100 câu trắc nghiệm Mắt, Các dụng cụ quang có lời giải (cơ bản - phần 3)
Với 100 câu trắc nghiệm Mắt, Các dụng cụ quang (cơ bản - phần 3) có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm trắc nghiệm Mắt, Các dụng cụ quang (cơ bản - phần 3).
Bài 71: Số phóng đại ảnh qua một thấu kính có giá trị dương tương ứng với ảnh:
A. thật
B. cùng chiều với vật
C. lớn hơn vật
D. ngược chiều với vật
Lời giải:
Đáp án: B
k > 0 thì ảnh ảo nên cùng chiều với vật
Bài 72: Số phóng đại ảnh qua một thấu kính có độ lớn nhỏ hơn 1 tương ứng với ảnh:
A. thật
B. cùng chiều với vật
C. nhỏ hơn vật
D. ngược chiều với vật
Lời giải:
Đáp án: C
k < 1 nên d’ < d, ảnh nhỏ hơn vật
Bài 73: Với α là góc trông ảnh của vật qua kính lúp, α0 là góc trông vật trực tiếp đặt ở điểm cực cận của mắt, độ bội giác khi quan sát qua kính là :
A. G = α0/α
B. G = cotgα/cotgα0
C. G = α/α0
D. G = tagα0/tagα
Lời giải:
Đáp án: C
Độ bội giác của kính lúp là G = α/α0
Bài 74: Trên vành kính lúp có ghi X5. Tiêu cự của kính này bằng :
A. 10 cm B 20 cm C. 8 cm D. 5 cm
Lời giải:
Đáp án: D
Tiêu cự của kính là 25/5 = 5 cm
Bài 75: Cách sử dụng kính lúp sai là:
A. Kính lúp đặt trước vật sao cho ảnh của vật qua kính là ảnh ảo nằm trong giới hạn thấy rõ của mắt.
B. Kính lúp đặt trước vật sao cho ảnh của vật qua kính là ảnh thật nằm trong giới hạn thấy rõ của mắt.
C. Khi sử dụng nhất thiết phải đặt mắt sau kính lúp.
D. Thông thường, để tránh mỏi mắt người ta sử dụng kính lúp trong trạng thái ngắm chừng ở cực viễn.
Lời giải:
Đáp án: B
Ảnh của vật qua kính lúp là ảnh ảo.
Bài 76: Phát biểu sai về kính lúp.
A. Kính lúp là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt làm tăng góc trông để quan sát các vật nhỏ.
B. Vật cần quan sát đặt trước kính lúp luôn cho ảnh lớn hơn vật.
C. Kính lúp đơn giản là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
D. Kính lúp có tác dụng làm tăng góc trông ảnh bằng cách tạo ra một ảnh ảo lớn hơn vật và nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt.
Lời giải:
Đáp án: B
Ảnh của vật qua kính lúp còn phụ thuộc vào vị trí đặt kính, có thể ảnh lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật
Bài 77: Lăng kính là một khối chất trong suốt
A. có dạng trụ tam giác.
B. có dạng hình trụ tròn.
C. giới hạn bởi 2 mặt cầu.
D. hình lục lăng.
Lời giải:
Đáp án: A
Lăng kính là một khối chất trong suốt có dạng trụ tam giác
Bài 78: Qua lăng kính có chiết suất lớn hơn chiết suất môi trường, ánh sáng đơn sắc bị lệch về phía
A. trên của lăng kính.
B. dưới của lăng kính.
C. cạnh của lăng kính.
D. đáy của lăng kính.
Lời giải:
Đáp án: D
Ánh sáng qua lăng kính đều bị lệch về phía đáy
Bài 79: Góc lệch của tia sáng khi truyền qua lăng kính là góc tạo bởi
A. hai mặt bên của lăng kính.
B. tia tới và pháp tuyến.
C. tia tới lăng kính và tia ló ra khỏi lăng kính.
D. tia ló và pháp tuyến.
Lời giải:
Đáp án: C
Góc lệch của tia sáng khi truyền qua lăng kính là góc tạo bởi tia tới lăng kính và tia ló ra khỏi lăng kính
Bài 80: Trong máy quang phổ, lăng kính thực hiện chức năng
A. phân tích ánh sáng từ nguồn sáng thành những thành phần đơn sắc.
B. làm cho ánh sáng qua máy quang phổ đều bị lệch.
C. làm cho ánh sáng qua máy quang phổ hội tụ tại một điểm.
D. Làm cho ánh sáng qua máy quang phổ được nhuộm màu.
Lời giải:
Đáp án: A
Trong máy quang phổ, lăng kính thực hiện chức năng phân tích ánh sáng từ nguồn sáng thành những thành phần đơn sắc
Bài 81: Lăng kính phản xạ toàn phần có tiết diện là
A. tam giác đều.
B. tam giác cân.
C. tam giác vuông.
D. tam giác vuông cân.
Lời giải:
Đáp án: D
Lăng kính phản xạ toàn phần có tiết diện là tam giác vuông cân
Bài 82: Thấu kính là một khối chất trong suốt được giới hạn bởi
A. hai mặt cầu lồi.
B. hai mặt phẳng.
C. hai mặt cầu lõm.
D. hai mặt cầu hoặc một mặt cầu, một mặt phẳng.
Lời giải:
Đáp án: D
Thấu kính là một khối chất trong suốt được giới hạn bởi hai mặt cầu hoặc một mặt cầu, một mặt phẳng.
Bài 83: Trong không khí, trong số các thấu kính sau, thấu kính có thể hội tụ được chùm sáng tới song song là
A. thấu kính hai mặt lõm.
B. thấu kính phẳng lõm.
C. thấu kính mặt lồi có bán kính lớn hơn mặt lõm.
D. thấu kính phẳng lồi.
Lời giải:
Đáp án: D
thấu kính có thể hội tụ được chùm sáng tới song song là thấu kính phẳng lồi do có tiêu cự f > 0 (Độ tụ của thấu kính: D = 1/f = (n-1)(1/R1 + 1/R2) ; Với TK phẳng lồi, R1 = vô cùng, R2 > 0)
Bài 84: Câu 84. Trong các nhận định sau, nhận định không đúng về ánh sáng truyền qua thấu kính hội tụ là:
A. Tia sáng tới song song với trục chính của gương, tia ló đi qua tiêu điểm vật chính;
B. Tia sáng đia qua tiêu điểm vật chính thì ló ra song song với trục chính;
C. Tia sáng đi qua quang tâm của thấu kính đều đi thẳng;
D. Tia sáng tới trùng với trục chính thì tia ló cũng trùng với trục chính.
Lời giải:
Đáp án: A
Tia sáng tới song song với trục chính của gương, tia ló đi qua tiêu điểm ảnh chính
Tia tới song song trục chính cho tia ló qua tiêu điểm chính F' (hoặc đường kéo dài qua F')
Bài 85:Bộ phận của mắt giống như thấu kính là
A. thủy dịch.
B. dịch thủy tinh.
C. thủy tinh thể.
D. giác mạc.
Lời giải:
Đáp án: C
Bộ phận của mắt giống như thấu kính là thủy tinh thể
Bài 86: Con ngươi của mắt có tác dụng
A. điều chỉnh cường độ sáng vào mắt.
B. để bảo vệ các bộ phận phía trong mắt.
C. tạo ra ảnh của vật cần quan sát.
D. để thu nhận tín hiệu ánh sáng và truyền tới não.
Lời giải:
Đáp án: A
Con ngươi của mắt có tác dụng điều chỉnh cường độ sáng vào mắt
Bài 87: Điều nào sau đây không đúng khi nói về kính lúp?
A. là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt để quan sát các vật nhỏ;
B. là một thấu kính hội tụ hoặc hệ kính có độ tụ dương;
C. có tiêu cự lớn;
D. tạo ra ảnh ảo lớn hơn vật.
Lời giải:
Đáp án: C
Kính lúp có tiêu cự nhỏ vài xentimet
Bài 88: Khi quan sát vật nhỏ qua kính lúp, người ta phải đặt vật
A. cách kính lớn hơn 2 lần tiêu cự.
B. cách kính trong khoảng từ 1 lần tiêu cự đến 2 lần tiêu cự.
C. tại tiêu điểm vật của kính.
D. trong khoảng từ tiêu điểm vật đến quang tâm của kính.
Lời giải:
Đáp án: D
Khi quan sát vật nhỏ qua kính lúp, người ta phải đặt vật trong khoảng từ tiêu điểm vật đến quang tâm của kính để cho ảnh ảo.
Bài 89: Khi ngắm chừng ở vô cực, độ bội giác qua kính lúp phụ thuộc vào
A. khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt và tiêu cự của kính.
B. khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt và độ cao vật.
C. tiêu cự của kính và độ cao vật.
D. độ cao ảnh và độ cao vật.
Lời giải:
Đáp án: A
Khi ngắm chừng ở vô cực, độ bội giác qua kính lúp phụ thuộc vào khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt và tiêu cự của kính.
Độ bội giác:
Khi ngắm chừng ở vô cùng: G∞ = OCc/f = D/f
Khi ngắm chừng ở cực cận: Gc = |k|
Bài 90: Nhận xét nào sau đây không đúng về kính hiển vi?
A. Vật kính là một thấu kính hội tụ hoặc hệ kính có tiêu cự rất ngắn;
B. Thị kính là 1 kính lúp;
C. Vật kính và thị kính được lắp đồng trục trên một ống;
D. Khoảng cách giữa hai kính có thể thay đổi được.
Lời giải:
Đáp án: D
Khoảng cách giữa vật kính và thị kính không thể thay đổi được
Bài 91: Độ dài quang học của kính hiển vi là
A. khoảng cách giữa vật kính và thị kính.
B. khoảng cách từ tiêu điểm ảnh của vật kính đến tiêu điểm vật của thị kính.
C. khoảng cách từ tiểu điểm vật của vật kính đến tiêu điểm ảnh của thị kính.
D. khoảng cách từ tiêu điểm vật của vật kính đến tiêu điểm vật của thị kính.
Lời giải:
Đáp án: B
Độ dài quang học của kính hiển vi là khoảng cách từ tiêu điểm ảnh của vật kính đến tiêu điểm vật của thị kính
Bài 92: Bộ phận tụ sáng của kính hiển vi có chức năng
A. tạo ra một ảnh thật lớn hơn vật cần quan sát.
B. chiếu sáng cho vật cần quan sát.
C. quan sát ảnh tạo bởi vật kính với vai trò như kính lúp.
D. đảo chiều ảnh tạo bởi thị kính.
Lời giải:
Đáp án: B
Bộ phận tụ sáng của kính hiển vi có chức năng chiếu sáng cho vật cần quan sát
Bài 93: Phải sử dụng kính hiển vi thì mới quan sát được vật nào sau đây?
A. hồng cầu B. Mặt Trăng. C. máy bay. D. con kiến.
Lời giải:
Đáp án: A
Sử dụng kính hiển vi để quan sát vật có kích thước rất nhỏ như hồng cầu
Bài 94: Để quan sát ảnh của vật rất nhỏ qua kính hiển vi, người ta phải đặt vật
A. ngoài và rất gần tiêu điểm vật của vật kính.
B. trong khoảng từ tiêu điểm vật đến quang tâm của vật kính.
C. tại tiêu điểm vật của vật kính.
D. cách vật kính lớn hơn 2 lần tiêu cự.
Lời giải:
Đáp án: A
Để quan sát ảnh của vật rất nhỏ qua kính hiển vi, người ta phải đặt vật ngoài và rất gần tiêu điểm vật của vật kính.
Bài 95: Để thay đổi vị trí ảnh quan sát khi dùng kính hiển vi, người ta phải điều chỉnh
A. khoảng cách từ hệ kính đến vật.
B. khoảng cách giữa vật kính và thị kính.
C. tiêu cự của vật kính.
D. tiêu cự của thị kính.
Lời giải:
Đáp án: A
Để thay đổi vị trí ảnh quan sát khi dùng kính hiển vi, người ta phải điều chỉnh khoảng cách từ hệ kính đến vật.
Bài 96: Độ bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực không phụ thuộc vào
A. tiêu cự của vật kính.
B. tiêu cự của thị kính.
C. khoảng cách giữa vật kính và thị kính.
D. độ lớn vật.
Lời giải:
Đáp án: D
không phụ thuộc vào độ lớn vật.
Bài 97: Nhận định nào sau đây không đúng về kính thiên văn?
A. Kính thiên văn là quang cụ bổ trợ cho mắt để quan sát những vật ở rất xa;
B. Vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự lớn;
C. Thị kính là một kính lúp;
D. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính được cố định.
Lời giải:
Đáp án: D
Khoảng cách giữa vật kính và thị kính có thể thay đổi được.
Bài 98: Chức năng của thị kính ở kính thiên văn là
A. tạo ra một ảnh thật của vật tại tiêu điểm của nó.
B. dùng để quan sát vật với vai trò như kính lúp.
C. dùng để quan sát ảnh tạo bởi vật kính với vai trò như một kính lúp.
D. chiếu sáng cho vật cần quan sát.
Lời giải:
Đáp án: C
Chức năng của thị kính ở kính thiên văn là dùng để quan sát ảnh tạo bởi vật kính với vai trò như một kính lúp.
Bài 99: Qua vật kính của kính thiên văn, ảnh của vật hiện ở
A. tiêu điểm vật của vật kính.
B. tiêu điểm ảnh của vật kính.
C. tiêu điểm vật của thị kính.
D. tiêu điểm ảnh của thị kính.
Lời giải:
Đáp án: B
Qua vật kính của kính thiên văn, ảnh của vật hiện ở tiêu điểm ảnh của vật kính.
Bài 100: Khi ngắm chừng ở vô cực qua kính thiên văn thì phải điều chỉnh khoảng cách giữa vật kính và thị kính bằng
A. tổng tiêu cự của chúng.
B. hai lần tiêu cự của vật kính.
C. hai lần tiêu cự của thị kính.
D. tiêu cự của vật kính.
Lời giải:
Đáp án: A
Khi ngắm chừng ở vô cực qua kính thiên văn thì phải điều chỉnh khoảng cách giữa vật kính và thị kính bằng tổng tiêu cự của chúng.
Bài 101: Khi ngắm chừng ở vô cực qua kính thiên văn, độ bội giác phụ thuộc vào
A. tiêu cự của vật kính và tiêu cự của thị kính.
B. tiêu cự của vật kính và khoảng cách giữa hai kính.
C. tiêu cự của thị kính và khoảng cách giữa hai kính.
D. tiêu cự của hai kính và khoảng cách từ tiêu điểm ảnh của vật kính và tiêu điểm vật của thị kính.
Lời giải:
Đáp án: A
G∞ = f1/f2 độ bội giác phụ thuộc vào tiêu cự của vật kính và tiêu cự của thị kính.
Bài 102: Khi một người mắt tốt quan trong trạng thái không điều tiết một vật ở rất xa qua kính thiên văn, nhận định nào sau đây không đúng?
A. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính bằng tổng tiêu cự hai kính;
B. Ảnh qua vật kính nằm đúng tại tiêu điểm vật của thị kính;
C. Tiêu điểm ảnh của thị kính trùng với tiêu điểm vật của thị kính;
D. Ảnh của hệ kính nằm ở tiêu điểm vật của vật kính.
Lời giải:
Đáp án: D
Ảnh của hệ kính nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 11 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:
- Lý thuyết tổng hợp chương: Mắt. Các dụng cụ quang
- 100 câu trắc nghiệm Mắt, Các dụng cụ quang có lời giải (cơ bản - phần 1)
- 100 câu trắc nghiệm Mắt, Các dụng cụ quang có lời giải (cơ bản - phần 2)
- 100 câu trắc nghiệm Mắt, Các dụng cụ quang có lời giải (nâng cao - phần 1)
- 100 câu trắc nghiệm Mắt, Các dụng cụ quang có lời giải (nâng cao - phần 2)
- 100 câu trắc nghiệm Mắt, Các dụng cụ quang có lời giải (nâng cao - phần 3)
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều