Giải Vật Lí 12 trang 29 Cánh diều

Với Giải Vật Lí 12 trang 29 trong Bài tập chủ đề 1 Vật Lí 12 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 12 dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Vật Lí 12 trang 29.

Bài 1 trang 29 Vật Lí 12: Với cùng một chất, quá trình chuyển thể nào sẽ làm giảm lực tương tác giữa các phân tử nhiều nhất?

A. Nóng chảy.

C. Hoá hơi.

B. Đông đặc.

D. Ngưng tụ.

Lời giải:

Đáp án đúng là C

Quá trình hoá hơi làm giảm lực tương tác nhiều nhất, vì khi đó chất chuyển sang thể khí, các phân tử chuyển động hỗn loạn nhiều nhất.

Bài 2 trang 29 Vật Lí 12: Phát biểu nào sau đây về nội năng là không đúng?

A. Nội năng là một dạng năng lượng.

B. Nội năng là nhiệt lượng.

C. Nội năng của một vật có thể tăng hoặc giảm.

D. Nội năng có thể chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác.

Lời giải:

Đáp án đúng là B

B – sai vì nội năng không phải là nhiệt lượng.

Bài 3 trang 29 Vật Lí 12: Mô tả những thay đổi về động năng của các phân tử và nội năng của hệ trong các trường hợp sau:

a) Một tảng băng đang tan ở 0 °C.

b) Lượng nước tan ra từ tảng băng và nhiệt độ tăng từ 0 °C đến 20 °C.

Lời giải:

a) Một tảng băng đang tan ở 0 °C.

Băng tan ở 0 °C giống như vật đang nóng chảy, trong suốt quá trình nóng chảy nhiệt độ của vật không đổi, nên động năng của các phân tử không thay đổi, chỉ có thế năng phân tử tăng lên do quá trình chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng, khoảng cách giữa các phân tử thay đổi, nên nội năng tăng.

b) Lượng nước tan ra từ tảng băng và nhiệt độ tăng từ 0 °C đến 20 °C.

Nhiệt độ tăng nên tốc độ phân tử tăng dẫn đến động năng tăng, nên nội năng cũng tăng.

Bài 4 trang 29 Vật Lí 12: Thực hiện công 100 J để nén khí trong một xilanh thì khi truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng là 20 J. Xác định độ thay đổi nội năng của khí trong xilanh.

Lời giải:

Khí nhận công nên A > 0, truyền nhiệt lượng ra môi trường xung quanh lên Q < 0.

Độ tăng nội năng của khối khí: ΔU = A + Q = 100 – 20 = 80 J.

Bài 5 trang 29 Vật Lí 12: Một bình chứa carbon dioxide (CO2) ở nhiệt độ phòng và áp suất 20 atm (áp suất không khí trong phòng là 1 atm). Để quan sát hiện tượng khối khí CO2 giảm nhiệt độ và hoá rắn khi phun ra khỏi bình, người ta đặt một miếng vải ở miệng ống xả của bình chứa và mở van thì thấy CO2 rắn (có nhiệt độ thấp) được hình thành trên miếng vải. Hiện tượng khối khí biến đổi trực tiếp thành chất rắn như CO2 trong hiện tượng này được gọi là sự ngưng kết. Hãy vận dụng định luật 1 nhiệt động lực học để giải thích vì sao CO2 khi phun ra lại giảm nhiệt độ.

Lời giải:

Trong quá trình trên đã có sự chuyển thể trực tiếp từ thể khí sang thể rắn mà không có thể trung gian là thể lỏng, nên khoảng cách giữa các phân tử, tốc độ chuyển động của các phân tử giảm xuống rất nhanh, làm nội năng của khối khí giảm. Do đó, nhiệt độ của khối khí giảm.

Bài 6 trang 29 Vật Lí 12: Hoàn thành bảng ghi nhiệt độ các điểm nóng chảy và sôi (ở áp suất không khí tiêu chuẩn) của các vật liệu khác nhau theo nhiệt độ Celsius và nhiệt độ Kelvin.

Hoàn thành bảng ghi nhiệt độ các điểm nóng chảy và sôi (ở áp suất không khí tiêu chuẩn) của các vật liệu

Lời giải:

Chất

Điểm nóng chảy

Điểm sôi

oC

K

oC

K

Oxygen (O2)

-223

50

-183

90

Hydrogen (H2)

-259

14

-253

20

Chì (Pb)

327

600

1750

2023

Thuỷ ngân (Hg)

-39

234

357

630

Lời giải bài tập Vật lí 12 Bài tập chủ đề 1 hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Vật Lí lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Cánh diều khác