cm và giới hạn nhìn rõ là 20 cm. Người này quan sát vật nhỏ qua kính lúp có tiêu cự 5cm. Kính đeo sát mắt. Hỏi phải đặt vật trong khoảng nào trước kính.
A. Vật cách mắt từ 10/3 cm đến 30/7 cm
B. Vật cách mắt từ 0,025cm đến 0,5cm
C. Vật cách mắt từ 16,7cm đến 10cm
D. Vật cách mắt từ 7,1cm đến 16,7cm
Lời giải:
Đáp án: A
OCc = 10cm và OCv = 30cm
Khi đặt vật ở gần thì qua kính sẽ cho ảnh ảo ở cực cận
Khi đặt vật ở xa thì qua kính sẽ cho ảnh ảo ở điểm cực viễn
Bài 82: Trên vành kính lúp có ghi x10. Tiêu cự của kính lúp là
A.10 cm B. 25 cm C. 2,5 cm D. 10 m
Lời giải:
Đáp án: C
Vành kính ghi 10x ⇔ 25/f = 10 ⇒ f = 2,5cm
Bài 83: Một người mắt bình thường có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 20cm quan sát một vật nhỏ nhờ một kính lúp trên vành ghi 5x. Kính lúp đặt sát mắt. Hỏi vật đặt trong khoảng nào trước kính.
A. 4 cm đến 5 cm
B. 3 cm đến 5 cm
C. 4 cm đến 6 cm
D. 3 cm đến 6 cm
Lời giải:
Đáp án: A
Vành kính ghi 5x ⇔ 25/f = 5 ⇒ f = 5cm
Ngắm chừng ở cực cận d’ = -OCc = -20 cm.
Ngắm chừng ở vô cực dv = f = 5cm
Bài 84:Một mắt thường có điểm cực cận cách mắt 24cm đặt ở tiêu điểm của một kính lúp có tiêu cự 6cm để quan sát một vật nhỏ. Độ bội giác của kính là :
A. 4 B. 3 C. 2 D. 2,5
Lời giải:
Đáp án: A
Bài 85: Một mắt thường có điểm cực cận cách mắt 20cm đặt ở tiêu điểm của một kính lúp trên vành có ghi 5x để quan sát một vật nhỏ. Độ bội giác của kính là :
A. 4 B. 3 C. 2 D. 2,5
Lời giải:
Đáp án: A
Vành kính ghi 5x ⇔ 25/f = 5 ⇒ f = 5cm. G∞ = OCc/f = 20/5 =4
Bài 86: Một người có điểm cực cận cách mắt 25cm và điểm cực viễn ở vô cực, quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ +10 điốp. Mắt đặt sát sau kính. Độ bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực là
A. 2,5 B. 3,5 C. 3 D. 4
Lời giải:
Đáp án: A
f = 1/D = 10cm → G∞ = OCc/f = 25/10 =2,5
Bài 87: Một kính lúp có độ tụ 50dp. Mắt có điểm cực cận cách mắt 20cm đặt tại tiêu điểm ảnh của kính để nhìn vật AB dưới một góc trông 0,05 rad, mắt ngắm chừng ở vô cực. Xác định chiều cao của vật
A. 1cm B. 1mm C. 2cm D. 2mm.
Lời giải:
Đáp án: B
Tiêu cự của kính f = 1/D = 0,02m = 2cm
Góc trông ảnh khi ngắm chừng ở vô cực
Bài 88: Một kính hiển vi vật kính có tiêu cự 1 cm, thị kính có tiêu cự 4 cm. Độ dài quang học là 16cm. Một người quan sát có mắt không tật và có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 20cm, đặt mắt sát thị kính quan sát ảnh. Độ bội giác ảnh khi ngắm chừng ở vô cực là
A. 80 B. 82 C. 40 D. 41
Lời giải:
Đáp án: A
Bài 89: Một kính hiển vi vật kính có tiêu cự 0,8 cm, thị kính có tiêu cự 8 cm. hai kính đặt cách nhau 12,2 cm. Một người mắt tốt (cực cận cách mắt 25 cm) đặt mắt sát thị kính quan sát ảnh. Độ bội giác ảnh khi ngắm chừng trong trạng thái không điều tiết là
