Lý thuyết Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 21: Động lực học của chuyển động tròn. Lực hướng tâm
Với tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 10 Bài 21: Động lực học của chuyển động tròn. Lực hướng tâm sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Vật Lí 10.
1. Lực hướng tâm
Khái niệm lực hướng tâm
- Theo định luật II Newton, khi một chất điểm có khối lượng m chuyển động tròn đều với gia tốc hướng tâm , thì:
Trong đó, là hợp lực tác dụng lên vật.
- có phương dọc theo bán kính, chiều hướng vào tâm quỹ đạo và được gọi là lực hướng tâm, có độ lớn không đổi, bằng:
Ví dụ: Chuyển động của vật
- Điều kiện để một vật có thể chuyển động tròn đều: hợp lực tác dụng lên vật phải hướng vào tâm của quỹ đạo của vật. Hợp lực này là lực hướng tâm.
Ví dụ: Hợp lực của lực căng dây và trọng lực đóng vai trò lực hướng tâm khi ta quay một vật được buộc ở đầu sợi dây để vật chuyển động tròn đều trong một mặt phẳng ngang như hình vẽ.
2. Ứng dụng trong thực tế của chuyển động tròn
Trường hợp xe chạy theo đường vòng cung trên mặt đường ngang.
Xét một xe chạy trên đường nằm ngang theo cung tròn. Nếu mặt đường trơn trượt, ma sát giữa các bánh xe và mặt đường không đáng kể, hợp lực của trọng lực thẳng đứng hướng xuống và phản lực của mặt đường vuông góc với mặt đường hướng lên là
Như vậy, xe không thể chuyển động theo quỹ đạo tròn mà tiếp tục chuyển động thẳng do quán tính, từ đó có thể bị lệch ra khỏi cung đường và gây ra tai nạn.
Nếu có lực ma sát nghỉ giữa các bánh xe và mặt đường, vì lực ma sát này luôn có hướng ngược với khuynh hướng chuyển động trượt ra ngoài nên sẽ có chiều hướng vào bề lõm của đường tròn. Vậy, trong trường hợp này, lực ma sát nghỉ đóng vai trò lực hướng tâm, có tác dụng giúp xe chạy vòng theo cung tròn.
Như ta đã biết, nếu gọi μ là hệ số ma sát nghỉ thì lực ma sát nghỉ có độ lớn : fms = μ.N với N = P = mg.
Theo định luật II newton, ta có:
Từ đó, ta có công thức tốc độ giới hạn:
v =
Chú ý: Khi xe chạy trên đường đèo, trong đường đua có tốc độ cao, hoặc mặt đường trơn trượt, lực ma sát giữa các bánh xe và mặt đường không đủ để tạo lực hướng tâm, do phải tồn tại lực hướng tâm để xe có thể thực hiện chuyển động tròn, mặt đường phải được thiết kế nghiêng một góc θ so với phương ngang để hợp lực hướng vào tâm đường tròn và đóng vai trò lực hướng tâm, đảm bảo cho xe chạy vòng theo quỹ đạo tròn. Dù vậy, tốc độ của xe cũng bị giới hạn để xe không bị trượt khỏi cung tròn.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay khác:
Lý thuyết Vật Lí 10 Bài 18: Động lượng và định luật bảo toàn động lượng
Lý thuyết Vật Lí 10 Bài 22: Biến dạng của vật rắn. Đặc tính của lò xo
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Giải sgk Vật lí 10 Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Vật lí 10 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Vật lí 10 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST