Trắc nghiệm Vật Lí 12 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Từ trường

Với câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12 Bài 14: Từ trường có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh lớp 12 ôn luyện trắc nghiệm Vật Lí 12.

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 7. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án.

Câu 1: Xung quanh vật nào sau đây không có từ trường?

A. Dòng điện không đổi.

B. Hạt mang điện chuyển động.

C. Hạt mang điện đứng yên.

D. Nam châm chữ U.

Câu 2: Tính chất cơ bản của từ trường là

A. gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó.

B. gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó.

C. gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó.

D. gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh.

Câu 3: Từ phổ là

A. hình ảnh của các đường mạt sắt trong từ trường.

B. hình ảnh tương tác của hai nam châm với nhau.

C. hình ảnh tương tác giữa dòng điện và nam châm.

D. hình ảnh tương tác của hai dòng điện chạy trong hai dây dẫn thẳng song song.

Câu 4: Tìm phát biểu sai.

A. Chiều của các đường sức từ là chiều của từ trường.

B. Qua mỗi điểm trong từ trường chỉ vẽ được một đường sức từ.

C. Các đường sức từ là các đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu.

D. Các đường sức từ của cùng một từ trường có thể cắt nhau.

Câu 5: Nhận xét nào sau đây là sai khi nói về từ trường?

A. Tại mỗi điểm trong từ trường chỉ vẽ được một và chỉ một đường sức từ đi qua.

B. Các đường sức từ là những đường cong không khép kín.

C. Các đường sức từ không cắt nhau.

D. Tính chất cơ bản của từ trường là tác dụng lực từ lên nam châm hay dòng điện đặt trong nó.

Câu 6: Vật liệu nào sau đây không thể dùng làm nam châm?

A. Sắt và hợp chất của sắt.

B. Nickel và hợp chất của nickel.

C. Cobalt và hợp chất của cobalt.

D. Nhôm và hợp chất của nhôm.

Câu 7: Các đường sức từ là các đường cong vẽ trong không gian có từ trường sao cho

A. pháp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.

B. tiếp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.

C. pháp tuyến tại mỗi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi.

D. tiếp tuyến tại mọi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai

Câu hỏi: Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là sai?

a) Đường sức từ là đường được vẽ trong từ trường sao cho tiếp tuyến tại một điểm bất kì trên đường trùng với phương của vecto cảm ứng từ tại điểm đó.

b) Bên ngoài một thanh nam châm, các đường sức từ đi từ cực nam đến cực bắc.

c) Nơi nào từ trường mạnh hơn thì các đường sức từ ở đó dày hơn, nơi nào từ trường yếu hơn thì các đường sức từ ở đó thưa hơn.

PHẦN III. Câu trả lời ngắn.

Câu hỏi: Quy tắc bàn tay phải đối với dòng điện thẳng: Giơ ngón cái của bàn tay phải hướng …, khum bốn ngón tay kia xung quanh dây dẫn thì chiều từ … đó là chiều của đường sức từ. Điền từ có thiếu vào chỗ trống.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí lớp 12 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Kết nối tri thức khác