5+ Bàn tay ta làm nên tất cả / Có sức người sỏi đá cũng thành cơm (điểm cao)
Đề bài: Trong bài thơ "Bài ca vỡ đất"nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết:
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
Dựa vào sự hiểu biết của em về những thành tựu của quê hương, đất nuớc do bàn tay lao động của con người tạo nên, em hãy làm sáng tỏ ý thơ trên.
- Dàn ý Làm sáng tỏ ý thơ Bàn tay ta làm nên tất cả
- Làm sáng tỏ ý thơ Bàn tay ta làm nên tất cả - mẫu 1
- Làm sáng tỏ ý thơ Bàn tay ta làm nên tất cả - mẫu 2
- Làm sáng tỏ ý thơ Bàn tay ta làm nên tất cả - mẫu 3
- Làm sáng tỏ ý thơ Bàn tay ta làm nên tất cả - mẫu 4
- Làm sáng tỏ ý thơ Bàn tay ta làm nên tất cả - mẫu 5
Dàn ý Làm sáng tỏ ý thơ Bàn tay ta làm nên tất cả / Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
I. Mở bài
Bàn tay lao động của nhân dân ta đã chinh phục và cải tạo thiên nhiên để làm nên biết bao kì tích.
Nhà thơ Hoàng Trung Thông viết:
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
II. Thân bài
1. Giải thích
- Bàn tay: sức lao động.
- Sỏi đá: những trở ngại, khó khăn.
- Cơm: thành quả lao động.
- Nguyên nhân: sức lao động cải tạo thiên nhiên.
- Kết quả: mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc.
- Khẳng định vai trò, tác dụng của lao động trong việc chinh phục thiên nhiên, tạo ra mọi thành tựu trong xã hội.
2. Chứng minh
a. Làm thay đổi bộ mặt đất nước xã hội
- Trước Cách mạng: đất nước nghèo nàn, lạc hậu.
- Trong hai cuộc kháng chiến: tăng gia sản xuất tạo nên sức mạnh, cung cấp cho tiền tuyến góp phần giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
- Sau khi nước nhà thống nhất, cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, hàn gắn vết thương chiến tranh, cải tạo đất đai, khai phá đất hoang. Xây dựng nhiều công trình mới: đường sắt Thống Nhất, thủy điện sông Đà, Trị An, Y-a-li, dầu khí Vũng Tàu.
b. Bàn tay làm ra mọi vật dụng cần thiết phục vụ sinh hoạt hằng ngày
- Làm ra thóc gạo, rau quả, thịt cá, bàn ghế, vật dụng...
- Sáng tác ra các tác phẩm văn học nghệ thuật.
- Mọi của cải vật chất, tinh thần trong xã hội đều do bàn tay lao động của con người làm ra.
III. Kết luận
- Khẳng định giá trị to lớn của sức lao động.
- Cảm nghĩ trong việc góp phần vào công cuộc đổi mới của đất nước.
Làm sáng tỏ ý thơ Bàn tay ta làm nên tất cả / Có sức người sỏi đá cũng thành cơm - mẫu 1
Mỗi con người sinh ra đều cần lao động vì lao động là phương thức để con người tồn tại và phát triển, vì vậy như trong bài ca vỡ đất đã có câu nói bàn tay ta làm nên tất cả có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
Con người có thể làm được mọi điều mà con người muốn vì vậy cứ có sức người chúng ta sẽ biến những khó khăn đó thành của cải trong cuộc sống của mình, mọi khó khăn chúng ta cũng có thể vượt qua nếu chúng ta có chí hướng và nghị lực. Câu nói trên nghĩa đen là nói đến bàn tay nằm trên cơ thể con người, và sức lực của con người dồn lại sẽ biến sỏi đá đó thành cơm để con người sinh tồn trong cuộc sống này. Nghĩa bóng câu nói đó muốn nói nếu con người bỏ sức lực của mình ra để lao động thì mọi khó khăn trở ngại sẽ giúp chúng ta vươn lên và có thể biến nó thành những vật chất để chúng ta tồn tại và sinh tồn trong cuộc đời này. Ông cha muốn nhắc nhở mỗi chúng ta nên lao động không nên chỉ ngồi đó mà trông chờ để sinh tồn, là con người chúng ta cần phải lao động chỉ có lao động chúng ta mới có thể sinh tồn được, dù là người nông dân học sinh tồn bằng việc sản xuất nông nghiệp để tạo nên lúa gạo để học ăn và sinh tồn, những người lao động trí thức học bỏ trí tuệ của mình ra để sinh tồn và phát triển.
Mỗi người đều cần phải ăn, đều phải sống vì vậy chúng ta phải bỏ công sức của mình ra để lao động để tạo ra những của cải có ích cho xa hội để sinh sống và phát triển, bàn tay ta làm nên tất cả đó là một câu nói hoàn toàn đúng chúng ta có thể làm được tất cả mọi điều dù nó là khó khăn hay đơn giản nhưng quan trọng chúng ta biết lao động và cố gắng lao động tích cực để trở thành những người thật sự có ích để tạo ra những vật chất tồn tại trên cuộc đời này, con người ta cần sống và không chỉ sống mà cần phải sống có mục đích có những hoài bão lớn lao, nếu muốn như vậy chúng ta hãy giành công sức và trí tuệ vào những phương thức sản xuất để tạo nên của cải và vật phẩm cần thiết cho mình.
Nhiều tấm gương sáng trong cuộc sống họ đã biết lao động để đạt được những điều trong cuộc sống, như Chủ Tịch Hồ Chí Minh, người đã đi trải nghiệm và chiêm nghiệm ở rất nhiều quốc gia trên trái đất này, người đã làm được rất nhiều nghề từ nghề bưng bê, quét dọn…. để có được thành quả cho dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã lao động không hề mệt mỏi và người đã làm được những thành quả lớn cho dân tộc Việt Nam là người tìm được con đường cứu nước cho dân tộc của mình.
Nhiều người thì không lao động mà chỉ trông chờ vào gia đình, không chịu lao đọng chỉ ăn chơi đua đòi để rồi trở thành những con người xấu trong xã hội để xã hội phê phán và lên án chúng ta những người dân của dân tộc Việt Nam, hãy ý thức được vài trò quan trọng của lao động vì bàn tay ta làm nên tất cả có sức người sỏi đá sẽ thành cơm, không có gì khó khăn nếu chúng ta có nghị lực và có niềm tin.
Câu nói đó là kim chỉ nan cho chúng ta học tập và noi theo, mỗi người dân Việt Nam phải coi đó là bài học kinh nghiệm của mình, để từ đó tạo nên những điều mà chúng ta thật sự cần trong cuộc sống này.
Làm sáng tỏ ý thơ Bàn tay ta làm nên tất cả / Có sức người sỏi đá cũng thành cơm - mẫu 2
Nhân dân ta vốn có truyền thống cần cù lao động nên từ nghìn xưa đã đề cao bàn tay lao động. Chính sức cần lao này, không phải chỉ làm ra những sản phẩm thiết thực phục vụ cuộc sống hằng ngày cho mọi người mà còn chinh phục và cải tạo thiên nhiên, làm nên biết bao biến đổi to lớn đối với đất nước và xã hội. Nói lên điều này, trong bài thơ “Bài ca vỡ đất” nhà thơ Hoàng Trung Thông đã viết:
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
Hai câu thơ trên là một nhận xét có giá trị như một chân lí đã được thực tiễn của cách mạng của dân tộc ta chứng minh.
Trong câu thơ đầu, “Bàn tay” là một hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng cho sức lao động của con người. Cũng nhờ đó, con người vượt qua mọi khó khăn trở ngại, mọi chông gai, “sỏi đá” trong cuộc đấu tranh chinh phục và cải tạo thiên nhiên. “Sỏi đá” trong câu thơ chính là hình ảnh tượng trưng có tính khái quát những khó khăn và trở ngại vừa nói:
Nhờ sức cần lao bền bỉ cần cù, con người đã biến “sỏi đá” thành “cơm”. Cơm nói một cách khác chính là của cải vật chất, những sản phẩm cần yếu, thiết thực để nuôi sông con người. “Cơm” ở đây tượng trưng cho thành quả lao động mà con người thu hoạch được nhờ vào sức cần lao của mình.
Hai câu thơ nêu lên một mối quan hệ nhân quả đúng quy luật, cho thấy chính lao động của con người chứ không phải cái gì khác đã góp phần cải tạo thiên nhiên, mang lại cuộc sống ấm no và hạnh phúc cho con người.
Đây là một lời khẳng định, hơn thế nữa là một lời ca ngợi vai trò, tác dụng to lớn của lao động trong việc chinh phục thiên nhiên, tạo ra mọi thành quả trong xã hội con người.
Thực tiễn cách mạng của dân tộc ta trước hết chứng minh bàn tay con người đã làm thay đổi bộ mặt đất nước và xã hội ta.
Thật vậy, trước Cách mạng tháng Tám, đất nước ta còn lạc hậu, nghèo nàn và xơ xác biết bao. Đại bộ phận nông dân thời đó đều là những anh Pha, chị Dậu sống chui rúc trong những mái nhà tranh xiêu vẹo và ọp ẹp. Chính những người này đã bước vào cuộc kháng chiến trường kì gian khổ ngót chín năm trời. Bàn tay người hậu phương khi ấy đã tích cực tăng gia sản xuất, đổ mồ hôi - đôi khi đổ xương máu mình, để làm ra lúa gạo nuôi cho bộ đội ăn no, đánh thắng. Ta làm sao quên được trong trang sách truyện “Con trâu” của nhà văn Nguyễn Văn Bổng, hình ảnh gia đình anh Trợ đã kéo bừa thay trâu. Hay trong thực tế chiến dịch Điện Biên, hình ảnh hàng vạn dân chao; thồ gạo, thồ đạn lên mặt trận để nuôi dưỡng tiếp sức cho anh “Bộ đội cụ Hồ” viết xong thiên sử đẹp:
Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng.
(Tố Hữu)
Các hình ảnh ấy là gì nếu không phải là những chứng minh hùng hồn cho “bàn tay” cần lao đã biến được “sỏi đá” thành “cơm”.
Tiếp đó là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước càng ác liệt hơn. Trong các giai đoạn lịch sử này, nhân dân miền Bắc lại tiếp tục tăng gia sản xuất, khai phá đất hoang, “mỗi người làm việc bằng hai, vì miền Nam ruột thịt”, “vì sự nghiệp thống nhất nước nhà”. Nhiều nhà máy, xí nghiệp đã mọc lên khắp miền Bắc xã hội chủ nghĩa khiến cho sản xuất không những nông nghiệp mà cả công nghiệp phát triển mạnh mẽ biến một nửa nước này thành hậu phương bao la, góp phần đắc lực cho sự nghiệp giải phóng miền Nam. Trong một nửa nước còn lại, tại các vùng giải phóng, vùng căn cứ cách mạng, bà con nông dân các dân tộc cũng đã góp bàn tay của mình biến “sỏi đá” thành “cơm” chung sức với tiền tuyến một lòng đánh Mỹ với niềm tin tất thắng.
Khi non sông ta sạch bóng quân thù, nước nhà vĩnh viễn độc lập, tự do và thống nhất, nhân dân ta lại chen vai sát cánh nhau trên ruộng đồng nương rẫy, chung tay ra sức hàn gắn lại vết thương chiến tranh. Khắp nơi bà con cùng nhau lấp hố bom, phá mìn, cải tạo đất đai, trả lại màu xanh cho ruộng đồng xứ sở. Từ Tây Bắc, Việt Bắc đến Tây Nguyên, đâu đâu bàn tay người cũng góp phần tích cực khai phá đất hoang làm ra biết bao lúa gạo của cải nuôi sống con người. Từ bàn tay người, biết bao công trình mới đã được dựng lên: đường sắt Thống Nhất, thủy điện sông Đà, thủy điện Trị An, Y-a-li, cầu Thăng Long, xí nghiệp dầu khí Vũng Tàu... và còn biết bao công trình lớn nhỏ khác ở các địa phương cứ mọc lên kì diệu dưới bàn tay người cứ như có một phép lạ nào!
Ngoài ra, trong cuộc sống thường nhật từ xưa đến nay, bàn tay con người đã làm ra mọi thứ cần thiết, Từ thóc gạo, rau quả, thịt cá... nghĩa là mọi thứ thực phẩm thiết yếu đến các vật dụng cần dùng như bàn ghế cửa nhà. Đó là chưa kể đến những tác phẩm văn học nghệ thuật thơ nhạc, phim ảnh phục vụ cho đời sống tinh thần của mọi người.
Tóm lại, ai cũng thấy mọi thứ của cải vật chất và tinh thần trong xã hội đều do bàn tay con người hay nói một cách khác - sức lao động của con người làm ra cả.
Hai câu thơ của nhà thơ Hoàng Trung Thông khẳng định giá trị và khả năng to lớn của sức lao động trong đời sống hàng ngày và cả trong việc xây đắp những công trình lớn của đất nước. Phải chăng qua hai câu này nhà thơ muốn nhắn nhủ với chúng ta là phải biết quý trọng lao động và các thành quả do sức cần lao động ấy tạo nên.
Đối với chúng ta, giờ đây không chỉ nỗ lực trong học tập mà còn chuyên cần chăm chỉ trong các giờ hướng nghiệp, để mai sau trở thành người lao động mới, đem bàn tay mình biến sỏi đá thành cơm góp phần làm đất nước thêm giàu mạnh.
Làm sáng tỏ ý thơ Bàn tay ta làm nên tất cả / Có sức người sỏi đá cũng thành cơm - mẫu 3
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, đất nước Việt Nam bước vào thời kì độc lập tự do, nhưng phải chiến đấu với giặc đói, một loại giặc sinh ra do bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật để lại. Trong tinh hình ấy, Hoàng Trung Thống đã viết bài "Bài ca vỡ đất"!
"Bài ca vỡ đất" của Hoàng Trung Thông ra đời năm 1948, có giá trị như một chân lí khẳng định vai trò to lớn của sức lao động sáng tạo của con người trong việc cải tạo thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ cuộc sống của con người. Hai câu tiêu biểu sau đây nhằm ca ngợi tinh thần lao động ấy:
"Bàn tay làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"
Nhìn lại quá trình lao động sáng tạo của nhân dân ta mấy chục năm gần dây, ta càng thấy rõ giá trị của hai câu thơ trên.
Hình ảnh bàn tay tượng trưng cho sức lao động của con người, sỏi đá tượng trưng cho những trở ngại, khó khăn mà con người thường gặp trong đấu tranh chinh phục thiên nhiên. Cơm tượng trưng cho thành quả lao động mà con người thu được sau quá trình lao động của mình. Câu thơ ngắn gọn, giàu hình ảnh trên đã nêu lên mối quan hệ nhân quả giữa sức lao động của con người và công cuộc cải tạo thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ cho con người, tạo điều kiện ấm no hạnh phúc cho con người. Khái quát hơn, câu thơ còn ca ngợi vai trò, lớn của lao động trong việc cải tạo và chinh phục thiên nhiên, tạo ra những thành quả vật chất và tinh thần cho xã hội.
Tất cả mọi của cải vật chất, tình thần trong xã hội đều do sức lao động của con người mà có. Con người cày cấy, trồng trọt để có lương thực, con người còn vẽ tranh, nặn tượng, sáng tác âm nhạc, thơ văn để đời sống tinh thần thêm phong phú.
Trong hoàn cảnh chiến tranh, đất nước ta đã phải trải qua bao cảnh đau thương, bom đạn đã gây nên bao cảnh tàn phá điêu linh. Do vậy, hòa bình lập lại cũng là lúc nhân dân ta bắt tay xây dựng, hàn gắn vết thương chiến tranh bằng chính bàn tay cần cù của mình. Mảnh đất xưa kia là chiến trường Điện Biên, thế mà chỉ mấy tháng sau, mầm sống đã lấm tấm xanh để trở thành nông trường Điện Biên. Củ Chi xưa kia là những vụ pháo, những vành đai chết, giờ đây do bàn tay cần cù của nhân dân đã trở nên trù phú xanh tươi. Những vùng đất hoang vu bạt ngàn rừng sát, rừng ngập mặn, giờ đây đã san sát những vườn tược và đồng lúa xanh tươi. Chính đôi bàn tay lao động với trái tim và khối óc của con người đã làm thay da đổi thịt mảnh đất hoang vu kia. Phải chăng sức lao động có khả năng giúp con người vượt qua mọi thử thách cao nhất?
Còn nữa, những công trình thủy điện Trị An, sông Đà mọc lên từ những vùng đất khô cằn, những chiếc cầu sông Hàn-Đà Nẵng, cầu Mĩ Thuận huyết mạch đã được xây dựng để nối liền những miền kinh tế khác nhau của đất nước. Những nhà máy, xí nghiệp mọc lên từ mọi miền đất nước để phục vụ cho những nhu cầu ăn ở của toàn dân như những nhà máy xi măng, những xí nghiệp chế biến hải sản và thực phẩm xuất khẩu, những xí nghiệp may. Những công trình lớn hơn như đường sắt Thống Nhất, xí nghiệp dầu khí Vũng Tàu và biết bao công trình lớn nhỏ khác nhau... tất cả đều do bàn tay cần cù và khối óc sáng tạo của con người xây dựng.
Vậy là do bàn tay, công sức lao động, chúng ta đã làm thay đồi bộ mặt của đất nước về mọi phương diện.
Tóm lại, mọi của cải vật chất và tinh thần trong xã hội đều do sức lao động của con người làm ra. Chính bàn tay ta đã "vắt đất ra nước, thay trời làm mưa" mà có lẽ sẽ áp dụng kĩ thuật hiện đại để làm ra mưa cho vùng hạn hán, giảm sức phá hoại của bão, thu điện từ đám mây, dùng năng lượng Mặt Trời để chạy máy. Sức lao động vật chất cũng như tinh thần của con người thật cần thiết và đáng trân trọng vì đó là sức bật của khoa học kĩ thuật, là nguồn sáng tạo biết bao điều kì diệu của phát mình sau này.
Sức lao động của con người đã làm ra tất cả. Ta không lạ khi Hoàng Trung Thông đã hết lòng ca ngợi lao động. Hiểu rõ sức mạnh thần kì ấy, ta không thể quên lao động có phương pháp, có động cơ đúng đắn và cao đẹp đã góp phần vào sự đổi mới của đất nước và dân tộc.
Ngày nay, đất nước ta bước sang thế kỉ XXI, những bàn tay lao động hôm nay không thể chỉ lấy "sức người" ra để biến sỏi đá thành cơm, mà những bàn tay ấy phải có tri thức mới, kĩ thuật mới. Có như vậy kinh tế ta mới hùng mạnh và sánh ngang với bè bạn năm châu.
Làm sáng tỏ ý thơ Bàn tay ta làm nên tất cả / Có sức người sỏi đá cũng thành cơm - mẫu 4
Trong kháng chiến chống Pháp, nhân dân ta chịu nhiều gian khổ vừa chống giặc vừa đảm bảo đời sống. Từ đó có nhiều đoàn công binh đã háng hái đi khai hoang vỡ đất, trồng trọt sản xuất để nuôi quân. Nhằm ca ngợi tinh thần lao động của các chiến sĩ ấy, nhà thơ Hoàng Trung Thông đã viết:
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
Nhìn lại quá trình lao động sáng tạo của nhân dân trong thời gian qua, ta càng thấy rõ giá trị của hai câu thơ trên:
“Bàn tay ta làm nên tất cả”, hình ảnh “bàn tay” tượng trưng cho sức lao động của con người; “tất cả” là bao gồm của cải vật chất và tinh thần của xã hội; “sỏi đá” tượng trưng cho khó khăn, trở ngại trong lao động. Như vậy từ những mảnh đất khô cằn chính sức lao động của con người đã cải tạo, biến “sỏi đá” thành chất dinh dưỡng cho cây lúa làm ra cơm gạo và tạo cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho con người. Quả thật, sức lao động sáng tạo của con người rất to lớn.
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
Đất nước ta vốn là một nước nông nghiệp lạc hậu lại phải chịu cảnh chiến tranh chết chóc, bom đạn cày xới mảnh đất quê hương. Khi hòa bình nhân dân ta phải xây dựng lại, phải “biến hoang vu thành cơm áo, hoa hồng”. Và chính đôi bàn tay cần cù lao động của người dân chịu thương chịu khó đã dần dần làm thay da đổi thịt mảnh đất này. Về vùng đất Củ Chi, ta sẽ thấy những hố bom, những ụ pháo, những vành đai sắt ngày nào giờ đây nhờ sức lao động cần cù của người dân Củ Chi, xưa kia kiên cường trong chiến đấu nay lại cần mẫn trong lao động – đã trở nên trù phú xanh tươi. Rồi đến những vùng đất hoang vu quanh năm nước nổi ở Mộc Hóa, Đồng Tháp Mười – vùng rừng sát, rừng ngập mặn trước kia không ai qua lại – giờ đây mọc lên những nhà ngói đỏ san sát, vườn tược sum sê, đồng lúa rập rờn. Chính bàn tay lao động cùng với trái tim khối óc đã làm vùng kỉnh tế mới này tràn đầy sức sống. Như vậy, chỉ cần cần cù lao động, tất cả mọi việc, dù khó khăn đến đâu, ta cũng có thể giải quyết được.
Ta hãy nhìn lại những dòng kênh xanh nối tiếp nhau chảy vào đồng ruộng; những đập thủy điện Trị An, Sông Đà với những công trình xây dựng trên những vùng đất khô cằn; những chiếc cầu, con đường huyết mạch lưu thông từ nơi này sang nơi khác chạy dọc chạy ngang khắp mọi miền của đất nước; những nhà máy mọc lên như nấm; hàng loạt, hàng loạt nhà cao tầng, dinh thự đã xuất hiện trên những mảnh đất xưa kia là đồng khô cỏ cháy, là hố bom, ụ pháo… ta mới hiểu được sức lao động của con người có thể làm thay da đổi thịt đất nước, làm thay đổi bộ mặt của xã hội. Chính đôi bàn tay, khối óc, sự lao động không mệt mỏi của con người đã biến “sỏi đá” thành cơm gạo,… thành cuộc sống ấm no hạnh phúc, chính ‘bàn tay ta” đã “làm nên tất cả”. Quả đúng như vậy. Có dịp suy ngẫm, kiểm nghiệm lại ta mới thấy hết ý nghĩa trong lời thơ của Hoàng Trung Thông và hiểu rõ giá trị của lao động…
Lao động là nguồn gốc của sự sống. Có gì đẹp bằng lao động? Ca ngợi lao động và người lao động, nhà thơ Hoàng Trung Thông viết:
“Bàn tay ta làm nên tất cả,
Có sức người sỏi dá cũng thành cơm”
Trong câu thơ, “bàn tay” là hình ảnh hoán dụ. Bàn tay là một bộ phận thân thể; qua bàn tay để nói về sức lao động của con người. “Có sức người sỏi đá cũng thành cơm” là cách nói quá, lối nói phóng đại để ca ngợi sức mạnh của lao động; ở đây là sức lao động của nhà nông. Câu thơ đã khẳng định và ngợi ca sức mạnh của người lao động, ca ngợi lao động là vô cùng sáng tạo. Lao động là sức mạnh của con người;”làm lên tất cả”, “lao động kỳ diệu”,” có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
Có khối óc, có bàn tay, có sức khỏe, có sự khéo léo, có sự siêng năng cần cù, con người có thể làm nén tất cả. Khối óc và bàn tay con người có thể sản xuất ra mọi của cải vật chất, sáng tạo ra mọi giá trị tinh thần để làm cho cuộc sống của con người ngày thêm ấm no hạnh phúc, xã hội ngày một thêm giàu có phồn vinh, văn minh hiện đại.
Mọi nhu cầu của con người trong cuộc sống đều do lao động, do bàn tay lao động làm ra. Cơm ăn, áo mặc, viên thuốc ta uống lúc ôm đau, cây kim sợi chỉ, trang sách ngọn đèn, bài thơ bài văn được học, con búp bê, con tò he bé chơi, … đều do lao động làm nên. Mái nhà ta ở, chiếc xe ta đi, cái chân ta đắp trong mùa đông rét giá,cái quạt ta dùng trong mùa hè nóng bức, … đều do bàn tay lao động làm ra. Những lâu đài tráng lệ, những ngôi nhà chọc trời, con tàu phá băng nguyên tử, con tàu vũ trụ, … đều do khối óc và bàn tay con người sáng tạo nên.
Lúc mới đọc câu thơ “Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”, ta tưởng là vô lí, phi lý. Suy nghĩ kĩ, ta thấy Hoàng Trung Thông đã có một cách nói thật hay về sức lao động sáng tạo kì diệu của con người, của người nông dân.
Nhân dân ta từng nói: “Một giọt mồ hôi, một nồi cơm dẻo”. Ca dao có câu “Công lênh chẳng quản lâu đâu – Ngày nay nước bạc, ngày sau cơ, vàng”, hoặc: “Ai ơi, bưng bát cơm đầy – Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”. Có nhà thơ đã viết: “Mồ hôi mà đổ xuống đồng – Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương”. Đất đai, ruộng vườn được mồ hôi nhà nông tưới tắm mà có hoa thơm trái ngọt bốn mùa.
Hai câu thơ của Hoàng Trung Thông thể hiện một tư duy nghệ thuật rất thông minh, sắc sảo. Tác giả đã nói lên tất cả niềm tự hào, yêu quý đối với người lao động, đối với người dân cày Việt Nam.
Đọc vần thơ của Hoàng Trung Thông, ta càng thấm thía công ơn của nhân dân lao động, càng thấy rõ học tập là nghĩa vụ của tuổi trẻ; mai sau bước vào đời đem bàn tay lao động để kiếm sống, để hiến dâng và phục vụ Tổ quốc.
Xem thêm các bài Văn mẫu thuyết minh, phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 8 khác:
- Dựa vào "Chiếu dời đô" và "Hịch tướng sĩ" hãy nêu suy nghĩ (dàn ý, 30 mẫu)
- "Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. ..." (dàn ý, 30 mẫu)
- Tuổi trẻ và tương lai đất nước (dàn ý, 30 mẫu)
- Hãy nói không với các tệ nạn xã hội (dàn ý, 30 mẫu)
- Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mải chơi (dàn ý, 30 mẫu)
Mục lục Văn mẫu | Văn hay lớp 8 theo từng phần:
- Mục lục Văn phân tích, phát biểu cảm nghĩ, cảm nhận
- Mục lục Văn biểu cảm
- Mục lục Văn thuyết minh
- Mục lục Văn nghị luận
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều