Giải Vật Lí 12 trang 107 Kết nối tri thức

Với Giải Vật Lí 12 trang 107 trong Bài 23: Hiện tượng phóng xạ Vật Lí 12 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Vật Lí 12 trang 107.

Câu hỏi 1 trang 107 Vật Lí 12: Hãy nêu các tính chất của phóng xạ γ.

Lời giải:

- Tia γ là sóng điện từ có bước sóng rất ngắn (dưới 10-11 m), có năng lượng cao.

- Tia γ có khả năng xuyên thấu lớn hơn nhiều so với tia β và α.

- Tia γ không bị lệch khi đi qua điện trường, từ trường.

Câu hỏi 2 trang 107 Vật Lí 12: Technetium (4399Tc*) là đồng vị phóng xạ γ, được sử dụng rất phổ biến trong y học hạt nhân để chụp ảnh cơ quan bên trong cơ thể người. Viết phương trình phân rã của đồng vị này.

Lời giải:

Phương trình: 4399Tc*4399Tc+γ

Hoạt động 1 trang 107 Vật Lí 12: Dựa vào đặc điểm các tia phóng xạ em hãy:

Giải thích hướng lệch của từng tia phóng xạ trong điện trường và trong từ trường ở Hình 23.3.

Lời giải:

Do tia phóng xạ α và β+ mang điện dương nên khi qua điện trường, từ trường nó sẽ bị lệch bề bản âm, còn tia β- mang điện âm sẽ bị lệch về bản dương.

Tia γ không mang điện nên truyền thẳng, không bị lệch.

Hoạt động 2 trang 107 Vật Lí 12: Giải thích lí do tại sao các tia α, β, γ và γ có khả năng đâm xuyên khác nhau.

Lời giải:

Khả năng đâm xuyên của các tia phóng xạ khác nhau vì:

- Tia α làm ion hoá mạnh các nguyên tử trên đường đi của nó và mất năng lượng rất nhanh nên nó chỉ đi được khoảng 8 cm trong không khí và không xuyên qua được tờ bìa dày 1 mm.

- Tia β cũng làm ion hoá môi trường nhưng yếu hơn so với tia α nên nó có thể đi được quãng đường dài hơn, tới vài mét trong không khí và có thể xuyên qua được lá nhôm dày cỡ milimét.

- Tia γ là sóng điện từ có bước sóng rất ngắn (dưới 10-11 m), có năng lượng cao nên nó có thể đâm xuyên lớn hơn tia phóng xạ α và β.

Lời giải bài tập Vật lí 12 Bài 23: Hiện tượng phóng xạ hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Vật Lí lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Kết nối tri thức khác