A. 13,28. B. 47,66. C. 40,02. D. 27,53.
Lời giải:
Đáp án: A
Bài 90: Một người có mắt tốt có điểm cực cận cách mắt 25 cm quan sát trong trạng thái không điều tiết qua một kính hiển vi mà thị kính có tiêu cự gấp 10 lần thị kính thì thấy độ bội giác của ảnh là 150. Độ dài quang học của kính là 15 cm. Tiêu cự của vật kính và thị kính lần lượt là
A. 5 cm và 0,5 cm.
B. 0,5 cm và 5 cm.
C. 0,8 cm và 8 cm.
D. 8 cm và 0,8 cm.
Lời giải:
Đáp án: B
Ta có f2 = 10f1, mặt khác G∞ = δĐ/(f1f2) = δĐ/(f1.10f1), suy ra f12 = δĐ/(10.G∞) = 15.25/(10.150) = 0,25 nên f1 = 0,5 cm; f2 = 5 cm.
Bài 91: Một kính hiển vi vật kính có tiêu cự 2 cm, thị kính có tiêu cự 10 cm đặt cách nhau 15 cm. Để quan sát ảnh của vật qua kính phải đặt vật trước vật kính
A. 1,88 cm. B. 1,77 cm. C. 2,04 cm. D. 1,99 cm.
Lời giải:
Đáp án: C
Vì chỉ có giá trị 2,04 là lớn hơn gần với giá trị tiêu cự của vật kính.
Bài 92: Một kính hiển vi, với vật kính có tiêu cự 5 mm, thị kính có tiêu cự 2,5 cm. Hai kính đặt cách nhau 15 cm. Người quan sát có giới hạn nhìn rỏ cách mắt từ 20 cm đến 50 cm. Xác định vị trí đặt vật trước vật kính để nhìn thấy ảnh của vật.
A. 0,5 cm ≥ d1 ≥ 0,6cm.
B. 0,4206 cm ≥ d1 ≥ 0,5204 cm
C. 0,5206 cm ≥ d1 ≥ 0,5204 cm
D. 0,5406 cm ≥ d1 ≥ 0,6 cm
Lời giải:
Đáp án: C
Khi ngắm chừng ở cực cận: d2’ = - OCC = - 20 cm;
d2 = d2'f2/(d2'-f2) = 2,22 cm; d1’ = O1O2 – d2 = 12,78 cm;
d1 = d1'f1/(d1'-f1) = 0,5204 cm.
Khi ngắm chừng ở cực viễn: d2’ = - OCv = -50;
d2 = d2'f2/(d2'-f2) = 2,38 cm; d1’ = O1O2 – d2 = 12,62 cm;
d1 = d1'f1/(d1'-f1) = 0,5206 cm. Phải đặt vật cách vật kính trong khoảng 0,5206 cm ≥ d1 ≥ 0,5204 cm.
Bài 93: Một kính thiên văn vật kính có tiêu cự 1,6 m, thị kính có tiêu cự 10 cm. Một người mắt tốt quan sát trong trạng thái không điều tiết để nhìn vật ở rất xa qua kính thì phải chỉnh sao cho khoảng cách giữa vật kính và thị kính là
A. 170 cm. B. 11,6 cm. C. 160 cm. D. 150 cm.
Lời giải:
Đáp án: A
O1O2 = f1 + f2 = 160 + 10 = 170 cm.
Bài 94: Một người mắt không có tật quan sát vật ở rất xa qua một kính thiên văn vật kính có tiêu cự 6 cm, thị kính có tiêu cự 90 cm trong trạng thái không điều tiết thì độ bội giác của ảnh là
A. 15.
B. 540.
C. 96.
D. chưa đủ dữ kiện để xác định.
Lời giải:
Đáp án: A
Ta có G∞ = f1/f2 = 90/6 = 15
Bài 95: Vật kính của một kính thiên văn có tiêu cự 90 cm, thị kính có tiêu cự 2,5 cm. Người quan sát có điểm cực cận cách mắt 20 cm, điểm cực viễn ở vô cực, đặt mắt sát thị kính để quan sát một chòm sao. Tính số bội giác khi ngắm chừng ở vô cực
A. 32,4 B. 92,2 C. 36 D. 42
Lời giải:
Đáp án: C
Số bội giác khi đó: G∞ = f1/f2 = 36.
Bài 96: Một người phải điều chỉnh khoảng cách giữa vật kính và thị kính của kính thiên văn là 88 cm để ngắm chừng ở vô cực. Khi đó, ảnh có độ bội giác là 10. Tiêu cự của vật kính và thị kính lần lượt là
A. 80 cm và 8 cm.
B. 8 cm và 80 cm.
C. 79,2 cm và 8,8 cm.
D. 8,8 cm và 79,2 cm.
Lời giải:
Đáp án: A
Ta có O1O2 = f1 + f2 = 88 cm; G∞ = f1/f2 = 10; giải hệ ta được 80 cm và 8 cm.
Bài 97: Một kính thiên văn vật kính có tiêu cự 100cm, thị kính có tiêu cự 5 cm đang được bố trí đồng trục cách nhau 95 cm. Một người mắt tốt muốn quan sát vật ở rất xa trong trạng thái không điều tiết thì người đó phải chỉnh thị kính
A. ra xa thị kính thêm 5 cm.
B. ra xa thị kính thêm 10 cm.
C. lại gần thị kính thêm 5 cm.
D. lại gần thị kính thêm 10 cm.
Lời giải:
Đáp án: B
O1O2 = f1 + f2 = 10 + 5 = 105 cm; phải dịch vật kính ra xa thêm 105 – 95 = 10 cm.
Bài 98: Vật kính của một kính thiên văn có tiêu cự 1,2 m, thị kính có tiêu cự 4 cm. Người quan sát có điểm cực viễn cách mắt 50 cm, đặt mắt sát thị kính để quan sát Mặt Trăng. Tính khoảng cách giữa vật kính và thị kính khi quan sát ở trạng thái không điều tiết mắt.
A. 123,7
B. 120
C. 50
D. chưa đủ dữ kiện để xác định.
Lời giải:
Đáp án: A
Khi ngắm chừng ở cực viễn: d2’ = - OCv = - 50 cm;
d2 = d2'f2/(d2'-f2) = 3,7 cm; d1 = ∞ ⇒ d1’ = f1 = 120 cm; O1O2 = d1’ + d2 = 123,7 cm.
Bài 99: Vật kính của một kính thiên văn có tiêu cự 1,2 m, thị kính có tiêu cự 4 cm. Người quan sát có điểm cực viễn cách mắt 50 cm, đặt mắt sát thị kính để quan sát Mặt Trăng. Tính số bội giác của kính khi quan sát ở trạng thái không điều tiết mắt.
A. 32,4 B. 120 C. 50 D. 42
Lời giải:
Đáp án: A
Khi ngắm chừng ở cực viễn: d2’ = - OCv = - 50 cm;
d2 = d2'f2/(d2'-f2) = 3,7 cm. Số bội giác:
Bài 100: Vật kính của một kính thiên văn có tiêu cự 90 cm, thị kính có tiêu cự 2,5 cm. Người quan sát có điểm cực cận cách mắt 20 cm, điểm cực viễn ở vô cực, đặt mắt sát thị kính để quan sát một chòm sao. Tính khoảng cách giữa vật kính và thị kính khi ngắm chừng ở cực cận.
A. 32,4 B. 92,2 C. 50 D. 42
Lời giải:
Đáp án: B
Khi ngắm chừng ở cực cận: d2’ = - OCc = - 20 cm;
d2 = d2'f2/(d2'-f2) = 2,2 cm; d1 = ∞ ⇒ d1’ = f1 = 90 cm; O1O2 = d1’ + d2 = 92,2 cm.
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 11 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:
- Lý thuyết tổng hợp chương: Mắt. Các dụng cụ quang
- 100 câu trắc nghiệm Mắt, Các dụng cụ quang có lời giải (cơ bản - phần 1)
- 100 câu trắc nghiệm Mắt, Các dụng cụ quang có lời giải (cơ bản - phần 2)
- 100 câu trắc nghiệm Mắt, Các dụng cụ quang có lời giải (cơ bản - phần 3)
- 100 câu trắc nghiệm Mắt, Các dụng cụ quang có lời giải (nâng cao - phần 1)
- 100 câu trắc nghiệm Mắt, Các dụng cụ quang có lời giải (nâng cao - phần 2)
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều