Trắc nghiệm Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 14 (có đáp án): Moment. Điều kiện cân bằng của vật

Với bài tập trắc nghiệm Vật Lí 10 Bài 14: Moment. Điều kiện cân bằng của vật sách Chân trời sáng tạo có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Vật lí 10.

Câu 1: Moment lực đối với một trục quay là

A. đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay vật của lực.

B. đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm vật chuyển động tịnh tiến.

C. cặp lực có tác dụng làm quay vật.

D. đại lượng đùng để xác định độ lớn của lực tác dụng.

Câu 2: Công thức tính moment lực đối với một trục quay

A. M=F.d

B. M=Fd

C. M=dF

D. M=F2.d

Câu 3: Cánh tay đòn của lực là

A. khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.

B. khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.

C. khoảng cách từ vật đến giá của lực.

D. khoảng cách từ trục quay đến vật.

Câu 4: Quy tắc moment lực:

A. chỉ dùng cho vật rắn có trục quay cố định.

B. chỉ dùng cho vật rắn không có trục quay cố định.

C. không dùng cho vật chuyển động quay.

D. dùng được cho vật rắn có trục cố định và không cố định.

Câu 5: Khi vật rắn không có trục quay cố định chịu tác dụng của moment ngẫu lực thì vật sẽ quay quanh

A.trục đi qua trọng tâm.

B. trục nằm ngang qua một điểm.

C. trục thẳng đứng đi qua một điểm.

D. trục bất kỳ.

Câu 6: Khi vật rắn có trục quay cố định chịu tác dụng của moment ngẫu lực thì vật rắn sẽ quay quanh

A. trục đi qua trọng tâm.

B. trục cố định đó.

C. trục xiên đi qua một điểm bất kỳ.

D. trục bất kỳ.

Câu 7: Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 5,0 N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 20 cm. Moment của ngẫu lực là:

A. 100 N.m.

B. 2,0 N.m.

C. 0,5 N.m.

D. 1,0 N.m.

Câu 8: Moment lực của một lực đối với trục quay là bao nhiêu nếu độ lớn của lực là 5,5 N và cánh tay đòn là 2 mét.

A. 10 N.

B. 10 Nm.

C. 11 N.

D. 11 Nm.

Câu 9: Một thanh sắt AB dài, đồng chất, tiết diện đều, được đặt trên bàn sao cho 14 chiều dài của nó nhô ra khỏi bàn. Tại đầu nhô ra B, người ta đặt một lực có độ lớn F hướng thẳng đứng xuống dưới. Khi lực đạt tới giá trị 40 N thì đầu kia của thanh bắt đầu bênh lên. Tính khối lượng của thanh. Lấy g=10m/s2

A. 2 kg.

B. 6 kg.

C. 5 kg.

D. 4 kg.

Câu 10: Một người dùng chiếc búa dài 25 cm để nhổ một cây đinh đóng thẳng đứng ở một tấm gỗ. Biết lực tác dụng vào cây búa 180 N song song với mặt đất là có thể nhổ được cây đinh. Hãy tìm lực cản của gỗ tác dụng lên cây đinh, biết trục quay tạm thời của búa cách đinh một khoảng 9 cm.

A. 500 N.

B. 400 N.

C. 200 N.

D. 100 N.

Xem thêm bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Chân trời sáng tạo khác