Giải Vật lí 10 trang 67 Kết nối tri thức

Với Giải Vật lí 10 trang 67 trong Bài 16: Định luật 3 Newton Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Vật lí 10 trang 67.

Khởi động trang 67 Vật Lí 10: Móc hai lực kế vào nhau rồi kéo một trong hai lực kế như hình sau.

Móc hai lực kế vào nhau rồi kéo một trong hai lực kế như hình sau

a) Dự đoán xem số chỉ của hai lực kế giống nhau hay khác nhau.

b) Hãy kiểm tra kết quả và nêu kết luận.

c) Nếu cả hai tiếp tục kéo về hai phía ngược nhau với độ lớn lực tăng lên thì số chỉ của hai lực kế sẽ thay đổi thế nào?

Lời giải:

a) Dự đoán: Số chỉ của hai lực kế giống nhau.

b) Học sinh tự làm thí nghiệm để kiểm tra.

Kết luận: Khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối.

c) Nếu cả hai tiếp tục kéo về hai phía ngược nhau với độ lớn tăng lên thì số chỉ của hai lực kế sẽ tăng lên nhưng các số chỉ đó vẫn bằng nhau (chú ý tới giới hạn đo của lực kế).

Hoạt động trang 67 Vật Lí 10: Quan sát thí nghiệm được mô tả trong Hình 16.1.

Quan sát thí nghiệm được mô tả trong Hình 16.1. Một thanh sắt và một thanh nam châm

1. Một thanh sắt và một thanh nam châm được treo như Hình 16.1a. Trong thí nghiệm này, lực nào làm cho thanh nam châm dịch chuyển lại gần thanh sắt?

2. Xe lăn 1 có khối lượng m1 và có gắn một lò xo nhẹ. Xe lăn 2 có khối lượng m2. Ta cho hai xe áp lại gần nhau bằng cách buộc dây để nén lò xo (Hình 16.1b). Quan sát hiện tượng xảy ra khi đốt sợi dây buộc.

Thảo luận để làm sáng tỏ ý kiến sau: Lực không tồn tại riêng lẻ. Các lực hút hoặc đẩy luôn xuất hiện thành từng cặp giữa hai vật.

Lời giải:

1. Lực làm cho thanh nam châm dịch chuyển lại gần thanh sắt là lực tương tác giữa thanh sắt và nam châm: cụ thể là lực hút của thanh sắt.

2. Khi đốt sợi dây buộc thì hai xe bị lò xo đẩy về hai phía, xe 1 bị đẩy di chuyển về phía bên trái, xe 2 bị đẩy di chuyển về phía bên phải.

- Ở thí nghiệm 16.1a, ta thấy khi nam châm tác dụng lực hút lên sắt thì nam châm cũng bị sắt tác dụng lại một lực hút và kéo nam châm lại gần phía sắt.

- Ở thí nghiệm 16.1b, ta thấy lò xo khi chịu tác dụng của lực nén do 2 xe bị buộc bởi sợi dây thì nó đồng thời tác dụng lực đẩy lên 2 xe, làm chúng di chuyển về hai phía khác nhau khi sợi dây bị đốt.

⇒ Lực không tồn tại riêng lẻ. Các lực hút hoặc đẩy luôn xuất hiện thành từng cặp giữa hai vật.

Câu hỏi 1 trang 67 Vật Lí 10: Cặp lực và phản lực có những đặc điểm gì?

Lời giải:

Cặp lực và phản lực có những đặc điểm:

- Điểm đặt trên 2 vật khác nhau.

- Cùng phương.

- Ngược chiều.

- Cùng độ lớn.

Cặp lực và phản lực có những đặc điểm gì?

Câu hỏi 2 trang 67 Vật Lí 10: Cặp lực và phản lực có phải là hai lực cân bằng hay không? Tại sao?

Lời giải:

Cặp lực và phản lực không phải là hai lực cân bằng vì điểm đặt của chúng ở trên hai vật khác nhau.

Câu hỏi trang 67 Vật Lí 10: Hãy chỉ rõ điểm đặt của mỗi lực trong mỗi cặp lực ở Hình 16.2 a, b.

Hãy chỉ rõ điểm đặt của mỗi lực trong mỗi cặp lực ở Hình 16.2 a, b

Lời giải:

Trong hình 16.2 a,b: Lực FAB có điểm đặt tại vật B, lực FBA có điểm đặt tại vật A.

Lời giải bài tập Vật lí lớp 10 Bài 16: Định luật 3 Newton Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác