5 Đoạn văn tả cây khế lớp 2 (điểm cao)
Với đoạn văn tả cây khế lớp 2 hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết đoạn văn hay hơn.
Đoạn văn tả cây khế lớp 2 - mẫu 1
Trong vườn, ông của em có trồng một cây khế. Cây rất cao. Thân cây to bằng bắp chân người lớn. Cây khế có nhiều cành tỏa ra xung quanh. Trên cành, những chiếc lá khẽ đung đưa trong gió. Từng chùm khế to, chín mọng. Thỉnh thoảng, vẫn còn vài chùm hoa bé xíu màu tím. Khi chín, khế có màu vàng và vị ngọt. Em rất thích cây khế của nhà mình.
Đoạn văn tả cây khế lớp 2 - mẫu 2
Vườn nhà em có hai cây khế chua. Một cây do ông nội trồng để lại; một cây do anh Quế chiết cành rồi trồng. Cả hai cây đều sum suê tươi tốt, cây lá rợp vườn, hoa trái quanh năm.
Quả khế có nhiều múi, thường có năm múi. Mỗi múi khế như một lưỡi gươm uốn cong chìa ra. Đuôi quả khế, các múi chụm vào nhau như một mũi khoan lớn. Khế xanh da bóng mượt, lúc chín óng ánh vàng tươi. Mỗi quả khế là một cái kho đầy nước. Khế xanh chua lét; khế chín vẫn chua. Quả khế thải ra để kho cá, ăn thật đậm. Nộm hoa chuối không thể thiếu quả khế vườn nhà. Bát canh chua cá quả nấu với khế thật đậm đà hương vị đồng quê. Bà và mẹ vẫn hái khế đem ra chợ bán. Cây nhà lá vườn, dăm ba trái khế chua là quà tặng bà con an hem. Ai cần bao nhiêu cứ hái, cây khế hào phóng lắm. Trưa hè đi học về, bạn bè kéo đến, em hái khế đãi bạn. Khế thải ra, xẻ thành múi, chấm muối vừa ăn vừa nhăn mặt, nhăn mũi, cả bọ cười rúc rich xung quanh “mâm tiệc khế”. Có đứa bảo: “Viên sủi vi ta min C không ngon bằng!”.
Vị khế vườn nhà nhắc nhở em hoài, nhắc nhở em mãi: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Đoạn văn tả cây khế lớp 2 - mẫu 3
Nhà bạn Hội có ba cây khế, toàn khế chua, trồng ở ba nơi: hai cây ở cạnh bờ ao, một cây ở cạnh giếng nước.
Cây khế thân gỗ, gốc bằng cột nhà, màu đồng đen. Cành khế giòn, dễ gãy. Hoa khế nở đầu hè, như những ngôi sao bé li ti, màu đo đỏ. Ong bướm rất thích hút mật hoa khế. Chỉ sau hai, ba tuần, những chùm khế xuất hiện trên cành. Có trái bằng hạt ngô, bằng ngón tay, có trái bằng quả cà, quả sung. Khế non màu xanh nhạt, lớn dần lên mang màu xanh thẫm. Mỗi quả khế thường có năm cánh, tạo thành năm múi, bên trong có nhiều hạt màu nâu. Lúc khế chín có màu vàng ươm.
Ba cây khế của nhà bạn Hội rất sai trái. Mẹ bạn Hội vẫn mang khế ra chợ bán. Thỉnh thoảng bạn Hội lại đem khế đến lớp. Chúng em vừa chấm muối vừa ăn. Khế chua quá, đứa nào cũng nhăn mặi lại, rất buồn cười.
Đoạn văn tả cây khế lớp 2 - mẫu 4
Ban công nhà em có nhiều cây cảnh đẹp, được trồng trong những chiếc chậu bằng sứ xinh xắn, nào là cây lộc vừng, hoa chiếu thủy, cây xương rồng, địa lan… nhưng em thích nhất là cây khế ngọt.
Nhìn từ xa, cây khế có dáng một “Bác cổ thụ tí hon”, cành lá xum xuê, che kín một góc ban công. Quan sát kĩ hơn, em thấy cây giống như một anh chàng võ sinh khỏe mạnh, lực lưỡng. Cây cao gần một mét, tán lá rộng chừng nửa mét vuông. Thân cây chỉ to hơn cổ chân em bé, vỏ màu nâu đậm, sần sùi, từ đó vươn ra những cành cây mập mạp, chắc chắn, gánh đỡ những chùm quả nặng trĩu. Lá khế màu xanh nhạt, mọc đều tăm tắp. Xen kẽ giữa màu xanh của lá và quả là những chùm hoa màu tím nhỏ li ti, hứa hẹn cho những quả ngọt trái mùa. Quả khế có năm khía, ban đầu là màu xanh, khi chín chuyển màu vàng tươi trông thật hấp dẫn. Khi ăn mang vị ngọt thuần khiết, mát giòn. Hàng ngày, sau khi đi học về, em lại vun xới, tưới nước cho cây. Như hiểu được tình cảm của em, cây khế rung rinh theo làn gió, mừng vui đón nhận những làn nước mát tắm đều cho cơ thể, ngày càng phô ra những chùm quả trĩu cành trông thật thích mắt.
Em coi cây khế như người bạn thân của mình và luôn tự nhắc nhở rằng: “Nếu chăm chỉ, ân cần chăm sóc cho cây, cây sẽ cho ta hoa tươi, quả ngọt, vẻ đẹp thiên nhiên, làm đẹp cho chính cuộc sống của mình!”
Đoạn văn tả cây khế lớp 2 - mẫu 5
Nhà bạn Hội có ba cây khế trồng ở cạnh bờ aoc. Gốc cây nào cũng to bằng chiếc phích, có màu đồng đen. Đầu hè, hoa khế nở như những ngôi sao đỏ, bé li ti. Chỉ sau hai, ba tuần, những chùm quả non xuất hiện chi chít ở cành trên, cành dưới. Có quả bằng hạt ngô, bằng ngón tay, có quả to bằng quả cà, quả cóc. Khế non màu xanh nhạt, lớn dần lên mang màu xanh thẫm rồi khi chín chuyển thành màu vàng ruộm. Mỗi quả khế thường có năm cánh, tạo thành năm múi, bên trong chứa những hạt nhỏ màu nâu. Khi ăn khế, vị chua và ngọt như hòa vào nhau rất tuyệt. Hạt khế vừa ngậy, vừa bùi, ăn thật thích. Ba cây khế của nhà bạn Hội năm nào quả cũng sai trĩu trịt. Mẹ bạn ấy vẫn thường mang khế ra chợ bán. Thỉnh thoảng bạn Hội lại đem quả chia cho cả lớp, chúng em vừa ăn vừa thi kể câu chuyện "Cây khế" thật vui.
Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:
- Mục lục Văn thuyết minh
- Mục lục Văn tự sự
- Mục lục Văn nghị luận xã hội
- Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 1
- Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 2
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều