Trắc nghiệm Vật lí 10 Kết nối tri thức Bài 10 (có đáp án): Sự rơi tự do

Với bài tập trắc nghiệm Vật Lí 10 Bài 10: Sự rơi tự do có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Vật lí 10.

Câu 1: Chuyển động dưới đây được coi là sự rơi tự do nếu được thả rơi ?

A. Một cái lá cây rụng.

B. Một sợi chỉ.

C. Một chiếc khăn tay.

D. Một mẩu phấn.

Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của chuyển động rơi tự do của các vật?

A. Chuyển động theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.

B. Chuyển động thẳng, nhanh dần đều.

C. Tại một nơi và ở gần mặt đất, mọi vật rơi tự do như nhau.

D. Lúc t = 0 thì vận tốc ban đầu theo phương ngang khác không.

Câu 3: Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi là chuyển động rơi tự do?

A. Một vận động viên nhảy dù đã buông dù và đang rơi trong không trung.

B. Một quả táo rụng từ trên cây đang rơi xuống đất.

C. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất.

D. Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống.

Câu 4: Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu từ độ cao h xuống đất, tại nơi có gia tốc trọng trường g. Công thức tính độ lớn v của vật khi chạm đất là:

A. v=2gh

B. v=2gh

C. v=2hg

D. v=gh

Câu 5: Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu từ đỉnh tháp với gia tốc g=10m/s2 , sau 3s thì chạm đất. Chiều cao của tháp là?

A.35 m.

B. 40 m.

C. 45 m.

D. 50 m.

Câu 6: Một vật rơi tự do, trong 4 s cuối cùng rơi được 320 m. Tính thời gian rơi của vật. Lấy g=10m/s2

A. 20 s.

B. 10 s.

C. 40 s.

D. không đủ dữ kiện để tính.

Câu 7: Một vật rơi tự do từ độ cao h, g=10m/s2 . Tính thời gian rơi biết quãng đường vật rơi được trong 7 s cuối cùng là 385 m.

A. 7 s

B. 4 s.

C. 6,5 s.

D. 9 s.

Câu 8: Tính đường đi của một vật rơi tự do trong giây thứ 4 kể từ lúc thả. Lấy g=10m/s2

A. 35 m.

B. 45 m.

C. 50 m.

D. Không đủ dữ kiện để tính.

Câu 9. Một vật rơi tự do từ độ cao h trong thời gian 10 s. Hãy tính thời gian vật rơi trong 95 m cuối cùng. Lấy g=10m/s2

A. 2 s.

B. 0,1 s.

C. 1 s.

D. 3 s.

Câu 10. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 5 m xuống đất. Tính độ lớn của vận tốc khi vật chạm đất. Lấy g = 10 m/s2.

A. 5 m/s.

B. 25 m/s.

C. 10 m/s.

D. 100 m/s

Bài tập bổ sung

Bài 1: Từ độ cao 100 m người ta thả một vật xuống theo chiều thẳng đứng với v = 10 m/s, g = 10m/s2.

a) Sau bao lâu vật chạm đất.

b) Tính vận tốc của vật lúc vừa chạm đất.

Bài 2: Một vật thả rơi tự do từ độ cao 15 m xuống đất, cho g = 10m/s2.

a) Tính thời gian để vật rơi đến đất.

b) Tính vận tốc lúc vừa chạm đất.

Bài 3: Một vật rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao 80 m xuống mặt đất. Tính quãng đường vật rơi được trong 0,5 s cuối cùng với g = 10m/s2.

Bài 4: Một vật rơi tự do trong khoảng thời gian là 10 s. Tính quãng đường vật rơi trong 2 s cuối, biết g = 10m/s2.

Bài 5: Thả rơi tự do một vật khối lượng 2 kg từ độ cao 180 m xuống mặt đất, Biết g = 10m/s2.

a) Tính quãng đường vật đi được trong giây cuối cùng.

b) Tính vận tốc của vật trước khi vật chạm đất 2 giây.

Bài 6: Quãng đường đi được trong giây cuối cùng của 1 vật rơi tự do là 63,7 m. Tính độ cao thả vật, thời gian và vận tốc của vật khi chạm đất, lấy g = 9,8m/s2.

Bài 7: Ở độ cao 300 m so với mặt đất, trên một khinh khí cầu, người ta thả một vật rơi tự do. Tính thời gian vật chạm đất trong 3 trường hợp sau: (cho g = 9,8m/s2).

a) Khinh khí cầu đang đứng yên.

b) Khinh khí cầu chuyển động thẳng đều đi lên với vận tốc 4,9 m/s.

c) Khinh khí cầu chuyển động thẳng đều đi xuống với vận tốc 4,9 m/s.

Bài 8: Một vật rơi tự do tại một vị trí có g = 10m/s2. Tính quãng đường vật đi được trong 5 s đầu tiên.

Bài 9: Một vật được thả rơi tự do không vận tốc đầu từ vị trí có độ cao h so với mặt đất. Cho g = 10m/s2. Thời gian vật rơi là 6 s. Tính quãng đường vật rơi trong giây cuối cùng trước khi chạm đất.

Bài 10: Một vật rơi tự do không vận tốc đầu từ vị trí có độ cao 80 m xuống mặt đất. Tìm vận tốc của vật khi vừa chạm đất.

Xem thêm bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác