Giải Vật lí 10 trang 112 Kết nối tri thức

Với Giải Vật lí 10 trang 112 trong Bài 28: Động lượng Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Vật lí 10 trang 112.

Câu hỏi 1 trang 112 Vật Lí 10:

a) Xung lượng của lực gây ra tác dụng gì?

b) Một quả bóng khối lượng m đang bay ngang với tốc độ v thì đập vào một bức tường và bật trở lại với cùng tốc độ. Xung lượng của lực gây ra bởi tường lên quả bóng là

A. mv.

B. –mv.

C. 2mv.

D. –2mv.

Lời giải:

a) Xung lượng của lực làm biến đổi trạng thái chuyển động của vật.

b) Chọn chiều dương là chiều chuyển động của quá bóng trước khi đập vào tường.

Xung lượng của lực gây ra tác dụng gì?

Xung lượng của lực gây ra bởi tường lên quả bóng là:

F.Δt=m.v2mv1

Chiếu biểu thức vectơ xuống trục tọa độ đã chọn:

=> F.∆t = -mv - mv = -2mv

Đáp án đúng là: C

Câu hỏi 2 trang 112 Vật Lí 10: Thủ môn khi bắt bóng không muốn đau tay và khỏi ngã thì phải co tay lại và lùi người một chút theo hướng đi của quả bóng. Thủ môn làm thế để

A. làm giảm động lượng của quả bóng.

B. làm giảm độ biến thiên động lượng của quả bóng.

C. làm tăng xung lượng của lực quả bóng tác dụng lên tay.

D. làm giảm cường độ của lực quả bóng tác dụng lên tay.

Lời giải:

Ta có: F.Δt=Δp => F=ΔpΔt

Suy ra:  càng lớn thì F càng nhỏ. Người thủ môn co tay lại và lùi người một chút nhằm tăng thời gian để quả bóng dừng lại dẫn đến làm giảm cường độ của lực quả bóng tác dụng lên tay.

Đáp án đúng là: D

Câu hỏi 3 trang 112 Vật Lí 10: Một quả bóng gôn có khối lượng 46 g đang nằm yên, sau một cú đánh quả bóng bay lên với tốc độ 70 m/s. Tính xung lượng của lực và độ lớn trung bình của lực tác dụng vào quả bóng. Biết thời gian tác dụng là 0,5.10-3s.

Lời giải:

Đổi 46 g = 0,046 kg

- Xung lượng của lực tác dụng lên quả bóng là:

 F.∆t = ∆p = m.v2 - m.v1 = 0,046.70 - 0 = 3,22N.s

- Độ lớn trung bình của lực tác dụng vào quả bóng là:

F.∆t = ∆p => F = ΔpΔt=3,220,5.103 = 6440N

Câu hỏi 4 trang 112 Vật Lí 10: Hai vật có khối lượng lần lượt là m1 = 1 kg và m2 = 2 kg, chuyển động với vận tốc có độ lớn lần lượt là v1 = 3 m/s và v2 = 2 m/s.

a) Tính động lượng của mỗi vật.

b) Vật nào khó dừng lại hơn? Vì sao?

Lời giải:

a) Tính động lượng của mỗi vật.

- Động lượng của vật 1 là:

p1 = m1.v1 = 1.3 = 3 kg.m/s

- Động lượng của vật 2 là:

p2 = m2.v2 = 2.2 = 4 kg.m/s

b) Vật 2 khó dừng lại hơn vì vật 2 có động lượng lớn hơn.

Em có thể 1 trang 112 Vật Lí 10: Mô tả và tính độ lớn động lượng của Trái Đất trong chuyển động quanh Mặt Trời, khi biết khối lượng Trái Đất và bán kính quỹ đạo.

Lời giải:

Quỹ đạo của Trái Đất là đường đi của Trái Đất xung quanh Mặt Trời. Trái Đất quay trên quỹ đạo quanh Mặt Trời với khoảng cách 149 600 000 km hết 365,25 ngày. Để tính được độ lớn động lượng của Trái Đất trong chuyển động quanh Mặt Trời ta cần xác định được tốc độ chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

- Khối lượng Trái Đất m = 5,972.1024 kg

- Bán kính quỹ đạo R = 149.600.000 km = 1496.108 m

- Thời gian Trái Đất quay một vòng quanh Mặt Trời: t = 365,25 ngày = 31557600 s

- Tốc độ chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời là:

v = st=2πRt2π.1496.10831557600 ≈ 29785m/s

- Độ lớn động lượng của Trái Đất trong chuyển động quanh Mặt Trời là:

p = m.v = 5,972.1024.29785 1,73.1029 kg.m/s

Em có thể 2 trang 112 Vật Lí 10: Tính động lượng của hệ “tên lửa + khí” ngay trước và sau khi phụt khí, khi đã biết khối lượng, vận tốc của tên lửa và của khí phụt ra.

Lời giải:

Giả sử:

Trước khi phụt khí:

- Tên lửa có khối lượng m1 (kg), vận tốc v(m/s).

- Khí có khối lượng m2 (kg).

- Động lượng của hệ “tên lửa + khí” ngay trước khi phụt khí là:

p=(m1+m2).v1 (kg.m/s)

Sau khi phụt khí:

- Tên lửa có khối lượng m1 (kg), vận tốc v  (m/s).

- Khí có khối lượng m2 (kg), vận tốc v2 (m/s).

- Động lượng của hệ “tên lửa + khí” ngay sau khi phụt khí là:

p'=m1v+m2v2 (kg.m/s)

Lời giải bài tập Vật lí lớp 10 Bài 28: Động lượng Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác