Lý thuyết Vật Lí 10 Kết nối tri thức Bài 13: Tổng hợp và phân tích lực. Cân bằng lực
Với tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 10 Bài 13: Tổng hợp và phân tích lực. Cân bằng lực sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Vật Lí 10.
I. Tổng hợp lực – Hợp lực tác dụng
- Tổng hợp lực là phép thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như các lực ấy.
- Lực thay thế này gọi là hợp lực
- Biểu thức:
Lực được coi là hợp lực của lực và
1. Tổng hợp hai lực cùng phương
- Hai lực cùng phương, cùng chiều thì làm tăng tác dụng lên vật và có độ lớn hợp lực bằng: F = F1 + F2
- Hai lực cùng phương, ngược chiều thì chúng hạn chế, thậm chí có thể triệt tiêu tác dụng của nhau lên vật và hợp lực có giá trị bằng: F = F1 – F2
+ Nếu F > 0 thì hợp lực F cùng chiều với lực thành phần F1.
+ Nếu F < 0 thì lực F ngược chiều với lực F1.
2. Tổng hợp hai lực đồng quy – Quy tắc hình bình hành
- Bước 1: Vẽ hai vectơ và đồng quy tại O.
- Bước 2: Vẽ một hình bình hành có hai cạnh liền kề trùng với hai vectơ và .
- Bước 3: Vẽ đường chéo của hình bình hành có cùng gốc O. Vectơ hợp lực trùng với đường chéo này.
II. Các lực cân bằng và không cân bằng
1. Các lực cân bằng
Vật đứng yên dưới tác dụng của nhiều lực, khi đó tổng hợp các lực tác dụng lên vật bằng 0. Ta nói các lực tác dụng lên vật là các lực cân bằng và vật ở trạng thái cân bằng.
2. Các lực không cân bằng
Khi hợp lực của các lực khác 0 thì các lực này không cân bằng. Hợp lực hay các lực không cân bằng này tác dụng vào một vật có thể làm thay đổi vận tốc của vật.
Hợp lực khác không làm xe chuyển động về phía trước
III. Phân tích lực
Phân tích lực là phép thay thế một lực thành hai lực thành phần có tác dụng giống hệt như lực ấy.
1. Quy tắc
Người ta thường phân tích lực thành hai lực thành phần vuông góc với nhau để lực thành phần này không có tác dụng nào theo phương của lực thành phần kia.
Phân tích lực thành hai thành phần vuông góc là
2. Chú ý
- Chỉ khi xác định được một lực có tác dụng theo hai phương vuông góc nào thì mới phân tích lực theo hai phương vuông góc đó.
- Ví dụ: vật trượt xuống dưới trên mặt phẳng nghiêng, trọng lực được phân tích thành hai lực thành phần vì xác định được trọng lực có tác dụng ép vật vào mặt phẳng nghiêng và kéo vật trượt xuống dưới.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 10 Kết nối tri thức hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Giải sgk Vật lí 10 Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Vật lí 10 Kết nối tri thức
- Giải SBT Vật lí 10 Kết nối tri thức
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT