5+ Thuyết minh về món đồ chơi tuổi thơ (điểm cao)
Đề bài: Thuyết minh về món đồ chơi tuổi thơ mà em yêu thích (chong chóng, đèn kéo quân, diều,…)
Dàn ý Thuyết minh về món đồ chơi tuổi thơ mà em yêu thích
1.Mở bài:
– Giới thiệu về chiếc đèn ông sao: Đèn ông sao là món đồ chơi quen thuộc của các bạn trẻ, đặc biệt là vào mỗi dịp Tết Trung thu.
– Nhưng không phải ai cũng biết làm cho riêng mình một chiếc đèn ông sao. Cách làm thực ra cũng rất đơn giản.
2.Thân bài:
a, Nguồn gốc và ý nghĩa về chiếc đèn ông sao:
– Nguồn gốc: Chưa ai biết chính xác chiếc đèn có nguồn gốc từ đâu. Nhưng ai cũng cho rằng đã từ rất lâu người ta đã biết mô phỏng những ngôi sao trên bầu trời để tạo nên món đồ chơi cho trẻ em.
– Chiếc đèn ông sao thường được dùng vào dịp Tết Trung thu. Đó là một tết cổ truyền của Việt Nam. Khi đó mặt trăng ở vào độ đẹp nhất, tròn và to. Các ngôi sao bao quanh cũng trở nên sáng và lấp lánh hơn. Việc mô phỏng theo các ngôi sao trên bầu trời thể hiện nét đẹp của một truyền thống về Tết trăng rằm. Ngoài ra còn biểu hiện đời sống tinh thần của những đứa trẻ ngây thơ, trong sáng.
b, Chuẩn bị nguyên liệu:
– Để chuẩn bị làm một chiếc đèn ông sao hoàn thiện thì cần các nguyên liệu, dụng cụ gồm:
+ Các thanh tre hoặc trúc (khoảng 10 thanh), độ dày từ 5mm – 1cm, được vót nhọn
+ 5 que tre hoặc trúc, độ dài 8cm – 10cm, độ dày 5mm
+ Giấy bóng màu (chuẩn bị các màu sắc khác nhau)
+ Các dụng cụ khác: dây để buộc, keo dán, thước kẻ, bút chì
c, Cách làm:
– Đầu tiên là làm khung
+ Dùng 10 thanh tre (trúc) đã chuẩn bị với chiều dài bằng nhau, sau đó lấy 5 thanh buộc vào nhau thành hình sao 5 cánh. 10 thanh được 2 cánh sao 5 cánh.
+ Chú ý: Khi buộc phải vót nhọn hai đầu thanh tre tiếp giáp nhau và nên buộc ít vòng dây.
+ Dùng dây buộc chặt để ráp 2 hình sao với nhau. Lưu ý phải buộc chặt ở đầu 5 cánh sao.
+ Gắn các que tre ngắn ở 5 đầu gốc đầu của cánh sao. Như vậy là đã hoàn thành được khung của đèn ông sao
– Sau đó là dán giấy vào khung để hoàn thành chiếc đèn ông sao hoàn chỉnh:
+ Căn và cắt giấy bóng đã chuẩn bị theo các hình tam giác và hình tứ giác như khung của đèn ông sao.
+ Tiếp theo là dán giấy lên đèn theo hình của khung. Lưu ý nên chừa khoảng trên để có chỗ thông hơi và khoảng dưới để bỏ nến vào.
– Thành phẩm: Chiếc đèn hoàn thành phải đúng khung hình ông sao. Các hình tam giác và ngũ giác ở giữa phải đều nhau. Màu sắc của chiếc đền nên chọn các màu đỏ, xanh, trắng, vàng để chiếc đèn được lung linh và rực rỡ hơn.
3.Kết bài:
– Chiếc đèn ông sao là món đồ chơi quen thuộc của trẻ em và cũng là đồ hàng của các nghệ nhân.
-Hiểu được cách làm chiếc đèn các bạn sẽ thêm trân trọng và hiểu cho các nghệ nhân đã vất vả làm nên món đồ chơi tưởng chừng như đơn giản này.
Thuyết minh về món đồ chơi tuổi thơ mà em yêu thích - Chong chóng
Tuổi thơ không một đứa trẻ nào lại không biết đến chiếc chong chóng. Chong chóng chính là một thứ đồ chơi hết sức gần gũi và thân thuộc với lứa tuổi thiếu nhi. Đây là món đồ chơi dân gian khiến trẻ em vui khi cầm nó trong tay và người lớn thì thấy ấm áp mỗi khi trông thấy tuổi thơ ùa về.
Chong chóng được biết đến là thứ đồ chơi của trẻ em khi ra gió thì quay tít. Và đây cũng chính là thứ đồ chơi mà các em nhỏ hay chơi, khi không có gió thì các em cầm trên tay và chạy trên khắp đường làng để cho chiếc chong chóng quay tít trông rất đẹp mắt.
Chong chóng thường được làm bằng giấy, có chiếc chong chóng làm bằng lá dứa hoặc nhiều chất liệu nhẹ khác trông rất đẹp.
Chong chóng có loại hai cánh và loại bốn cánh. Chong chóng hai cánh là chiếc chong chóng bằng một que tre mỏng như chiếc đóm. Bề ngang độ gần một phân và bề dài chừng 20 phân. Đặc biệt hơn đó chính là ở hai đầu que thường dán hai mảnh giấy chữ nhật, và đó cũng chính là loại giấy hơi cứng, nó dường như có đáy quay về hai phía trái nghịch nhau. Và cũng như thay vì hai mảnh giấy chữ nhật là hai mảnh giấy hình tam giác, hai mảnh giấy có hình tam giác này lại như có đáy dán vào que tre, còn đỉnh quay trở ra ngoài. Hai mảnh giấy này, dù là hình chữ nhật hay hình tam giác cũng phải cân nhau chong chóng mới quay mạnh được. Chiếc chong chóng khi ở giữa thân que tre có dùi một lỗ nhỏ. Cũng thông qua lỗ nhỏ này mà các em nhỏ có thể xỏ một chiếc cán thường cùng bằng tre chắc chắn. Chú ý đó chính là chính chiếc cán ở đầu nhỏ hơn lỗ dùi nói trên, đầu chỉ dài vào khoảng một hai phân tây. Thế rồi đến thân cán to hơn được tiện bằng, chỉ chừa lại đầu cán.
Chong chóng bốn cánh có 4 cánh màu xanh đỏ khác nhau. Loại chong chóng này có một chiếc que tre mỏng mỏng như que đóm. Và bề ngang của nó lại có một phân có chiều dài chừng 20 cm. Ở hai đầu của chong chóng lại được dán hai đầu là hình chữ nhật như được dán trái nghịch nhau.
Nhìn kỹ sẽ thấy được chiếc chong chóng này chỉ có cán bằng tre còn thân hoàn toàn bằng giấy. Nó được cấu tạo và làm rất đơn giản, đó là một mảnh giấy vuông sau đó cắt thành tám mảnh nhưng cắt khéo léo sao cho nửa chừng mà thôi. Khi cắt xong thì các miếng của mảnh giấy như vẫn dính lại vào với nhau ở giữa một chút. Tại chính điểm chính giữa đó lấy một mảnh sau đó lại để lại một mảnh bẻ và dán lên đầu những mảnh giấy này lại với nhau. Thế là cũng đã có thể hoàn thành được chiếc chong chóng đẹp mắt với 4 cánh. Từ chỗ chính giữa mà các cánh đó dán lại với nhau rồi thì tạo ra một chiếc lỗ để có thể xỏ qua đó một chiếc cán nhỏ rồi chiếc cán nhỏ đó lại được buộc ở một chiếc gậy chắc chắn hơn. Cứ gặp những cơn gió ngược là chiếc chong chóng đó lại bắt đầu quay tít.
Trẻ con khi đi chơi chong chóng với bạn bè xong, về nhà thường lại đặt chiếc chong chóng đó bên chiếc cửa sổ. Thỉnh thoảng cơn gió thổi qua lại làm cho nó quay tít trông rất đẹp mắt.
Chong chóng là một trò chơi chung của các em nam nữ khắp nơi, các em chơi quanh năm. Trò chơi giúp các em luyện sự khéo tay, và cho các em hiểu gió có thể tạo một sức mạnh ly tâm làm cho chong chóng quay. Đây chính một món quà quý giá giúp tuổi thơ của các em thêm ý nghĩa và nhiều kỉ niệm.
Thuyết minh về món đồ chơi tuổi thơ mà em yêu thích - Diều
Sẽ thật tuyệt vời nếu như tuổi thơ của mỗi chúng ta được gắn bó với những trò chơi dân gian như bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây, trốn tìm, thả diều… Đặc biệt, mỗi cánh diều tuổi thơ mãi là những kỉ niệm mà chúng ta không thể nào quên được, đó cũng là món đồ chơi yêu thích của biết bao người khi còn thơ ấu.
Trò chơi dân gian thả diều có xuất xứ tại Trung Quốc từ hàng ngàn năm trước (khoảng 2800 năm trước), du nhập đến nước ta và được nhiều người đón nhận.Với mỗi đứa trẻ Việt Nam, hình ảnh những cánh diều cao vút trên cánh đồng mênh mông bát ngát đã rất đỗi quen thuộc.
Diều là một món đồ chơi được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Đầu tiên là áo diều, áo diều có thể làm bằng giấy, vải hoặc nilon. Trẻ con ở các vùng quê trước đây thường dùng giấy bàn, có khi là giấy của những quyển sách cũ gỡ ra làm áo diều. Đây là loại diều đơn giản dễ làm nhất. Ngày nay chất liệu bằng nilon được sử dụng nhiều bởi có nhiều màu sắc, kiểu dáng và sử dụng lâu dài. Tiếp theo là khung diều, bộ phận này thường được làm bằng nan tre bởi nan tre mềm dễ uốn và tạo kiểu. Dây thả diều bằng chỉ, bằng gai dùng cho các diều nhỏ bằng dây may, dây thừng nhỏ và sau này có cả dây thép nữa để dành cho các loại diều lớn. Hình dáng của diều cũng rất phong phú đa dạng, có loại hình hộp, hình vuông, hình rồng, hình chim, hình người…. Muốn có một chiếc diều tốt do chính tay mình làm, ta cần có tre, tre phải là tre tươi, dẻo, cứng và có độ căng cần thiết. Cánh diều có hình cong, cách làm diều nhìn thì có vẻ dễ nhưng khi bắt tay vào thực hiện đòi hỏi sự khéo léo mới cho ra con diều đẹp và đúng cách.
Nếu như để làm được ra con diều tốt đòi hỏi sự khéo léo thì khi chơi diều cũng đòi hỏi người chơi càng phải khéo léo, tính toán tỉ mỉ hơn. Ở miền Bắc, các em chơi diều bắt đầu từ mùa hè và vào tầm chiều tối khi cái nắng gay gắt, cháy bỏng của ban ngày nhường chỗ cho những cơn gió mát rượi, bầu trời mùa hè cao và xanh là thời điểm thích hợp cho những cánh diều bay lượn. Thả diều cần chọn những địa điểm rộng và thoáng như cánh đồng hoặc khoảng không rộng không vướng vật cản. Khi chơi người thả diều sẽ dựa vào sức gió để đưa diều lên cao bằng sợi dây dài. Trường hợp thả diều ở một nơi có nhiều gió, có thể chỉ cần đứng tại chỗ và giật dây điều khiển cánh diều từ từ bay lên cao. Trường hợp trời đứng gió, lúc này cần cầm dây và chạy thật nhanh cho diều đạt được độ cao nhất định đủ để đón những cơn gió ở tầng cao, khi đó diều sẽ có thể tiếp tục bay lên. Trẻ em ham chơi thường chọn cách chạy thật nhanh để đưa diều lên cao dù cho trời đang nắng gắt. Những người từng trải luôn biết cách chờ đợi những cơn gió lúc chiều tà. Thả diều nơi đồng vắng thì ung dung tự tại nhưng hơi buồn tẻ, thả diều ở nơi có nhiều người cùng thả thì có sự cạnh tranh nhưng lo ngại bị vướng dây. Diều giấy thì thả ở đồng quê, diều to nghệ thuật thì thả ngoài biển lớn. Nhưng dù chọn cách chơi nào với loại diều nào thì chơi diều vẫn là một thú vui của tuổi thơ.
Diều là một món đồ chơi dân gian gắn bó với tuổi thơ có từ lâu đời và mang nhiều ý nghĩa. Chiếc diều không chỉ thể hiện sự khéo léo, thẩm mĩ của người làm mà còn thể hiện sự chăm chỉ kiên nhẫn của họ. Bởi không phải ai cũng làm ra được diều. Có thể bất cứ đứa trẻ nào cũng làm được một chiếc chong chóng hay vót ra được những chiếc đũa chơi chuyền nhưng không phải đứa trẻ nào cũng tự làm cho mình được chiếc diều. Đối với việc thả diều, người xưa cho rằng thả diều có thể xua đuổi tà khí và những điều rủi ro, xúi quẩy. Họ ghi hết tên những loại bệnh dịch nguy hiểm lên trên thân diều, sau khi đã thả cho diều bay thật cao sẽ dùng kéo cắt đứt dây. Họ muốn nhờ gió đưa diều đến chân trời góc biển và đem theo những loại bệnh dịch này cách xa con người, tránh cho con cháu của họ thoát khỏi bệnh tật… Còn ngày nay thả diều là một thú chơi đem lại niềm vui, tiếng cười sự giải trí cho các bạn nhỏ sau một ngày học tập.
Xã hội sẽ ngày càng phát triển và sẽ hiện xuất hiện nhiều trò chơi, các món đồ chơi hấp dẫn hơn nhưng những cánh diều sẽ mãi là những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ theo dấu chân của nhiều thế hệ hôm nay và mai sau.
Thuyết minh về món đồ chơi tuổi thơ mà em yêu thích - Gấu bông
Từ nhỏ đến bây giờ em được cả nhà mua cho rất nhiều đồ chơi đẹp và bắt mắt. Trong số đó em thích nhất là chú gấu bông, hàng đêm em thường ôm chú đi vào giấc ngủ.
Nhân dịp sinh nhật lần thứ 10 của em, bố em tặng cho em một chú gấu bằng bông rất đẹp. Em rất thích món quà của bố và em đặt tên chú là Midu. Em thích món quà của bố lắm, ngày nào mỗi khi đi học về em cũng ra chơi với Midu. Midu cao khoảng 70 em nhưng chú được nhồi rất nhiều bông nên lúc nào trông chú cũng mũm mĩm, trên người chú là một lớp lông màu hồng, rất mềm và mượt. Đôi tai của Midu không giống những chú gấu mà em có, Misa có một đôi tai luôn cụp xuống, đôi tai được nhồi rất ít bông nên khi được tung lên thì đôi tai của Midu lại bị gió thổi tung lên, nhưng chỉ cần xuống vòng tay của em thì đôi tay ấy lại cụp xuống. Trông rất ngộ nghĩnh và đáng yêu. Một chiếc mũi nhỏ xinh màu đen nháy được đặt trên chiếc mõm nhỏ xinh. Trông mới thật đáng yêu làm sao.
Các bạn ạ, tuổi thơ chúng ta ai cũng gắn liền với những đồ chơi quen thuộc như búp bê, gấu bông, lật đật,…. Mỗi người đều có sở thích riêng về đồ chơi. Với tôi, món đồ chơi mà tôi thích nhất đó là chú gấu bông đấy.
Lần ấy, bố đi công tác về tặng tôi một món quà trong chiếc hộp kín. Tôi rất hồi hộp không biết đó là gì. Khi mở hộp ra tôi reo lên vì sung sướng: "Ôi, chú gấu bông dễ thương quá!” Đó là một chú gấu nhồi bông mà tôi ước mơ bấy lâu. Chú ta có bộ lông trắng mịn và mượt như nhung, khi sờ tay vào ta có cảm giác như đang sờ vào tấm vải lụa mềm và mát rượi. Gấu ta khoác một chiếc áo màu đỏ tươi có điểm vài hạt cườm lấp la lấp lánh. Cái đầu chú tròn tròn như trái bưởi, đôi tai cũng tròn tròn vểnh lên trông thật là ngộ nghĩnh! Đôi mắt chú đen láy, tròn xoe như hạt nhãn. Thân hình chú ôm rất vừa tay nên tôi thường ôm chú ta mỗi khi đi ngủ. Những lúc ấy, bốn cái chân mập ú na ú nu của chú cứ dang ra như thể đòi tôi âu yếm vậy. Miệng chú nhỏ nhắn và đỏ hồng trông thật đáng yêu. Trên cổ chú là chiếc nơ màu đỏ được thắt hình con bướm trông yêu ơi là yêu. Mỗi tối học bài xong tôi lại dành thời gian để chơi với gấu bông. Tôi đặt cho cái tên là Happy. Mỗi khi tôi ôm chú vào lòng và thơm lên đôi má mịn màng của Happy trông chú ta có vẻ thích thú lắm.
Bây giờ tôi đã lớn và có nhiều thứ đồ chơi khác nhưng Happy vẫn là người bạn thân thiết nhất của tôi. Tôi luôn giữ gìn chú cẩn thận vì đó là món quà bố tặng tôi: người luôn muốn con mình được vui vẻ và thoải mái
Thuyết minh về món đồ chơi tuổi thơ mà em yêu thích - Chiếc đèn ông sao
Đèn ông sao là một trong những món đồ chơi truyền thống, quen thuộc của thiếu nhi nói riêng và mỗi người dân Việt Nam nói chung, là nét đặc trưng riêng biệt của Trung thu nước ta. Và đây là món đồ chơi yêu thích nhất của tuổi thơ em.
Đèn ông sao được dùng trong dịp tết Trung thu. Không ai biết chính xác nguồn gốc hay thời điểm ra đời của loại đèn này. Theo các già làng, đèn ông sao mô phỏng từ những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời xung quanh mặt trăng. Tết Trung thu là Tết “mặt trăng”, trăng bước vào giai đoạn to tròn đẹp nhất trong năm. Do đó, các phụ huynh thường làm đèn dạng hình ngôi sao cho các cháu bé để đêm rằm sẽ “tùng rinh” khắp làng. Việc này cũng gần giống như một hình thức lễ rước mặt trăng.
Đèn ông sao là một loại đèn lồng làm thủ công rất quen thuộc đối với mỗi người Việt Nam. Để làm ra một chiếc đèn ông sao cần nhiều công phu và đòi hỏi người làm phải khéo tay. Đầu tiên, người thợ chẻ các mảnh tre thành 10 que tre gắn thành 2 hình ngôi sao. Sau đó, người thợ lấy 2 ngôi sao vừa tạo dùng dây buộc các đầu ngôi sao lại. Chẻ thêm 4 que ngắn có độ dài bằng nhau, cho vào phần giao giữa các ngôi sao để dựng hai mặt ngôi sao căng phồng lên. Cố định các mối giao. Sau khi khung ngôi sao được gắn lại chắc chắn, tiếp tục lấy keo phết lên bề mặt thanh tre của từng cánh sao. Cuối cùng, người thợ dùng giấy màu tùy thích dán lên trên bề mặt thanh tre, tức là những chỗ vừa được dán keo. Loại giấy dùng trong đèn ông sao truyền thống là giấy bóng kính màu trong suốt để khi thắp nến vào sẽ cho màu sắc lung linh. Ngoài ra, có thể cắt thêm giấy thành những đường viền đẹp để dán lên phần cánh của các ngôi sao.
Hình ảnh những chiếc đèn ông sao dường như đã in sâu trong ký ức mỗi người, nó gọi về kí ức tuổi thơ với niềm háo hức có được chiếc đèn để trông trăng. Trung thu xưa, mỗi dịp Rằm tháng tám, các ông bố bà mẹ lại rục rịch vót tre, mua nến làm cho mấy đứa nhỏ chiếc đèn ông sao đón Trung thu. Những em bé cầm những chiếc đèn xanh đỏ, lung linh nối đuôi nhau đi quanh sân đình cùng hát vang bài ca “Chiếc đèn ông sao” (Phạm Tuyên):
“Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu.
Cán đây rất dài cán cao quá đầu.
Em cầm đèn sao em hát vang vang.
Đèn sao tươi màu của đêm rằm liên hoan!
Tùng rinh rinh, tùng tùng tùng rinh rinh!
Đây ánh sao vui chiếu xa sáng ngời.
Tùng rinh rinh, rinh rinh tùng rinh rinh.
Ánh sao Bác Hồ tỏa sáng nơi nơi…”
Những hình ảnh thân thuộc đó cho thấy vị trí không thể thay đổi của chiếc đèn ông sao trong đời sống tâm hồn mỗi con người Việt Nam.
Ngày nay, việc sử dụng đèn ông sao có phần yếu thế hơn so với các mặt hàng đèn lồng khác, nhất là đèn lồng nhựa xuất xứ từ Trung Quốc. Khắp các cửa hàng tạp hóa trong những ngày Trung thu đa phần là đèn nhựa, gần như không còn thấy bóng dáng chiếc đèn ông sao nữa. Nếu có nơi nào còn bán đèn ông sao thì chỉ Hàng Mã (Hà Nội) song số lượng rất ít. Phần là do giá thành đèn công nghiệp rẻ hơn. Do giá rẻ nên nhiều khả năng lồng đèn Trung Quốc được sản xuất từ nhựa kém chất lượng, chứa nhiều thành phần kim loại nặng có thể ảnh hưởng sức khỏe của người sử dụng, nhất là đối với trẻ em. Phần nữa vì thị hiếu thay đổi. Đèn lồng nhựa thường màu sắc, cách trang trí bắt mắt, thường gắn thêm đèn nhiều màu và âm thanh vui nhộn nên trẻ em thích thú hơn. Do đó, người làm đèn ông sao ít dần, nghề làm đèn lồng thủ công cũng theo đó mai một dần. Tuy vậy, mỗi dịp Trung thu đến, đâu đó vẫn có hình ảnh chiếc đèn sao năm cánh được bày bán thành từng gian nhỏ đẹp mắt và thi thoảng lại có vài em nhỏ ngắm nghía, lựa chọn cho mình một chiếc đèn ông sao vừa ý.
Mỗi quốc gia Á Đông đều đón Trung thu vào ngày 15/8 (âm lịch) và chọn cho mình một loại đèn lồng mang đặc sắc riêng của dân tộc. Con người Việt Nam luôn chọn đèn ông sao làm dấu hiệu bản sắc của mình!. Đây chính một món quà quý giá giúp tuổi thơ của các em thêm ý nghĩa và nhiều kỉ niệm.
Xem thêm các bài Văn mẫu thuyết minh, phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 8 khác:
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (dàn ý, 30 mẫu)
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (Hồ Gươm)
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (Chợ Bến Thành)
- Thuyết minh về cây dừa (dàn ý, 30 mẫu)
- Thuyết minh về cây tre (dàn ý, 30 mẫu)
Mục lục Văn mẫu | Văn hay lớp 8 theo từng phần:
- Mục lục Văn phân tích, phát biểu cảm nghĩ, cảm nhận
- Mục lục Văn biểu cảm
- Mục lục Văn thuyết minh
- Mục lục Văn nghị luận
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều