100 câu trắc nghiệm Dòng điện không đổi có lời giải (cơ bản - phần 1)

Với 100 câu trắc nghiệm Dòng điện không đổi (cơ bản - phần 1) có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm câu trắc nghiệm Dòng điện không đổi (cơ bản - phần 1).

Bài 1: Dòng điện là

A. dòng chuyển dời có hướng của các điện tích.

B. dòng chuyển động của các điện tích.

C. dòng chuyển dời có hướng của electron.

D. dòng chuyển dời có hướng của ion dương.

Lời giải:

Đáp án: A

HD Giải: Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các điện tích.

Bài 2: Tác dụng nổi bậc của dòng điện là

A. Tác dụng cơ.

B. Tác dụng nhiệt.

C. Tác dụng hóa học.

D. Tác dụng từ.

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Tác dụng nổi bậc của dòng điện là tác dụng từ.

Bài 3: Chọn câu phát biểu đúng.

A. Dòng điện là dòng chuyển dời của các điện tích.

B. Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều không thay đổi.

C. Dòng điện không đổi là dòng điện có cường độ (độ lớn) không thay đổi.

D. Dòng điện có các tác dụng như: từ, nhiệt, hóa, cơ, sinh lý…

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Dòng điện có các tác dụng từ (nam châm), nhiệt (bàn là, ấm điện), hóa, cơ, sinh lý…

Bài 4: Đại lượng nào cho biết mức độ mạnh yếu của dòng điện?

A. Hiệu điện thế

B. Công suất

C. Cường độ dòng điện

D. Nhiệt lượng

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho mức độ mạnh yếu của dòng điện.

Bài 5: Dòng điện không đổi là gì?

A. Dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian

B. Dòng điện có cường độ không đổi theo thời gian

C. Dòng điện có chiều không đổi theo thời gian

D. Dòng điện có chiều và cường độ thay đổi theo thời gian

Lời giải:

Đáp án: A

HD Giải: Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian

Bài 6: Dòng điện chạy trong mạch nào dưới đây không phải là dòng điện không đổi?

A. Trong mạch điện thắp sáng đèn trong mạng điện gia đình

B. Trong mạch điện kính của đèn pin

C. Trong mạch điện kính thắp sáng đèn với nguồn điện là acquy

D. Trong mạch điện kính thắp sáng đèn với nguồn điện là pin mặt trời

Lời giải:

Đáp án: A

HD Giải: Mạng điện gia đình sử dụng điện xoay chiều.

Bài 7: Cường độ dòng điện được đo bằng

A. Nhiệt kế

B. Vôn kế

C. ampe kế

D. Lực kế

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Để đo cường độ dòng điện ta sử dụng ampe kế

Bài 8: Đơn vị của cường độ dòng điện là

A. Vôn (V)

B. ampe (A)

C. niutơn (N)

D. fara (F)

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải: Đơn vị của cường độ dòng điện là ampe (A)

Bài 9: Cường độ dòng điện có thể có đơn vị là

A. jun (J)

B. cu – lông (C)

C. Vôn (V)

D. Cu – lông trên giây (C/s)

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: I = q/t => 1A = 1C/1s = 1C/s

Bài 10: Cường độ dòng điện không đổi được xác định bằng công thức nào sau đây?

A. I = q.t

B. I = q/t

C. I = t/q

D. I = q/e

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải:I = q/t

Bài 11: Mối liên hệ giữa cường độ dòng điện (I), điện lượng (q) qua tiết diện thẳng của một dây dẫn được biểu diễn bằng đồ thị ở hình vẽ nào sau đây?

