Giải Vật lí 10 trang 96 Cánh diều
Với Giải Vật lí 10 trang 96 trong Bài 1: Động lượng và định luật bảo toàn động lượng Vật lí lớp 10 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Vật lí 10 trang 96.
Câu hỏi 1 trang 96 Vật Lí 10: Hãy đề xuất phương án và thực hiện thí nghiệm để chứng tỏ tốc độ và khối lượng của vật khi va chạm càng lớn thì hậu quả do va chạm càng lớn.
Lời giải:
- Dụng cụ:
+ Ba viên bi A, B, C (chọn bi B nặng hơn A và C)
+ Máng trượt (có thể dùng ống nhựa cắt dọc)
+ Một vài vật (hộp giấy, quyển sách) để tạo độ dốc cho máng trượt
+ Đặt viên bi C ngay dưới chân máng trượt
- Thực hiện thí nghiệm:
+ Trường hợp 1: Lần lượt thả hai viên bi A và B (bi B nặng hơn bi A) chuyển động trên máng trượt. Quan sát và đo quãng đường dịch chuyển của bi C sau va chạm với mỗi lần thả.
+ Trường hợp 2: Thay đổi độ dốc (nâng lên hoặc hạ xuống) mục đích để thay đổi vận tốc cho viên bi được thả, lần này làm thí nghiệm chỉ thả viên bi A, thả 2 - 3 lần và đo quãng đường viên bi C đi được, ghi lại kết quả đó.
- Kết quả:
+ Trong thí nghiệm trường hợp 1: khối lượng của 2 viên bi A và B khác nhau sẽ làm cho viên bi C lăn được những quãng đường khác nhau. Cụ thể viên bi B nặng hơn bi A nên khi va chạm viên bi B làm cho viên bi C lăn xa hơn so với viên bi A.
+ Trong thí nghiệm trường hợp 2: độ dốc thay đổi dẫn đến vận tốc viên bi A lúc và chạm với viên bi C thay đổi, viên bi C sẽ lăn được quãng đường dài ngắn khác nhau. Cụ thể độ dốc càng cao, vận tốc khi va chạm càng lớn làm viên bi C chuyển động quãng đường càng dài.
- Kết luận: chứng tỏ tốc độ và khối lượng của vật khi va chạm càng lớn thì hậu quả do va chạm càng lớn.
Câu hỏi 2 trang 96 Vật Lí 10: Làm thế nào để một viên bi có tốc độ khác nhau khi tiếp xúc với đất nặn?
Lời giải:
Để viên bi có tốc độ khác nhau khi tiếp xúc với đất nặn ta sẽ thả viên bi ở các độ cao khác nhau, vì:
+ Ở mỗi độ cao khác nhau, viên bi sẽ có thế năng khác nhau (chọn mốc tính thế năng tại vị trí đặt đất nặn).
+ Khi viên bi va chạm với đất nặn thì động năng sẽ khác nhau, dẫn đến vận tốc sẽ khác nhau (vì thế năng chuyển hóa thành động năng).
Luyện tập 1 trang 96 Vật Lí 10: Tính độ lớn động lượng của từng vật sau:
a) Một hòn đá khối lượng 0,5 kg đang chuyển động với vận tốc 20 m/s.
b) Một chiếc xe buýt khối lượng 12000 kg đang chuyển động với tốc độ 10 m/s trên đường.
c) Một electron di chuyển với tốc độ 2,0.107 m/s.
(Khối lượng của electron là 9,1.10-31 kg)
Lời giải:
Độ lớn động lượng ở mỗi trường hợp:
a)
b)
c)
Lời giải bài tập Vật lí lớp 10 Bài 1: Động lượng và định luật bảo toàn động lượng Cánh diều hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Vật lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Giải sgk Vật lí 10 Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Vật lí 10 Cánh diều
- Giải SBT Vật lí 10 Cánh diều
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều