Giải Vật Lí 11 trang 105 Chân trời sáng tạo

Với Giải Vật Lí 11 trang 105 trong Bài 17: Điện trở. Định luật Ohm Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Vật Lí lớp 11 trang 105.

Câu hỏi 3 trang 105 Vật Lí 11: Các công thức (17.1) và (17.3) có tương đương nhau không? Giải thích.

Lời giải:

Công thức (17.1): R=UI

Công thức (17.3): I=UR

Về mặt toán học thì hai công thức trên tương đương nhau. Nhưng về mặt vật lí thì hai công thức trên không tương đương nhau. Vì:

- Công thức (17.1) cho ta biết được đơn vị của điện trở, 1Ω là điện trở của một vật dẫn mà khi đặt một hiệu điện thế 1 V vào hai đầu vật dẫn thì dòng điện chạy qua vật dẫn có cường độ 1 A.

- Công thức (17.3) cho ta thấy cường độ dòng điện I chạy qua một điện trở R tỉ lệ thuận với hiệu điện thế U đặt vào hai đầu điện trở.

Luyện tập 1 trang 105 Vật Lí 11: Đặt hiệu điện thế U = 1,5 V vào hai đầu một sợi dây dẫn bằng đồng có điện trở R = 0,6Ω. Tính cường độ dòng điện chạy qua sợi dây đồng.

Lời giải:

Cường độ dòng điện: I=UR=1,50,6=2,5 A

Câu hỏi 4 trang 105 Vật Lí 11: Xác định giá trị điện trở của đoạn dây bằng đồng có đường đặc trưng vôn — ampe như Hình 17.3.

Xác định giá trị điện trở của đoạn dây bằng đồng có đường đặc trưng vôn

Lời giải:

Điện trở của đoạn dây bằng đồng: R=UI=256=4,2 Ω

Luyện tập 2 trang 105 Vật Lí 11: Đặt hiệu điện thế U (U có thể điều chỉnh được) vào hai đầu của một điện trở là một đoạn dây bằng đồng dài 10 m, đường kính tiết diện 1 mm và điện trở suất 1,69.10-8 Ωm ở 20°C. Dùng ampe kế đo cường độ dòng điện chạy qua đoạn dây đồng. Điều chỉnh U, tương ứng với mỗi giá trị của U ta thu được một giá trị của I. Kết quả thể hiện trong Bảng 17.3.

Đặt hiệu điện thế U (U có thể điều chỉnh được) vào hai đầu của một điện trở

a) Dựa vào Bảng 17.3, em hãy vẽ đường đặc trưng vôn – ampe của điện trở trên.

b) Tính điện trở của đoạn dây dẫn. So sánh với giá trị thu được từ đường đặc trưng vôn -ampe.

Lời giải:

a) Vẽ đường đặc trưng vôn – ampe

Đặt hiệu điện thế U (U có thể điều chỉnh được) vào hai đầu của một điện trở

b) Điện trở của dây dẫn: R=ρlS=ρlπd22=1,69.108.10π.1.10322=0,22 Ω

Điện trở theo đường đặc trưng vôn – ampe: R=UI=14,62=0,22 Ω

Ta thấy điện trở của đoạn dây dẫn bằng với giá trị thu được từ đường đặc trưng vôn -ampe.

Lời giải bài tập Vật lí 11 Bài 17: Điện trở. Định luật Ohm hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Vật Lí lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 Chân trời sáng tạo khác