100 câu trắc nghiệm Dòng điện không đổi có lời giải (cơ bản - phần 1)

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải: I = q/t là hàm bậc nhất có dạng đường thẳng qua gốc toạ độ

Bài 12: Đơn vị của điện lượng (q) là

A. ampe (A)

B. cu – lông (C)

C. vôn (V)

D. jun (J)

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải: Đơn vị của điện lượng (q) là cu – lông (C)

Bài 13: Chọn câu sai

A. Đo cường độ dòng điện bằng ampe kế.

B. Ampe kế mắc nối tiếp vào mạch điện cần đo cường độ dòng điện chạy qua

C. Dòng điện chạy qua ampe kế có chiều đi vào chốt dương (+) và đi ra từ (-).

D. Dòng điện chạy qua ampe kế có chiều đi vào chốt âm (-) và đi ra từ chốt (+).

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải: Khi mắc ampe kế ta mắc chốt dương với cực dương của nguồn điện nên dòng điện chạy qua ampe kế có chiều đi vào chốt dương (+) và đi ra từ (-)

Bài 14: Hạt nào sau đây không thể tải điện?

A. Prôtôn.

B. Êlectron.

C. Iôn.

D. Phôtôn.

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Photon là hạt ánh sáng không mang điện

Bài 15: Điều kiện để có dòng điện là chỉ cần

A. có các vật dẫn điện nối liền nhau thành mạch điện kín

B. duy trì một hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.

C. có hiệu điện thế.

D. nguồn điện.

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải: Điều kiện để có dòng điện là chỉ cần duy trì một hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.

Bài 16: Khi có dòng điện chạy qua vật dẫn là đoạn mạch nối giữa hai cực của nguồn điện thì các hạt mang điện tham gia vào chuyển động có hướng dưới tác dụng của lực

A. Cu – lông

B. hấp dẫn

C. đàn hồi

D. điện

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Khi có dòng điện chạy qua vật dẫn là đoạn mạch nối giữa hai cực của nguồn điện thì các hạt mang điện tham gia vào chuyển động có hướng dưới tác dụng của lực điện.

Bài 17: Nguồn điện tạo ra hiệu điện thế giữa hai cực bằng cách

A. tách electron ra khỏi nguyên tử và chuyển electron và ion về các cực của nguồn.

B. sinh ra electron ở cực âm.

C. sinh ra ion dương ở cực dương.

D. làm biến mất electron ở cực dương.

Lời giải:

Đáp án: A

HD Giải: Nguồn điện tạo ra hiệu điện thế giữa hai cực bằng cách tách electron ra khỏi nguyên tử và chuyển electron và ion về các cực của nguồn.

Bài 18: Các nguồn điện duy trì được sự tích điện khác nhau ở hai cực của nguồn điện là do

A. có sự xuất hiện của lực điện trường bên trong nguồn điện

B. có sự xuất hiện của lực lạ bên trong nguồn điện

C. các hạt mang điện chuyển động hỗn loạn bên trong nguồn điện

D. các hạt mang điện đều chuyển động theo một hướng bên trong nguồn điện

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải: Các nguồn điện duy trì được sự tích điện khác nhau ở hai cực của nguồn điện là do có sự xuất hiện của lực lạ bên trong nguồn điện để tách electron ra khỏi nguyên tử và chuyển electron và ion về các cực của nguồn.

Bài 19: Bên trong nguồn điện, việc tách các electron ra khỏi nguyên tử do lực nào thực hiện?

A. Lực Cu – lông

B. Lực hấp dẫn

C. Lực lạ

D. Lực tương tác mạnh

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Lực lạ có tác dụng tách các electron ra khỏi nguyên tử

Bài 20: Các lực lạ bên trong nguồn điện không có tác dụng

A. Làm cho điện tích dương dịch chuyển ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện.

B. Tạo ra các điện tích mới cho nguồn điện.

C. Tạo ra và duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện.

D. Tạo ra sự tích điện khác nhau giữa hai cực của nguồn điện.

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải: Lực lạ không có tác dụng tạo ra các điện tích mới cho nguồn điện.

Bài 21: Câu nào sau đây sai khi nói về lực lạ trong nguồn điện?

A. Lực lạ chỉ có thể là lực hóa học.

B. Điện năng tiêu thụ trong toàn mạch bằng công của lực lạ bên trong nguồn điện.

C. Sự tích điện ở hai cực khác nhau ở hai cực của nguồn điện là do lực lạ thực hiện công làm dịch chuyển các điện tích.

D. Lực lạ có bản chất khác với lực tĩnh điện.

Lời giải:

Đáp án: A

HD Giải: Lực lạ có thể là lực hoá học, lực từ, lực cơ...

Bài 22: Trong các đại lượng vật lý sau:

I. Cường độ dòng điện. II. Suất điện động. III. Điện trở trong. IV. Hiệu điện thế.

Các đại lượng vật lý nào đặc trưng cho nguồn điện?

A. I, II, III

B. I, II, IV

C. II, III

D. II, IV

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Nguồn điện được đặc trưng bởi suất điện động và điện trở trong

Bài 23: Gọi E là suất điện động của nguồn điện, A là công của nguồn điện, q là độ lớn điện tích dương. Mối liên hệ giữa ba đại lượng trên được diễn tả bởi công thức nào sau đây?

A. E. q = A

B. q = A.E

C. E = q.A

D. A = q2. E

Lời giải:

Đáp án: A

HD Giải: E = A/q => A = Eq

Bài 24: Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khẳ năng

A. tạo ra điện tích dương trong một giây.

B. tạo ra các điện tích trong một giây.

C. thực hiện công của nguồn điện trong một giây.

D. thực hiện công của nguồn điện khi di chuyển một đơn vị điện tích dương ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện.

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khẳ năng thực hiện công của nguồn điện khi di chuyển một đơn vị điện tích dương ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện.

Bài 25: Đơn vị của suất điện động là

A. ampe (A)

B. Vôn (V)

C. fara (F)

D. vôn/met (V/m)

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải: Đơn vị của suất điện động là vôn (V)

Bài 26: Ngoài đơn vị là vôn (V), suất điện động có thể có đơn vị là

A. Jun trên giây (J/s)

B. Cu – lông trên giây (C/s)

C. Jun trên cu – lông (J/C)

D. Ampe nhân giây (A.s)

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: E = A/q => 1 V = 1 J/C

Bài 27: Câu 27. Để đo suất điện động của nguồn điện người ta dùng

A. ampe kế mắc nối tiếp với nguồn điện

B. ampe kế mắc song song với nguồn điện

C. vôn kế mắc song song với nguồn điện nối với dây dẫn thành một mạch kính

D. vôn kế mắc song song với nguồn điện để hở

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Để đo suất điện động của nguồn điện người ta dùng vôn kế mắc song song với nguồn điện để hở

Bài 28: Hai nguồn điện có ghi 20V và 40V, nhận xét nào sau đây là đúng

A. Hai nguồn này luôn tạo ra một hiệu điện thế 20V và 40V cho mạch ngoài.

B. Khả năng sinh công của hai nguồn là 20J và 40J.

C. Khả năng sinh công của nguồn thứ nhất bằng một nửa nguồn thứ hai.

D. Nguồn thứ nhất luôn sinh công bằng một nửa nguồn thứ hai.

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải:

100 câu trắc nghiệm Dòng điện không đổi có lời giải (cơ bản - phần 1)

Bài 29: Trong các nhận định về suất điện động, nhận định không đúng là:

A. Suất điện động là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện.

B. Suất điện động được đo bằng thương số công của lực lạ dịch chuyển điện tích ngược nhiều điện trường và độ lớn điện tích dịch chuyển.

C. Đơn vị của suất điện động là Jun.

D. Suất điện động của nguồn có trị số bằng hiệu điện thế giữa hai cực khi mạch ngoài hở.

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Đơn vị của suất điện động là Vôn

Bài 30: Câu 30. Chọn câu đúng.

A. Khi có dòng điện chạy qua, điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ luôn nhỏ hơn công của lực điện thực hiện khi dịch chuyển có hướng các điện tích

B. Khi có dòng điện chạy qua, điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ luôn bằng công của lực điện thực hiện khi dịch chuyển có hướng các điện tích

C. Khi có dòng điện chạy qua, điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ luôn bằng nhiệt lượng toả ra trên đoạn mạch

D. Khi có dòng điện chạy qua, điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ luôn lớn hơn công của lực điện thực hiện khi dịch chuyển có hướng các điện tích

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải: Khi có dòng điện chạy qua, điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ luôn bằng công của lực điện thực hiện khi dịch chuyển có hướng các điện tích

Bài 31: Câu 31. Gọi A là điện năng tiêu thụ của đoạn mạch, U là hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch, I là cường độ dòng điện qua mạch và t là thời gian dòng điện đi qua. Công thức nêu lên mối quan hệ giữa bốn đại lượng trên được biểu diễn bởi phương trình nào sau đây?

100 câu trắc nghiệm Dòng điện không đổi có lời giải (cơ bản - phần 1)

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: A = UIt

Bài 32: Điện năng tiêu thụ được đo bằng

A. vôn kế

B. tĩnh điện kế

C. ampe kế

D. Công tơ điện

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Điện năng tiêu thụ được đo bằng công tơ điện.

Bài 33: Cho đoạn mạch có hiệu điện thế hai đầu không đổi, khi điện trở trong mạch được điều chỉnh tăng 2 lần thì trong cùng khoảng thời gian, năng lượng tiêu thụ của mạch

A. giảm 2 lần.

B. giảm 4 lần.

C. tăng 2 lần.

D. không đổi.

Lời giải:

Đáp án: A

HD Giải: A = UIt = U2/R.t => R tăng 2 thì A (năng lượng tiêu thụ) giảm 2

Bài 34: Cho một đoạn mạch có điện trở không đổi. Nếu hiệu điện thế hai đầu mạch tăng 2 lần thì trong cùng khoảng thời gian năng lượng tiêu thụ của mạch

A. tăng 4 lần.

B. tăng 2 lần.

C. không đổi.

D. giảm 2 lần

Lời giải:

Đáp án: A

HD Giải: A = UIt = U2/R.t => U tăng 2 thì A (năng lượng tiêu thụ) tăng 4

Bài 35: Điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng ở dụng cụ hay thiết bị điện nào sau đây?

A. Quạt điện

B. ấm điện.

C. ác quy đang nạp điện

D. bình điện phân

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải: Khi sử dụng ấm điện, điện năng biến đổi thành nhiệt năng làm nóng dây dẫn.

Bài 36: Khi một động cơ điện đang hoạt động thì điện năng được biến đổi thành

A. năng lượng cơ học

B. năng lượng cơ học và năng lượng nhiệt

C. năng lượng cơ học, năng lượng nhiệt và năng lượng điện trường

D. năng lượng cơ học, năng lượng nhiệt và năng lượng ánh sáng

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải: Khi một động cơ điện đang hoạt động thì điện năng được biến đổi thành năng lượng cơ học (động cơ hoạt động) và năng lượng nhiệt (vật nóng lên)

Bài 37: Công thức tính công suất của dòng điện chạy qua một đoạn mạch là

A. P= A.t

B. P= t/A

C. P= A/t

D. P= A2t

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Công suất P = A/t

Bài 38: Chọn công thức sai khi nói về mối liên quan giữa công suất P, cường độ dòng điện I, hiệu điện thế U và điện trở R của một đoạn mạch

A. P = U.I

B. P = R.I2

C. P = U2/R

D. P = U2I

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: P = U2I

Bài 39: Công suất của dòng điện có đơn vị là

A. Jun (J)

B. Oát (W)

C. Vôn (V)

D. Oát giờ (W.h)

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải: Đơn vị của công suất là Oát (W)

Bài 40: Trong các nhận xét sau về công suất điện của một đoạn mạch, nhận xét không đúng là:

A. Công suất tỉ lệ thuận với hiệu điện thế hai đầu mạch.

B. Công suất tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy qua mạch.

C. Công suất tỉ lệ nghịch với thời gian dòng điện chạy qua mạch.

D. Công suất có đơn vị là oát (W).

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Công suất điện của một đoạn mạch có giá trị không đổi theo thời gian.

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 11 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:

dong-dien-khong-doi.jsp

Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học