5+ Tuổi trẻ học đường cần tránh xa các tệ nạn xã hội (điểm cao)



Đề bài: Tuổi trẻ học đường cần tránh xa các tệ nạn xã hội.

Dàn ý Tuổi trẻ học đường cần tránh xa các tệ nạn xã hội

1. Mở bài:

- Trong cuộc sống, bên cạnh nhiều nề nếp, thói quen tốt còn không ít thói quen xấu và tệ nạn có hại cho con người, xã hội.

- Những thói xấu có sức quyến rũ ghê gớm như cờ bạc, thuốc lá hoặc ma túy, sách xấu, băng đĩa có nội dung độc hại...

- Nếu không tự chủ được mình, dần dần con người sẽ bị nó ràng buộc, chi phối, dần dần biến chất, tha hóa.

- Chúng ta hãy kiên quyết nói "Không!" với các tệ nạn xã hội.

2. Thân bài:

a) Tại sao phải nói "không!"

* Cờ bạc, thuốc lá, ma túy... là thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội gây ra tác hại ghê gớm đối với bản thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt: Tư tưởng, đạo đức, sức khỏe, kinh tế, nòi giống...

- Tệ nạn xã hội là mối nguy trước mắt và lâu dài của đất nước, dân tộc.

* Sự ràng buộc, chi phối ghê gớm của thói hư tật xấu:

- Do bạn bè xấu rủ rê hoặc tò mò thử cho biết. Sau một vài lần không có thì bồn chồn, khó chịu. Dần dần dẫn tới nghiện ngập. Không có thuốc cơ thể sẽ bị hành hạ, mọi suy nghĩ và hành động đều bị cơn nghiện chi phối. Để thỏa mãn, người ta có thể làm mọi thứ, kể cả giết người, trộm cắp...Một khi đã nhiễm thì rất khó từ bỏ, nó sẽ hành hạ và làm cho con người điêu đứng.

- Thói hư tật xấu là bạn đồng hành của chủ nghĩa cá nhân ích kỉ.

b) Tác hại của cờ bạc, ma túy, sách xấu sẽ dẫn đến thoái hóa đạo đức, nhân cách con người.

* Cờ bạc:

- Đó cũng là một loại ma túy, ai đã sa chân thì không thể bỏ.

- Trò đỏ đen, may rủi kích thích máu cay cú, hiếu thắng.

- Mất nhiều thời gian, sức khỏe, tiền bạc và sự nghiệp.

- Ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách và hạnh phúc gia đình, an ninh trật tự xã hội.

- Hành vi cờ bạc bị luật pháp cấm và tùy theo mức độ vi phạm mà có mức xử lí khác nhau.

* Thuốc lá:

- Là sát thủ giấu mặt với sức khỏe con người.

- Khói thuốc có thể gây ra nhiều bệnh: Ung thư phổi, ung thư vòm họng, tai biến tim mạch...

- Khói thuốc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh.

- Tiêu tốn tiền bạc, làm giảm thu nhập gia đình, ảnh hưởng đến kinh tế quốc dân.

- Trên thế giới, nhiều nước đã cấm quảng cáo thuốc lá, cấm hút thuốc ở công sở và chỗ đông người.

* Ma túy:

- Thuốc phiện, hêrôin là chất kích thích gây nghiện rất nhanh. Người dùng thuốc sẽ rơi vào trạng thái ảo giác, hoang tưởng. Nghiện ma túy nghĩa là tự mang án tử hình.

- Khi mắc nghiện, vỏ não bị tổn thương rất lớn, sức khỏe suy kiệt nhanh chóng.

- Đối với người nghiện ma túy thì tiền bạc bao nhiêu cũng không đủ.

- Nghiện ma túy cũng đồng nghĩa với việc mất hết danh dự, đạo đức, tình yêu, hạnh phúc, gia đình, sự nghiệp...

* Văn hóa phẩm độc hại:

- Khi tiếp xúc với loại này, con người sẽ bị ám ảnh bởi những hành vi không lành mạnh, có những ham muốn phi đạo đức, sa vào lối sống ích kỉ, bản năng, mất hết khả năng phấn đấu, sống không mục đích.
- Nếu làm theo những điều bậy bạ sẽ dẫn đến sự thay đổi đạo đức, nhân cách, ảnh hưởng đến uy tín bản thân và gia đình, có thể sẽ dẫn tới vi phạm pháp luật.

3. Kết bài:

* Chúng ta cần:

- Tránh xa những thói hư tật xấu và tệ nạn xã hội

- Khi đã lỡ mắc thì phải có quyết tâm từ bỏ và làm lại cuộc đời

- Xây dựng cho mình và tuyên truyền cho mọi người lối sống lành mạnh.

Tuổi trẻ học đường cần tránh xa các tệ nạn xã hội - mẫu 1

Xã hội ngày càng phát triển thì những tệ nạn lại càng lan rộng và gây ra nhiều ảnh hưởng tới kinh tế và đời sống. Đi tới đâu cũng có thể gặp những tệ nạn xã hội khác nhau. Chính vì điều này nên khắp nơi đều phát động những khẩu hiệu' Nói không với những tệ nạn xã hội'. Những điều này không chỉ xảy ra đối với người lớn, ngay cả đối với tuổi trẻ học đường cũng có khả năng tiếp cận với những loại tệ nạ đó và sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu không biết cách phòng tránh. Vậy thì làm thế nào để cho lứa tuổi vẫn còn đang đi học có thể tránh được những mối nguy hại đó?

Trước hết, chúng ta phải hiểu rằng tệ nạ xã hội là những việc làm xấu, gây hại tới mỗi cá nhân, như là cờ bạc, rượu chè, ma túy, mại dâm, tất cả những việc làm này rất dễ lôi kéo con người, đe dọa tới sự phát triển, thậm chí là đời sống.

Hiện nay, số lượng cá nhân bị nghiện ngập là khá nhiều, rất khó để loại bỏ, chúng ta hoàn toàn có thể bắt gặp ở khắp mọi nơi, các thông tin về buôn bán đường dây ma túy hàng ngày được lan truyền, rồi là tổ chức đánh bạc ăn tiền, hối lộ, một số người uống rượu say, không kiểm soát được bản thân, về tới nhà là mắng chửi vợ con, đập phá đồ đạc, nặng hơn là đi gây lộn. Đặc biệt là những điều này đã từng xảy ra ở lứa tuổi học sinh, và những tệ nạ xã hội này vẫn còn đang tiếp tục deo bám và tấn công giới trẻ.

Những thực trạng trên đã khiến cho rất nhiều dư luận bức xúc, tha hóa giá trị tốt đẹp, phong tục tập quán, hủy hoại văn hóa và chia rẽ tình cảm gia đình, ảnh hưởng nặng nề tới kinh tế, sức khỏe. Cuối cùng là đi đến con đường tội phạm. Đó là những thiệt hại mà những cá thể bị dính những tệ nạn xã hội gây ra. Còn đối với lứa tuổi chưa trưởng thành thì cũng cần phải đề phòng thật kĩ, bởi người ta nói tuổi trẻ là tương lại của đất nước, vì vậy những con người mai sau phải là những con người đàng hoàng, tử tế, có ăn có học, lớn lên trong sự giáo dục kĩ lưỡng. Tuy nhiên thì không thể lường trước được điều gì, con đường nghiện ngập luôn rình rập và xảy ra bất cứ lúc nào mà không hay biết, rất nguy hiểm nếu những đối tượng này mắc phải, hậu quả là bị mọi ngườu xa lánh, trở thành gánh nặng chủa cha mẹ, làm hư hỏng con người, hao phí thời gian, sức lực. Và nó sẽ hủy hoại sức khỏe quý giá của họ, từ những con người gọn gàng, sạch sẽ lại trở thành những con người hốc hác, thiếu sức sống, từ những con người sáng suốt, học hành nghiêm túc lại trở nên ăn chơi sa đọa, tiếp xúc với các chất kích thích làm cho lí trí bị ảnh hưởng. Riêng các loại tệ nạn ma túy, mại dâm còn đồng hành cùng căn bệnh thế kỉ AIDS- một tai họa vô phương cứu chữa của loài người từ bao đời nay.

Ảnh hưởng tới cá nhân chưa đủ, thảm họa này còn liên lụy đến những người xung quanh, có những con người bị nghiện ngập không còn lí trí, dùng bạo lực tới các thành viên trong gia đình, đi ăn trộm ăn cắp để lấy tiền mua chất kích thích. Còn những người trưởng thành đã không làm ăn được gì, nay lại khiến cho cha mẹ già phải đau hổ, bi thương chỉ vì đứa con bị gán tội đồ. Và thế là những tệ nạ xã hội đã dần dần hủy hoại cả một cuộc sống, cả một tương lai, hàng loạt hậu quả ngiệm trọng xảy ra.

Chính vì vậy nên các bạn trẻ cần phải xây dựng cho mình một lối sống tích cực, tập trung vào học hành, rèn luyện. Kiên quyết không để bị cám dỗ, rủ rê từ những con người xấu, tránh bị lôi kéo theo. Khong chỉ riếng gì cá nhân của con em, mà ngay cả các bậc phụ huynh, nhà trường cũng cần quan tâm, quản lí đến con cái, học trò. Phải luôn tâm sự, chia sẻ, động viên và định hướng cho tương lại mai sau.

Tệ nạn xã hội là những mối rủi ro nguy hại tới đời sống, tinh thần, nó phải nhanh chóng bị loại bỏ, tuy nhiên sẽ rất khó. Nhưng nếu mỗi cá nhân định hình được tới những thiệt hại mà tệ nạ xã hội gây ra, nói không với các chất kích thích thì sẽ phòng trành được việc sa vào con đường nghiện ngập. Hãy coi tệ nạn xã hội như là một loại giặc vô hình và toàn bộ nhân dân trên khắp cả nước phải chung tay, góp sức đánh đuổi những điều đáng ghét, kẻ thù của xã hội!

Tuổi trẻ học đường cần tránh xa các tệ nạn xã hội - mẫu 2

Giờ đây, trên khắp mọi nẻo đường, hiếm có nơi nào chúng ta không thấy những khẩu hiệu bài trừ tệ nạn xã hội: “Hãy tránh xa tệ nạn xã hội”, “Nói không với tệ nạn xã hội”,... Đối với tuổi trẻ học đường điều đó càng trở nên quan trọng hơn nữa. Tại sao vậy?

Nhắc đến tệ nạn xã hội là nhắc đến cờ bạc, rượu chè, ma tuý, mại dâm,... Và tuổi trẻ ngày nay đang bị tất cả những tệ nạn đó đe doạ đến sự phát triển, thậm chí là sự sống.

Thực tế cho thấy, trong những đám cưới, đám tang, ngày lễ tết, có những bạn trẻ ngồi chơi tú-lơ-khơ ăn tiền. Thậm chí, có một số bạn còn chủ động đánh lô, đề,... Không những vậy, nhiều bạn còn uống rượu, say xỉn,... rồi đánh nhau, gây lộn. Đặc biệt nguy hiểm là hiện tượng có một số học sinh vướng mắc vào con đường ma tuý. Các bạn sử dụng thuốc phiện, hêrôin, hút chích. Mặt khác, thực tế cho thấy tệ nạn mại dâm cũng đã và đang tấn công giới trẻ hôm nay.

Thực trạng đau buồn trên tất yếu sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Ai cũng biết rằng tuổi trẻ là tương lai của đất nước. Lứa tuổi này cần thiết phải chuyên tâm học tập, rèn luyện để trưởng thành. Nhưng những tệ nạn xã hội đã lôi kéo, cám dỗ họ vào con đường sa đoạ, hư hỏng. Làm như thế người ta sẽ tiêu phí mất thời gian, sức lực, tiền bạc. Nguy hại hơn tệ nạn xã hội sẽ huỷ hoại đi sức khỏe quý giá của họ. Ai cam đoan được rằng sau những cuộc đỏ đen, rượu chè thâu đêm suốt sáng, mình không trở nên phờ phạc, hốc hác, mụ mị đầu óc? Ai khẳng định được rằng ma tuý không làm suy yếu đi những chức năng của các bộ phận trong cơ thể? Chẳng những thế, ma tuý, mại dâm còn là đồng hành của căn bệnh thế kỉ AIDS - một tai họa vô phương cứu chữa của cả loài người từ bao thập kỉ nay.

Không dừng lại ở việc hủy hoại bản thân người mắc tệ nạn xã hội, thảm họa này còn gây nguy hại đến những người xung quanh. Có những gia đình con giết cha mẹ chỉ vì không xin được tiền mua ma tuý. Lại có những người cha, người mẹ già nua còm cõi đi thăm con đang nằm tù. Biết bao đau xót, biết bao bi thương,... Và cũng từ đây, tệ nạn xã hội kìm hãm sự phát triển của đất nước vì đã làm thui chột đi những thế hệ người rường cột; phá hủy những tế bào xã hội vô cùng quan trọng.

Với biết bao tác hại mà tệ nạn xã hội đã đang và sẽ gây ra, tuổi trẻ hôm nay cần nâng cao tinh thần: Hãy tránh xa tệ nạn xã hội.

Để làm được như vậy, mỗi bạn trẻ cần xây dựng cho mình một bản lĩnh vững vàng. Đó trước hết là tri thức đầy đủ về vấn đề tệ nạn xă hội. Đó là tinh thần hướng thiện tập trung vào việc học tập rèn luyện. Đó là bản lĩnh rắn rỏi trước sự cám dỗ, rủ rê của những bạn bè xấu,... Không chỉ vậy, để giúp đỡ tuổi trẻ, gia đình - nhà trường cũng cần có sự quan tâm, quản lí thường xuyên hơn đến con cái, học sinh. Chúng em cần được yêu thương, quan tâm, sẻ chia và động viên định hướng trong con đường học tập, rèn luyện.

Tuổi trẻ đã và đang là thế hệ tiên phong trên nhiều mặt trận khó khăn của Tổ quốc. Chúng ta đã từng đánh Pháp, diệt Mĩ; chúng ta đã từng chung tay sản xuất, xây dựng nước nhà; chúng ta đã từng tình nguyện đến những bản làng nghèo khó, những hải đảo xa xôi để chung sức vì cộng đồng,... Vậy thì, ngày hôm nay, chúng ta hoàn toàn có thể chiến đấu và chiến thắng kẻ thù tệ nạn xã hội!

Tuổi trẻ học đường cần tránh xa các tệ nạn xã hội - mẫu 3

   Hằng ngày, người ta nói rất nhiều về sự phát triển, hội nhập xã hội với những tác đông tích cực khiến con người trở nên toàn diện. Thế nhưng, người ta cũng nói nhiều không kém về khả năng con người bị kéo vào nhiều vấn nạn, đó là những tệ nạn xã hội. Tệ nạn xã hội đã và đang để lại rất nhiều tác hại to lớn đối với sự phát triển nhân cách con người, đặc biệt là đối với những học sinh đang hình thành nhân cách. Bởi thế, tuổi trẻ học đường cần tránh xa các tệ nạn xã hội.

   Trước hết, cần hiểu “tệ nạn xã hội” là một hiện tượng phổ biến với những hành vi sai lệch chuẩn mực của xã hội gây ảnh hưởng xấu tới đời sống xã hội, vi phạm đạo đức, nhân cách con người. Đặc biệt đối với lứa tuổi học đường, sẽ rất dễ mắc phải các tệ nạn xã hội như nghiện game, hút thuốc, cờ bạc, lô đề, trộm cắp….

   Môi trường học đường là một môi trường trong sáng, là nơi con người tìm đến để phát triển và hoàn thiện bản thân mình. Vậy mà tiếc thay khi hằng ngày, chúng ta vẫn đang thấy những bóng áo trắng tinh khôi bỏ học bước vào quán game, vẫn thấy những bạn trẻ nhuộm tóc đủ màu rực rỡ, phì phèo điếu thuốc lá trên tay những mong thể hiện bản thân. Không chỉ vậy, nhiều bạn trẻ còn kẹp năm kẹp sáu, không đội mũ bảo hiểm, đua xe, lạng lách, đánh võng trên đường. Nguy hiểm hơn, nhiều bạn chơi lô đề cờ bạc thua, còn về nhà trộm cắp tiền, đồ có giá trị của bố mẹ người thân, bán đi gán nợ….Những tệ nạn học đường ấy vẫn hằng ngày tồn tại, đó là một thực trạng đáng buồn.

   Tại sao tuổi trẻ học đường cần tránh các tệ nạn xã hội? Đó là vì những tệ nạn mà tuổi học đường mắc phải sẽ gây ra những hậu quả to lớn. Tác hại đầu tiên, tệ nạn xã hội gây suy giảm sức khỏe thể chất và tinh thần của con người, nhiều bạn trẻ sau khi chơi game không còn tỉnh táo học tập hay hoảng loạn tinh thần do cờ bạc thua. Nhiều gia đình bố mẹ đã phải lao đao vì con trộm cắp. Những bạn trẻ sa vào tệ nạn sẽ trở thành gánh nặng của xã hội, mất đi tương lai tốt đẹp…Sâu xa hơn, tệ nạn sẽ làm xã hội sẽ trở nên không lành mạnh, đất nước kém phát triển, văn minh.

   Có nhiều nguyên nhân khiến học sinh hay mắc tệ nạn xã hội. Nguyên nhân trước nhất chính là do mỗi em học sinh không tự nhận thức đúng đắn tác hại to lớn và nghiêm trọng của tệ nạn xã hội, không đủ tỉnh táo làm chủ bản thân, học đòi bắt chước nhau, suy nghĩ lệch lạc rằng các tệ nạn như thuốc lá rượu bia, đua xe… mới thể hiện cá tính, do bạn bè lôi kéo, rủ rê…Sau nữa, do một số gia đình quản giáo không nghiêm, nhiều bố mẹ giàu có chỉ chú tâm làm ăn mà bỏ bê con cái Hiểu nguyên nhân vì sao tuổi trẻ học đường hay mắc các tệ nạn xã hội là cách để chúng ta tránh xa. Nhiều nhà trường chưa thực sự sát sao với việc giáo dục, việc rèn luyện kĩ năng sống và tuyên truyền về tránh các tệ nạn xã hội trong trường còn hạn chế….

   Hiều nguyên nhân khiến tuổi học đường hay mắc tệ nạn, để chúng ta có thể đưa ra những giải pháp hiệu quả. Thiết nghĩ, bản thân các bạn trẻ, hãy cố gắng nâng cao nhận thức của bản thân, làm chủ mình trước những lời rủ rê lôi kéo. Hãy luôn tâm niệm rằng cách thể hiện mình tốt nhất là ra sức rèn luyện đức tài để xây đắp quê hương. Nhà trường cần đưa những nội dung rèn luyện kĩ năng sống vào giảng dạy, tuyên truyền về tác hại của tệ nạn. Các gia đình cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường quản lí con em để tránh xa các tệ nạn.

   Tuổi trẻ là tương lai của đất nước, để đất nước tốt đẹp mai sau, mỗi học sinh cần cố gắng luyện rèn nhiều hơn nữa. Chúng ta có thể không phải là những người giỏi giang nhất, nhưng nhất định phải là người tốt bụng, có đạo đức. Mà cách để mỗi bạn trẻ rèn luyện để trở thành người có đạo đức, chính là cần tránh xa các tệ nạn xã hội.

Xem thêm các bài Văn mẫu thuyết minh, phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 8 khác:

Mục lục Văn mẫu | Văn hay lớp 8 theo từng phần:




Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học