Giải Vật lí 10 trang 61 Kết nối tri thức

Với Giải Vật lí 10 trang 61 trong Bài 14: Định luật 1 Newton Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Vật lí 10 trang 61.

Câu hỏi trang 61 Vật Lí 10: Quan sát các vật trong Hình 14.2.

Quan sát các vật trong Hình 14.2. Giải thích tại sao quả cầu đứng yên

Giải thích tại sao quả cầu đứng yên.

Lời giải:

Quả cầu đứng yên là do quả cầu chịu tác dụng của hai lực: trọng lực P và lực căng T. Hai lực này cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn nên hợp lực tác dụng lên quả cầu bằng 0.

Quan sát các vật trong Hình 14.2. Giải thích tại sao quả cầu đứng yên

⇒ Quả cầu đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên.

Câu hỏi trang 61 Vật Lí 10: Quan sát các vật trong Hình 14.2.

Quan sát các vật trong Hình 14.2. Tại sao người trượt ván có thể giữ nguyên vận tốc

Tại sao người trượt ván có thể giữ nguyên vận tốc của mình?

Lời giải:

Người trượt ván có thể giữ nguyên vận tốc của mình là do hợp lực tác dụng lên hệ (người + ván trượt) bằng 0. Khi đó, người trượt ván đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

⇒ Người trượt ván có thể giữ nguyên vận tốc của mình.

Quan sát các vật trong Hình 14.2. Tại sao người trượt ván có thể giữ nguyên vận tốc

Hoạt động trang 61 Vật Lí 10: Thí nghiệm Hình 14.3 giúp minh họa quán tính của vật.

Thí nghiệm Hình 14.3 giúp minh họa quán tính của vật

- Chuẩn bị: Một tấm ván dài khoảng 1 m làm mặt phẳng nghiêng, xe lăn, vật nhỏ đặt trên xe lăn, vật chắn (có thể dùng quyển sách dày) (Hình 14.3)

- Tiến hành:

+ Đặt các vật nhỏ lên xe lăn. Giữ các vật và xe đứng yên trên đỉnh mặt phẳng nghiêng.

+ Thả cho xe trượt xuống dốc, dọc theo mặt phẳng nghiêng.

+ Quan sát hiện tượng xảy ra đối với xe và các vật trên xe.

- Thảo luận:

1. Giải thích tại sao khi xe trượt xuống dốc và bị cản lại ở cuối dốc thì vật nhỏ bị văng về phía trước.

2. Làm thế nào để giữ cho vật trên xe không bị văng đi?

Lời giải:

1. Khi xe trượt xuống dốc và bị cản lại ở cuối dốc thì vận tốc của xe đột ngột thay đổi. Vật nhỏ trên xe không kịp thay đổi trạng thái chuyển động theo xe nên bị văng về phía trước.

2. Để giữ cho vật trên xe không bị văng đi, ta cần buộc cố định vật vào xe.

Câu hỏi 1 trang 61 Vật Lí 10: Mô tả và giải thích điều gì xảy ra đối với một hành khách ngồi trong ô tô ở các tình huống sau:

a) Xe đột ngột tăng tốc.

b) Xe phanh gấp.

c) Xe rẽ nhanh sang trái.

Lời giải:

a) Khi xe đột ngột tăng tốc thì hành khách sẽ ngả người về phía sau.

Vì theo quán tính, khi xe tăng tốc đột ngột thì người ngồi trong xe có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn, nên khi xe tiến về phía trước đột ngột thì người chưa kịp thay đổi theo nên có xu hướng ngả về phía sau.

b) Khi xe phanh gấp thì hành khách sẽ ngả người về phía trước.

Vì khi ô tô đang chuyển động thì cả ô tô và người đều chuyển động. Khi ô tô phanh gấp thì ô tô dừng lại còn hành khách trong xe theo quán tính nên vẫn di chuyển về phía trước.

c) Khi xe rẽ nhanh sang trái thì người sẽ nghiêng về phía bên phải.

Vì khi xe đang chuyển động thì người và xe chuyển động cùng một hướng. Nhưng khi xe rẽ trái thì người theo quán tính vẫn chuyển động theo hướng cũ nên bị nghiêng về bên phải.

Câu hỏi 2 trang 61 Vật Lí 10: Một vật đang chuyển động với vận tốc 3 m/s dưới tác dụng của các lực. Nếu bỗng nhiên các lực này mất đi thì:

A. Vật dừng lại ngay.

B. Vật đổi hướng chuyển động.

C. Vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại.

D. Vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3 m/s.

Lời giải:

Theo định luật 1 Newton, nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào thì vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

Do đó, khi các lực tác dụng lên vật mất đi, vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3 m/s.

Đáp án đúng là: D

Câu hỏi 3 trang 61 Vật Lí 10: Một vật đang nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. Tại sao ta có thể khẳng định rằng bàn đã tác dụng một lực lên nó.

Lời giải:

- Vật có khối lượng để trên mặt bàn sẽ luôn có trọng lực  tác dụng lên vật.

- Theo định luật 1 Newton, vật nằm yên nên hợp lực tác dụng lên vật phải bằng 0.

⇒ Vật chịu thêm tác dụng của một lực cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn với trọng lực – đó chính là phản lực từ bàn tác dụng lên vật.

Một vật đang nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. Tại sao ta có thể khẳng định rằng bàn

Lời giải bài tập Vật lí lớp 10 Bài 14: Định luật 1 Newton Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác