Cách viết phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều (hay, chi tiết)
Bài viết Cách viết phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Cách viết phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều.
- Chọn hệ quy chiếu
+ Trục tọa độ Ox trùng với quỹ đạo chuyển động
+ Gốc tọa độ (thường gắn với vị trí ban đầu của vật )
+ Gốc thời gián (thường là lúc vật bắt đầu chuyển dộng)
+ Chiều dương (thường chọn là chiều chuyển động của vật được chọn làm gốc)
- Từ hệ quy chiếu vừa chọn, xác định các yếu tố sau cho mỗi vật:
+ Tọa độ đầu x0 = ?
+ Vận tốc ban đầu v0 = ? (bao gồm cả dấu theo chiều chuyển động của vật)
+ Thời điểm đầu t0 = ?
- Xác lập phương trình chuyển động có dạng:
- Lưu ý:
+ Trong trường hợp này, cần xét đến dấu của chuyển động nên ta có:
a→ . v→ > 0 khi vật chuyển động NDĐ
a→ . v→ < 0 khi vật chuyển động CDĐ
+ Có nhiều dạng bài tập từ phương trình suy ra đồ thị cũng như từ đồ thị suy ra phương trình, làm tương tự dạng 3 trong chuyển động thẳng đều
+ Hai vật gặp nhau tại vị trí x1 = x2
Bài 1: Một vật chuyển động thẳng chậm dần đều với tốc độ ban đầu 3 m/s và gia tốc có độ lớn 2 m/s2. Biết thời điểm ban đầu vật ở gốc tọa độ và chuyển động ngược chiều dương của trục tọa độ. Viết phương trình chuyển động của vật
Lời giải:
Chọn gốc thời gian là khi vật bắt đầu chuyển động
Ta có:
+ Vật chuyển động chậm dần đều ⇒ a.v < 0
Mà: Vật chuyển động ngược chiều dương ⇒ v < 0
⇒ a > 0
+ Ban đầu vật ở gốc tọa độ nên x0 = 0
Phương trình chuyển động của vật có dạng:
Bài 2: Một đoạn dốc thẳng dài 62,5 m, Nam đi xe đạp và khởi hành từ chân dốc đi lên với v0 = 18 km/h chuyển động chậm dần đều với gia tốc có độ lớn 0,2 m/s2.
a. Viết phương trình chuyển động của Nam
b. Nam đi hết đoạn dốc trong bao lâu?
Lời giải:
Đổi 18 km/h = 5 m/s
Chọn gốc toạ độ tại chân dốc, chiều dương từ chân đến đỉnh dốc, gốc thời gian là khi Nam bắt đầu lên dốc
a. Nam đi lên dốc: ⇒ Nam đi theo chiều dương ⇒ v > 0
Chuyển động chậm dần đều: ⇒ a.v < 0 ⇒ a < 0
PTCĐ
b. Đoạn dốc dài: 62,5 = 5t – 0,1t2 ⇒ t = 25s
Bài 3: Cho phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng x = 10 + 4t - 0,5t2 . Vận tốc của chuyển động sau 2s là bao nhiêu?
Lời giải:
x = 10 + 4t - 0,5t2 = x0 + v0t + 1/2 at2 ⇒ v0 = 4 m/s ; a = -1 m/s2
Phương trình vận tốc: v = v0 + at = 4 – t
Với t = 2s ⇒ v = 2 m/s
Bài 4: Phương trình cơ bản của 1 vật chuyển động: x = 6t2 – 18t + 12 cm/s. Hãy xác định:
a. Vận tốc của vật, gia tốc của chuyển động và cho biết tính chất của chuyển động.
b. Vận tốc của vật ở thời điểm t = 2s.
Lời giải:
a. ptcđ: x = 6t2 – 18t + 12 = x0 + v0t + 1/2 at2 ⇒ a = 12 cm/s2 , v0 = -18 cm/s
⇒ vật chuyển động chậm dần đều do a.v < 0
b. Phương trình vận tốc: v = v0 + at = -18 + 12t
Ở thời điểm t = 2s ⇒ v = 6 cm/s
Bài 5: Chất điểm chuyển động trên trục Ox, bắt đầu chuyển động lúc t = 0, có phương trình chuyển động là x = - t2 + 10t + 8 (m). Viết phương trình vận tốc của chất điểm
Lời giải:
Ptcđ: x = -t2 + 10t + 8 = x0 + v0t + 1/2 at2
⇒ x0 = 8 m; v0 = 10 m/s; a = -2 m/s2
Phương trình vận tốc: v = v0 + at = 10 -2t
Câu 1: Từ phương trình chuyển động: x = -3t2 + 5t +9 (m). Tính chất của chuyển động là:
A. Vật chuyển động chậm dần đều
B. Vật chuyển động nhanh dần đều
C. Vật đứng yên
D. Vật chuyển động thẳng đều
Lời giải:
v0 = 5 m/s
a = (- 3/2) m/s2
a.v < 0 ⇒ Vật chuyển động CDĐ
Câu 2: Từ phương trình vận tốc: v = 15 + 5t (m/s). Tính chất của chuyển động là:
A. Vật chuyển động chậm dần đều
B. Vật chuyển động nhanh dần đều
C. Vật đứng yên
D. Vật chuyển động thẳng đều
Lời giải:
Chọn B
Câu 3: Phương trình chuyển động của một vật trên một đường thẳng có dạng:
x = -15t2 + 30t + 2. Thông tin nào sau đây sai?
A. Vận tốc ban đầu của vật là 30 m/s2
B. Vật chuyển động thẳng chậm dần đều
C. Gia tốc của vật là - 30 m/s2
D. Gia tốc của vật là 30 m/s2
Lời giải:
Chọn D
Câu 4: Chất điểm chuyển động trên trục Ox, bắt đầu chuyển động tại thời điểm t = 0, có phương trình chuyển động là x = t2 + 10t +8. Chất điểm chuyển động:
A. Chậm dần đều theo chiều âm
B. Chậm dần đều theo chiều dương
C. Nhanh dần đều theo chiều âm
D. Nhanh dần đều theo chiều dương
Lời giải:
Chọn D
Câu 5: Chất điểm chuyển động trên trục Ox, bắt đầu chuyển động tại thời điểm t = 0, có phương trình chuyển động là x = t2 + 10t +8. Phương trình vận tốc của vật là:
A. 10 – 2t B. 10 + 2t C. 10 – t D. 10 + t
Lời giải:
⇒ v0 = 10 m/s; a = 2 m/s2
v = v0 + at ⇒ v = 10 + 2t
Câu 6: Một vật chuyển động thẳng có phương trình: x = 4t2 + 20t (m;s). Tính quãng đường vật đi được từ thời điểm t1 = 2s đến thời điểm t2 = 5s
A. 144 cm B. 144 m C. 14 m D. Đáp án khác
Lời giải:
Quãng đường vật đi trong 2s, 5s là:
s2 = 4.22 + 20.2 = 56 m
s5 = 4.52 + 20.5 = 200 m
Quãng đường vật đi từ 2s đến 5s là: s = s5 – s2 = 144 m
Câu 7: Phương trình nào sau đây cho biết vật đang chuyển động nhanh dần đều dọc theo trục Ox?
A. x = 10 + 5t – 0,5t2
B. x = 5 – t2
C. x = 20 – 2t – 3t2
D. x = -7t + 3t2
Lời giải:
Chọn C
Câu 8*: Vật chuyển động thẳng có phương trình: x = 2t2 – 4t + 10 (m; s). Vật sẽ dừng lại tại vị trí:
A. 6m B. 4m C. 10m D. 8m
Lời giải:
Vật sẽ dừng lại khi v = 0
Từ phương trình chuyển động ta suy ra phương trình vận tốc: v = - 4 + 4t
v = 0 ⇒ t = 1s
Thay t = 1s vào phương trình chuyển động ta được x = 8 m
Câu 9: Trong công thức tính quãng đường đi được của chuyển động thẳng chậm dần đều cho đến khi dừng hẳn: thì:
A. v0 > 0; a < 0; s > 0
B. Cả A và C đều đúng
C. v0 < 0; a < 0; s > 0
D. v0 < 0; a > 0; s < 0
Lời giải:
Chọn A
Câu 10: Phương trình chuyển động của 1 vật trên trục Ox: không cho biết điều gì?
A. Tọa độ ban đầu của vật
B. Vận tốc ban đầu của vật
C. Tính chất chuyển động của vật
D. Đáp án khác
Hình bên là đồ thị vận tốc của vật chuyển động thẳng theo ba giai đoạn liên tiếp.
Lời giải:
Chọn D
Câu 11: Tính chất chuyển động của vật trên đoạn OA là:
A. Vật chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a = 12 cm/s2
B. Vật chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a = 12 m/s2
C. Vật đứng yên
D. Vật chuyển động chậm dần đều với gia tốc a = -12 m/s2
Lời giải:
Trên đoạn OA, vật chuyển động nhanh dần đều (do đồ thị hướng lên) với gia tốc:
Câu 12: Cho vật bắt đầu chuyển động từ gốc tọa độ O tại thời điểm t = 0. Phương trình chuyển động của vật trên đoạn OA là:
A. x = 6t2 B. x = 6 + t C. x = 6 + 6t2 D. x = 12t2
Lời giải:
Gốc thời gian, gốc tọa độ tại O ⇒ x0 = 0, v0 = 0
Vật chuyển động theo chiều dương vì v > 0
Ta có: v0 = 0; a = 12 m/s2
⇒ Phương trình chuyển động của vật:
Câu 13: Quãng đường vật đi được trong giai đoạn 1 là:
A. 12 m B. 8 m C. 6 m D. 5 m
Lời giải:
Câu 14: Tính chất chuyển động của vật trên đoạn BC là:
A. Vật chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a = 6 m/s2
B. Vật chuyển động chậm dần đều với gia tốc a = 6 m/s2
C. Vật chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a = -6 m/s2
D. Vật chuyển động chậm dần đều với gia tốc a = -6 m/s2
Lời giải:
Trên đoạn BC, vật chuyển động chậm dần đều (do đồ thị hướng xuống) với gia tốc:
Câu 15: Quãng đường vật đi được trong giai đoạn 3 là:
A. 9 m B. 8 m C. 6m D. Đáp án khác
Lời giải:
Bài 1: Một tàu hỏa dừng lại hẳn sau 30 s kể từ lúc bắt đầu hãm phanh. Trong thời gian đó tàu chạy được 180 m. Tính vận tốc của tàu lúc bắt đầu hãm phanh và gia tốc của tàu?
A. Vận tốc của tàu lúc hãm phanh là 15 m/s và gia tốc là 0,4m/s2.
B. Vận tốc của tàu lúc hãm phanh là 12 m/s và gia tốc là -0,4m/s2.
C. Vận tốc của tàu lúc hãm phanh là 15 m/s và gia tốc là 0,2m/s2.
D. Vận tốc của tàu lúc hãm phanh là 12 m/s và gia tốc là -0,2m/s2.
Bài 2: Một chiếc cano chạy với vận tốc 20 m/s, a = 2,5m/s2 cho đến khi đạt được v = 30 m/s thì bắt đầu giảm tốc độ cho đến khi dừng hẳn. Biết cano từ lúc bắt đầu tăng vận tốc cho đến khi dừng hẳn là 12 s. Hỏi quãng đường cano đã chạy?
Bài 3: Một ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc v0 = 5m/s. Trong giây thứ 5 xe đi được quãng đường 10 m. Tính gia tốc của xe?
Bài 4: Một xe chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu 4 m/s. Trong giây thứ 3 xe đi được 5 m. Tính quãng đường xe đi được trong 10 s?
Bài 5: Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 10 m/s thì hãm phanh. Sau đó đi thêm 100 m nữa thì dừng hẳn. Hỏi 3 s sau lúc hãm phanh, tàu đang chạy với vận tốc là bao nhiêu?
Bài 6: Một tàu dời ga chuyển động nhanh dần đều, sau 2 phút tàu đạt vận tốc 20 m/s. Quãng đường tàu đi được trong giây thứ 50 là bao nhiêu?
A. 8,25 m.
B. 8 m.
C. 7,75 m.
D. 7,5 m.
Bài 7: Một vật chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu bằng 0. Trong giây thứ nhất, vật đi được quãng đường s = 5 m. Trong giây thứ hai, vật đi được quãng đường là bao nhiêu?
A. 5 m.
B. 10 m.
C. 15 m.
D. 20 m.
Bài 8: Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều với tốc độ ban đầu 2 m/s và gia tốc có độ lớn là 2m/s2. Biết thời điểm ban đầu vật ở vị trí cách gốc tọa độ 5 cm và chuyển động cùng chiều dương của trục tọa độ. Viết phương trình chuyển động của vật?
Bài 9: Một vật chuyển động thẳng chậm dần đều với tốc độ ban đầu 8 m/s và gia tốc có độ lớn là 2m/s2. Biết thời điểm ban đầu vật ở gốc tọa độ và chuyển động ngược chiều dương của trục tọa độ. Viết phương trình chuyển động của vật?
Bài 10: Phương trình nào sau đây cho biết vật đang chuyển động nhanh dần đều dọc theo trục Ox?
A. x = 5 + 2t - t2.
B. x = 10 - t - 4t2.
C. x = 4 - 2t2.
D. x = -6t + 2t2.
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 10 chọn lọc có đáp án hay khác:
- Dạng 1: Xác định vận tốc, gia tốc, quãng đường trong chuyển động thẳng biến đổi đều
- Dạng 2: Tính quãng đường vật đi được trong giây thứ n và trong n giây cuối
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều