100 câu trắc nghiệm Dòng điện không đổi có lời giải (cơ bản - phần 3)
Với 100 câu trắc nghiệm Dòng điện không đổi (cơ bản - phần 3) có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm câu trắc nghiệm Dòng điện không đổi (cơ bản - phần 3).
Bài 1: Chọn câu phát biểu sai.
A. Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi điện trở của mạch ngoài rất nhỏ
B. Tích của cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch và điện trở trong của nguồn là hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch đó.
C. Suất điện động của nguồn điện có giá trị bằng tổng các độ giảm thế ở mạch ngoài và mạch trong.
D. Tích của cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch và điện trở của nó được gọi là độ giảm thế trên đoạn mạch đó.
Lời giải:
Đáp án: B
HD Giải: Tích của cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch và điện trở của nó gọi là hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch đó.
Bài 2: Khi khởi động xe máy, không nên nhấn nút khởi động quá lâu và nhiều lần liên tục vì
A. dòng đoản mạch kéo dài sẽ làm hỏng acquy.
B. tiêu hao quá nhiều năng lượng.
C. động cơ đề sẽ rất nhanh hỏng.
D. hỏng nút khởi động.
Lời giải:
Đáp án: A
HD Giải: Khi khởi động xe máy, không nên nhấn nút khởi động quá lâu và nhiều lần liên tục vì dòng đoản mạch kéo dài tỏa nhiệt mạnh sẽ làm hỏng acquy.
Bài 3: Khi có hiện tượng đoản mạch xảy ra ở acquy chì thì
A. dòng điện trong mạch rất nhỏ làm acquy không hoạt động
B. dòng điện qua mạch sẽ rất lớn làm hỏng ngay acquy
C. dòng điện qua mạch sẽ rất lớn và có thể làm hỏng acquy
D. dòng điện qua mạch không đổi vì điện trở trong của acquy không đổi
Lời giải:
Đáp án: C
HD Giải: Khi có hiện tượng đoản mạch xảy ra ở acquy chì thì dòng điện qua mạch sẽ rất lớn và trong thời gian dài có thể làm hỏng acquy
Bài 4: Trong mạch điện kín gồm có nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r và mạch ngoài có điện trở R. Khi có hiện tượng đoản mạch thì cường độ dòng điện trong mạch I có giá trị.
A. I = ∞
B. I = E.r
C. I = r/ E
D. I= E /r
Lời giải:
Đáp án: D
HD Giải: Khi xảy ra đoãn mạch R = 0 => I = E/r
Bài 5: Trong mạch điện kín gồm có nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r và mạch ngoài có điện trở RN, I là cường độ dòng điện chạy trong mạch trong khoảng thời gian t. Nhiệt lượng toả ra ở mạch ngoài và mạch trong là
A. Q = RNI2t
B. Q = (QN+r)I2
C. Q = (RN+r)I2t
D. Q = r.I2t
Lời giải:
Đáp án: C
HD Giải: Theo định luật Jun – Lenxo thì Q = (RN+r)I2t
Bài 6: Tăng chiều dài của dây dẫn lên hai lần và tăng đường kính của dây dẫn lên hai lần thì điện trở của dây dẫn sẽ
A. tăng 2 lần
B. tăng gấp bốn.
C. giảm 2 lần
D. giảm bốn lần.
Lời giải:
Đáp án: C
HD Giải:
l tăng 2 lần, d tăng 2 nên R giảm 2 lần
Bài 7: Hiệu suất của nguồn điện được xác định bằng
A. tỉ số giữa công có ích và công toàn phần của dòng điện trên mạch.
B. tỉ số giữa công toàn phần và công có ích sinh ra ở mạch ngoài.
C. công của dòng điện ở mạch ngoài.
D. nhiệt lượng tỏa ra trên toàn mạch.
Lời giải:
Đáp án: A
HD Giải: Hiệu suất của nguồn điện được xác định bằng tỉ số giữa công có ích và công toàn phần của dòng điện trên mạch.
Bài 8: Đối với một nguồn điện thì hiệu suất của nó
A. luôn bằng 1
B. luôn nhỏ hơn 1
C. luôn lớn hơn 1
D. có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng 1
Lời giải:
Đáp án: B
HD Giải:
Vì r > 0 nên H < 1Bài 9: Đối với mạch điện kín dưới đây, thì hiệu suất của nguồn điện không được tính bằng công thức
Lời giải:
Đáp án: D
HD Giải:
Bài 10: Cho đoạn mạch AB có sơ đồ như hình vẽ, bỏ qua điện trở của dây nối. Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B có biểu thức là
A. UAB = E +I(R+r)
B. UAB = E – I(R+r)
C. UAB = - E + I(R+r)
D. UAB = - E – I (R+r)
Lời giải:
Đáp án: A
HD Giải: Khi đi từ A đến B ta gặp cực dương của nguồn (E > 0), dòng điện cùng chiều từ A → B nên UAB = E +I(R+r)
Bài 11: Cho mạch điện như hình vẽ, bỏ qua điện trở của dây nối. Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B có biểu thức là
A. UAB = -I (R+r) + E
B. UAB = -I(R+r)- E
C. UAB = I(R+r) + E
D. UAB = I(R+r)- E
Lời giải:
Đáp án: A
HD Giải: Khi đi từ A đến B ta gặp cực dương của nguồn (E > 0), dòng điện ngược chiều từ A → B nên UAB = -I (R+r) + E
Bài 12: Cho mạch điện như hình vẽ. Công thức nào sau đây sai?
Lời giải:
Đáp án: C
HD Giải: Khi đi từ A đến B, gặp cực dương của nguồn, dòng điện cùng chiều A đến B khi qua R2 và ngược chiều A đến B khi qua R1 nên UAB = E –I(R1+r) = I.R2
Bài 13: Bộ nguồn nối tiếp là bộ nguồn gồm các nguồn điện
A. đặt liên tiếp cạnh nhau
B. với các cực được nối liên tiếp với nhau
C. mà các cực dương của nguồn này được nối với cực âm của nguồn điện tiếp sau
D. với các cực cùng dấu được nối liên tiếp với nhau
Lời giải:
Đáp án: C
HD Giải: Bộ nguồn nối tiếp là bộ nguồn gồm các nguồn điện mà các cực dương của nguồn này được nối với cực âm của nguồn điện tiếp sau
Bài 14: Khi ghép n nguồn điện nối tiếp, mỗi nguồn có suất điện động E và điện trở trong r thì suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là
A. nE và r/n.
B. nE nà nr.
C. E và nr.
D. E và r/n.
Lời giải:
Đáp án: B
HD Giải: Khi ghép n nguồn nối tiếp giống nhau thì Eb = nE và rb = nr
Bài 15: Bộ nguồn song song là bộ nguồn gồm các nguồn điện
A. có các cực đặt song song nhau
B. với các cực thứ nhất được nối bằng dây dẫn vào một điểm và các cực còn lại được nối vào điểm khác
C. được mắc thành hai dãy song song, trong đó mỗi dãy gồm một số nguồn mắc nối tiếp
D. với các cực dương được nối bằng dây dẫn vào một điểm và các cực âm được nối vào một điểm khác
Lời giải:
Đáp án: D
HD Giải: Bộ nguồn song song là bộ nguồn gồm các nguồn điện với các cực dương được nối bằng dây dẫn vào một điểm và các cực âm được nối vào một điểm khác.
Bài 16: Khi mắc song song n dãy, mỗi dãy m nguồn điện có điện trở trong r giống nhau thì điện trở trong của cả bộ nguồn cho bởi biểu thức
A. nr
B. mr
C. m.nr
D. mr/n
Lời giải:
Đáp án: D
HD Giải: Mắc hỗn hợp đối xứng nên rb = mr/n
Bài 17: Cho 4 nguồn giống nhau. Cách ghép nào sau đây tạo ra bộ nguồn có suất điện động lớn nhất?
A. Song song
B. Hỗn hợp 2 cụm nối tiếp, mỗi cụm 2 nguồn song song
C. Nối tiếp
D. Hỗn hợp 2 nhánh song song, mối nhánh 2 nguồn nối tiếp
Lời giải:
Đáp án: C
HD Giải: Khi ghép nối tiếp 4 nguồn giống nhau thì bộ nguồn có suất điện động lớn nhất Eb = 4E
Bài 18: Cho mạch điện như hình vẽ, các pin giống nhau có cùng suất điện động E và điện trở trong r. Cường độ dòng điện qua mạch chính có biểu thức
Lời giải:
Đáp án: C
HD Giải: Mạch điện có n nguồn mắc nối tiếp Eb = nE, rb = nr
Bài 19: Cho mạch điện như hình vẽ, các pin giống nhau có cùng suất điện động E và điện trở trong r. Cường độ dòng điện qua mạch chính có biểu thức.
Lời giải:
Đáp án: C
HD Giải: Mạch có n nguồn mắc song song Eb = E, rb = r/n nên
Bài 20: Một mạch điện kính gồm một pin có suất điện động E, điện trở trong r được mắc với một bóng đèn thì thấy đèn sáng bình thường. Hỏi độ sáng của đèn thay đổi như thế nào khi mắc thêm một pin giống pin trước và song song với pin trước?
A. Không thay đổi
B. Mờ hơn trước
C. Sáng hơn trước
D. Chưa đủ cơ sở để kết luận
Lời giải:
Đáp án: C
HD Giải: Khi mắc thêm một pin song song với pin trước thì suất điện động của bộ pin là Eb = E, điện trở trong của bộ pin là rb = r/2. Điện trở trong của bộ pin giảm nên cường độ dòng điện qua đèn sẽ tăng lên, đèn sáng hơn trước.
Bài 21: Một nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r, mắc với điện trở ngoài R = r tạo thành một mạch điện kín, khi đó cường độ dòng điện trong mạch là I. Nếu ta thay nguồn điện đó bằng 3 nguồn điện giống hệt nó mắc song song thì cường độ dòng điện trong mạch là
A. I
B. 1,5I
C. I/3
D. 0,75I
Lời giải:
Đáp án: B
HD Giải: Cường độ dòng điện lúc đầu
Khi thay nguồn điện đó bằng 3 nguồn điện mắc song song thì suất điện động của bộ pin là Eb = E và rb = r/3. Cường độ dòng điện trong mạch lúc này
Bài 22: Một nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r mắc với điện trở ngoài R = r tạo thành một mạch điện kín, khi đó cường độ dòng điện trong mạch là I. Nếu ta thay nguồn điện đó bằng 3 nguồn điện giống hệt nó mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện trong mạch là
A. 3I
B. 2I
C. 1,5I
D. I/3
Lời giải:
Đáp án: C
HD Giải: Cường độ dòng điện lúc đầu
Khi thay nguồn điện đó bằng 3 nguồn điện mắc nối tiếp thì suất điện động của bộ pin là Eb = 3E và rb = 3r. Cường độ dòng điện trong mạch lúc này
Bài 23: Cho mạch điện như hình vẽ, bỏ qua điện trở của dây nối. Cường độ dòng điện qua mạch là
Lời giải:
Đáp án: A
HD Giải: Mạch gồm 2 nguồn mắc nối tiếp nên Eb = E1 + E2, rb = r1 + r2
Bài 24: Ghép 3 pin giống nhau nối tiếp mỗi pin có suất điện động 3 V và điện trở trong 1 Ω. Suất điện động và điện trở trong của bộ pin là
A. 9 V và 3 Ω.
B. 9 V và 1/3 Ω.
C. 3 V và 3 Ω.
D. 3 V và 1/3 Ω.
Lời giải:
Đáp án: A
HD Giải: Ghép 3 nguồn nối tiếp nên Eb = 3E = 3.3 = 9V, rb = 3r = 3 Ω.
Bài 25: Ghép song song một bộ 3 pin giống nhau loại 9 V – 1 Ω thì thu được bộ nguồn có suất điện động và điện trở trong là
A. 3 V – 3 Ω.
B. 3 V – 1 Ω.
C. 9 V – 3 Ω.
D. 9 V – 1/3 Ω.
Lời giải:
Đáp án: D
HD Giải: Ghép 3 nguồn song song nên Eb = E = 9V, rb = r/3 = 1/3 Ω
Bài 26: Nếu ghép 3 pin giống nhau nối tiếp thu được bộ nguồn 7,5 V và 3 Ω thì khi mắc 3 pin đó song song thu được bộ nguồn
A. 2,5 V và 1 Ω.
B. 7,5 V và 1 Ω.
C. 7,5 V và 1 Ω.
D. 2,5 V và 1/3 Ω.
Lời giải:
Đáp án: D
HD Giải: Khi ghép 3 nguồn nối tiếp: Eb = 3E = 7,5 V => E = 2,5 V; rb = 3r = 3 => r = 1 Ω
Khi ghép song song Eb = E = 2,5V, rb = r/3 = 1/3 Ω
Bài 27: Người ta mắc một bộ 3 pin giống nhau song song thì thu được một bộ nguồn có suất điện động 9 V và điện trở trong 3 Ω. Mỗi pin có suất điện động và điện trở trong là
A. 27 V; 9 Ω.
B. 9 V; 9 Ω.
C. 9 V; 3 Ω.
D. 3 V; 3 Ω.
Lời giải:
Đáp án: B
HD Giải: Khi ghép 3 nguồn song song Eb = E = 9V, rb = r/3 = 3 => r = 9 Ω.
Bài 28: Dụng cụ nào sau đây không dùng trong thí nghiệm xác định suất điện động và điện trở trong của nguồn?
A. Pin điện hóa;
B. đồng hồ đa năng hiện số;
C. dây dẫn nối mạch;
D. thước đo chiều dài.
Lời giải:
Đáp án: D
HD Giải:Ta không cần các số liệu về kích thước nên không cần thước đo chiều dài
Bài 29: Những điều nào không cần thực hiện khi sử dụng đồng hồ đa năng hiện số?
A. Nếu không biết rõ giá trị giới hạn của đại lượng cần đo, thì phải chọn thang đo có giá trị lớn nhất phù hợp với chức năng đã chọn;
B. Không đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế vượt quá giới hạn thang đo đã chọn;
C. Không chuyển đổi thang đo khi đang có điện đưa vào hai cực của đồng hồ;
D. Phải ngay lập tức thay pin ngay khi đồng hồ báo hết pin.
Lời giải:
Đáp án: D
HD Giải:Vì hết pin không gây hỏng đồng hồ ngay nên không cần thiết phải thay ngay lập tức
Bài 30: Có thể mắc nối tiếp vôn kể với pin để tạo thành mạch kín mà không mắc nối tiếp mili ampe kế với pin để tạo thành mạch kín vì
A. Điện trở của vôn kế lớn nên dòng điện trong mạch kín nhỏ, không gây ảnh hưởng đến mạch. Còn miliampe kế có điện trở rất nhỏ, vì vậy gây ra dòng điện rất lớn làm hỏng mạch.
B. Điện trở của miliampe kế rất nhỏ nên gây sai số lớn.
C. Giá trị cần đo vượt quá thang đo của miliampe kế.
D. Kim của miliampe kế sẽ quay liên tục và không đọc được giá trị cần đo.
Lời giải:
Đáp án: A
HD Giải: Vì điện trở của miliampe kế có điện trở quá nhỏ, gây ra đoản mạch, dòng điện lớn chạy qua sẽ làm hỏng dụng cụ đo.
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 11 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:
- Lý thuyết Dòng điện không đổi
- 100 câu trắc nghiệm Dòng điện không đổi có lời giải (cơ bản - phần 1)
- 100 câu trắc nghiệm Dòng điện không đổi có lời giải (cơ bản - phần 2)
- 100 câu trắc nghiệm Dòng điện không đổi có lời giải (nâng cao - phần 1)
- 100 câu trắc nghiệm Dòng điện không đổi có lời giải (nâng cao - phần 2)
- 100 câu trắc nghiệm Dòng điện không đổi có lời giải (nâng cao - phần 3)
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều