Bài tập tính động lượng lớp 10 (cách giải + bài tập)
Chuyên đề phương pháp giải bài tập tính động lượng lớp 10 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập tính động lượng.
1. Phương pháp giải
Bài toán 1: Tính động lượng của vật
Bước 1: Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật
Bước 2: Viết công thức tính động lượng của vật: p = m.v
Trong đó:
+ p là động lượng của vật (kg.m/s)
+ m là khối lượng của vật (kg)
+ v là vận tốc của vật (m/s)
Chú ý: Ngoài ra ta có thể sử dụng công thức
Trong đó:
+ là độ biến thiên động lượng của vật.
+ là độ lớn xung lượng của lực trong khoảng thời gian .
Bài toán 2: Tính động lượng của hệ vật
Khi có hai động lượng thì động lượng của hệ vật:
+ Trường hợp các vecto động lượng thành phần cùng chiều
Độ lớn động lượng của hệ là
+ Trường hợp các vecto động lượng thành phần ngược chiều
thì độ lớn động lượng của hệ là
+ Trường hợp các vecto động lượng thành phần vuông góc
Độ lớn động lượng của hệ là
+ Trường hợp các vecto động lượng thành phần tạo với nhau một góc
Độ lớn động lượng của hệ là
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Một quả bóng 600 g đang bay theo phương ngang với vận tốc 25 m/s thì tới đập vào tường thẳng đứng và bật ngược trở lại theo đúng phương cũ với vận tốc có độ lớn như cũ. Tính động lượng của quả bóng trước và sau khi đập vào tường?
A. 10 kg.m/s và -10 kg.m/s.
B. 15 kg.m/s và -15 kg.m/s.
C. 18 kg.m/s và -18 kg.m/s.
D. 20 kg.m/s và -20 kg.m/s.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là B
Chọn chiều dương là chiều chuyển động của quả bóng trước khi đập vào tường.
Động lượng của quả bóng trước khi đập vào tường là:
p = m.v = 0,6.25 = 15 kg.m/s
Động lượng của quả bóng sau khi đập vào tường là:
p’ = - m.v = - 0,6.25 = - 15 kg.m/s
Ví dụ 2: Một vật có khối lượng 3 kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0,4 s. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu? Cho .
A. 9 kg.m/s.
B. 10 kg.m/s.
C. 11 kg.m/s.
D. 12 kg.m/s.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là D
Lực tác dụng lên quả bóng là trọng lực P = mg
Độ biến thiên động lượng bằng xung lượng của lực
Như vậy ta có:
Ví dụ 3. Động lượng của electron có khối lượng 9,1.10-31 kg và vận tốc 2,0.107 m/s là:
A. 1,8.10-23 kg.m/s.
B. 2,3.10-23 kg.m/s.
C. 3,1.10-19 kg.m/s.
D. 7,9.10-3 kg.m/s.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Động lượng: p = mv = 1,8.10-23 kgm/s.
3. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1. Một vật chuyển động với tốc độ tăng dần thì có
A. động lượng không đổi.
B. động lượng bằng không.
C. động lượng tăng dần.
D. động lượng giảm dần.
Bài 2. Tổng động lượng trong một hệ kín luôn
A. ngày càng tăng.
B. giảm dần.
C. bằng không.
D. bằng hằng số.
Bài 3. Chọn phát biểu đúng về mối quan hệ giữa vecto động lượng và vận tốc của một chất điểm.
A. Cùng phương, ngược chiều.
B. Cùng phương, cùng chiều.
C. Vuông góc với nhau.
D. Hợp với nhau một góc .
Bài 4. Động lượng có đơn vị là:
A. N.m/s
B. kg.m/s
C. N.m
D. N/s
Bài 5. Một vật nhỏ có khối lượng 1,5 kg trượt nhanh dần đều xuống một đường dốc thẳng, nhẵn. Tại một thời điểm xác định vật có vận tốc 3 m/s, sau đó 4 s có vận tốc 7 m/s, tiếp ngay sau đó 3 s vật có động lượng là
A. 15 kg.m/s.
B. 7 kg.m/s.
C. 12 kg.m/s.
D. 21 kg.m/s.
Bài 6. Một vật có khối lượng 500 g chuyển động thẳng dọc theo trục tọa độ Ox với vận tốc 36 km/h. Động lượng của vật bằng
A. 9 kg.m/s
B. 5 kg.m/s
C. 10 kg.m/s
D. 4,5 kg.m/s
Bài 7. Chất điểm M chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực không đổi . Động lượng của chất điểm ở thời điểm t là:
A.
B.
C.
D.
Bài 8. Một chất điểm chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực không đổi F = 0,1 N. Động lượng của chất điểm ở thời điểm t = 3s kể từ lúc bắt đầu chuyển động là
A. 30 kg.m/s.
B. 2 kg.m/s.
C. 0,3 kg.m/s.
D. 0,03 kg.m/s.
Bài 9. So sánh động lượng của xe A và xe B. Biết xe A có khối lượng 1000 kg và vận tốc 60 km/h; xe B có khối lượng 2000 kg và vận tốc 30 km/h.
A. p1 > p2.
B. p1 = p2.
C. p1 < p2.
D. p1 =2p2.
Bài 10. Một máy bay có khối lượng 160 000 kg bay với vận tốc 870 km/h. Tính động lượng của máy bay.
A. 38,7.104 kg.m/s
B. 38,7.105 kg.m/s
C. 38,7.106 kg.m/s
D. 38,7.107 kg.m/s
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí 10 hay, chi tiết khác:
- Bài tập cơ năng
- Bài tập về định luật bảo toàn động lượng
- Bài tập về chuyển động tròn đều
- Bài tập về lực hướng tâm
- Bài tập lực đàn hồi
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều