Giải Vật Lí 12 trang 67 Kết nối tri thức
Với Giải Vật Lí 12 trang 67 trong Bài 16: Từ thông. Hiện tượng cảm ứng điện từ Vật Lí 12 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Vật Lí 12 trang 67.
Hoạt động trang 67 Vật Lí 12: Để làm từ thông biến thiên, có thể biến đổi từng đại lượng B, S, α trong biểu thức (16.1). Hãy đề xuất các cách có thể làm biến thiên từ thông qua tiết diện khung dây dẫn mềm nối với điện kế thành mạch kín trong các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Khung dây dẫn đặt cạnh nam châm vĩnh cửu (Hình 16.4).
Trường hợp 2: Khung dây dẫn đặt cạnh nam châm điện (Hình 16.5).
Nếu dòng điện đi vào chốt G, và ra chốt (-) thì kim điện kế lệch về phía (+) (lệch sang phải); ngược lại, kim điện kế lệch về phía (-) (lệch sang trái).
Lời giải:
Trường hợp 1: Khung dây dẫn đặt cạnh nam châm vĩnh cửu (Hình 16.4).
- Đưa nam châm lại gần hoặc ra xa khung dây
- Đưa khung dây lại gần hoặc ra xa nam châm
Trường hợp 2: Khung dây dẫn đặt cạnh nam châm điện (Hình 16.5).
- Đưa nam châm điện lại gần hoặc ra xa khung dây
- Đưa khung dây lại gần hoặc ra xa nam châm điện
- Thay đổi cường độ dòng điện qua nam châm điện
Câu hỏi trang 67 Vật Lí 12: Từ các cách làm biến thiên từ thông qua cuộn dây dẫn kín, hãy đề xuất một số phương án thí nghiệm minh hoạ hiện tượng cảm ứng điện từ.
Lời giải:
Thí nghiệm minh hoạ đơn giản
Chuẩn bị: Nam châm (1), cuộn dây (2), điện kế (3) và các dây dẫn.
Tiến hành:
- Bố trí thí nghiệm như Hình 16.6 và điều chỉnh kim điện kế chỉ đúng vạch số 0.
- Quan sát chiều lệch của kim điện kế trong các trường hợp sau:
+ Dịch chuyển cực Bắc của nam châm lại gần cuộn dây.
+ Dịch chuyển cực Bắc của nam châm ra xa cuộn dây.
Kết quả: kim điện kế bị lệch.
Hoạt động trang 67 Vật Lí 12:
Thí nghiệm 1
Chuẩn bị: Nam châm (1), cuộn dây (2), điện kế (3) và các dây dẫn.
Tiến hành:
- Bố trí thí nghiệm như Hình 16.6 và điều chỉnh kim điện kế chỉ đúng vạch số 0.
- Quan sát chiều lệch của kim điện kế trong các trường hợp sau:
+ Dịch chuyển cực Bắc của nam châm lại gần cuộn dây.
+ Dịch chuyển cực Bắc của nam châm ra xa cuộn dây.
Từ kết quả thí nghiệm quan sát được, thực hiện các yêu cầu sau:
1. Khi nào kim điện kế dịch chuyển? Kim điện kế lệch khỏi vạch 0 chứng tỏ điều gì?
2. Giải thích sự biến thiên từ thông qua cuộn dây trong các trường hợp trên.
3. Nhận xét về mối liên hệ giữa sự biến thiên của từ thông qua cuộn dây với sự xuất hiện của dòng điện cảm ứng trong cuộn dây đó.
Lời giải:
1. Kim điện kế dịch chuyển khi đang thực hiện di chuyển nam châm lại gần hoặc ra xa cuộn dây. Kim điện kế lệch khỏi vạch số 0 chứng tỏ đã xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây.
2. Giải thích sự biến thiên từ thông: khi dịch chuyển nam châm thì số đường sức từ qua cuộn dây thay đổi dẫn đến từ thông qua cuộn dây thay đổi.
3. Khi từ thông qua cuộn dây dẫn kín biến thiên thì trong cuộn dây dẫn đó xuất hiện một dòng điện gọi là dòng điện cảm ứng. Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.
Hiện tượng này chỉ tồn tại trong khoảng thời gian từ thông qua cuộn dây dẫn kín biến thiên.
Lời giải bài tập Vật lí 12 Bài 16: Từ thông. Hiện tượng cảm ứng điện từ hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Vật Lí lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Vật Lí 12 Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Vật Lí 12 Kết nối tri thức
- Giải SBT Vật Lí 12 Kết nối tri thức
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT