Giải Vật lí 10 trang 46 Kết nối tri thức

Với Giải Vật lí 10 trang 46 trong Bài 10: Sự rơi tự do Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Vật lí 10 trang 46.

Câu hỏi 1 trang 46 Vật Lí 10: Tại sao độ dịch chuyển và quãng đường đi được trong sự rơi tự do có cùng độ lớn?

Lời giải:

Độ dịch chuyển và quãng đường đi được trong sự rơi tự do có cùng độ lớn vì rơi tự do là chuyển động thẳng và có chiều chuyển động không đổi.

Câu hỏi 2 trang 46 Vật Lí 10: Hãy nêu cách đo gần đúng độ sâu của một cái giếng mỏ cạn. Coi vận tốc truyền âm trong không khí là không đổi và đã biết.

Lời giải:

- Bước 1: Thả hòn sỏi từ miệng giếng xuống giếng đồng thời bấm nút Start/Stop trên đồng hồ bấm giây.

- Bước 2: Khi nghe thấy tiếng hòn sỏi đập vào đáy giếng thì bấm nút Start/Stop cho đồng hồ dừng lại.

+ Gọi giếng sâu có độ sâu là h (m) = quãng đường vật rơi tự do từ miệng giếng xuống đáy giếng.

+ Thời gian rơi của hòn sỏi từ miệng giếng xuống đáy giếng: t1 = 2hg.

+ Thời gian âm truyền từ đáy giếng đến tai người: t1 = hv.

+ Thời gian hiển thị trên đồng hồ chính là tổng thời gian hòn sỏi rơi tự do và thời gian âm truyền từ đáy giếng tới tai người: t = t1 + t22hg+hv

Trong đó:

t: là thời gian đo được bằng đồng hồ bấm giây.

g lấy giá trị 9,8 m/s2.

v là vận tốc truyền âm trong không khí và đã biết.

Từ đây ta sẽ tính được độ sâu của giếng.

Bài tập vận dụng trang 46 Vật Lí 10: Một người thả một hòn bi rơi từ trên cao xuống đất và đo được thời gian rơi là 3,1 s. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 9,8 m/s2.

a) Tính độ cao của nơi thả hòn bi so với mặt đất và vận tốc lúc chạm đất.

b) Tính quãng đường rơi được trong 0,5 s cuối trước khi chạm đất.

Lời giải:

a) Độ cao của nơi thả hòn bi so với mặt đất là:

h = 12gt212.9.8.3,12 = 47,089m

Vận tốc vật lúc chạm đất là: v = g.t = 9,8.3,1 = 30,38 m/s

b) Quãng đường vật rơi được trong 0,5 s cuối trước khi chạm đất = cả quãng đường – quãng đường vật rơi trong 2,6 giây đầu:

ht=0,5 = h - ht=2,6 = 47,089 - 12.9,8.2,62 = 13,965m

Em có thể trang 46 Vật Lí 10:

- Vận dụng được những kiến thức về sự rơi tự do vào một số tình huống thực tế đơn giản

- Biết cách xác định phương thẳng đứng và phương nằm ngang.

Lời giải:

- Vận dụng kiến thức về sự rơi tự do để tính toán được thời gian rơi của vật, vận tốc vật bắt đầu chạm đất hoặc có thể tìm được độ cao của vật khi được thả rơi tự do.

- Biết cách xác định phương thẳng đứng và phương ngang dựa vào cách sử dụng dây dọi và thước eke.

Lời giải bài tập Vật lí lớp 10 Bài 10: Sự rơi tự do Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác