5+ Dàn ý Giải thích Công cha như núi Thái Sơn (siêu hay)



Dàn ý Giải thích câu ca dao Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra và các bài văn mẫu lớp 8 hay nhất, ngắn gọn được chọn lọc từ những bài văn hay của học sinh trên cả nước giúp bạn viết bài văn hay hơn.

Giải thích Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra - mẫu 1

Gia đình - hai tiếng thật thiêng liêng, quan trọng với con người. Bởi ở đó có cha mẹ - những người đã sinh ra, nuôi dưỡng và dạy dỗ chúng ta nên người. Chính vì vậy mà có câu ca dao khuyên nhủ con người về tấm lòng đối với cha mẹ:

“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

“Công cha” được so sánh với “núi Thái Sơn”. Đây là một ngọn núi cao, có địa hình hiểm trở và từng trở thành cảm hứng sáng tác của nhiều nhà văn nhà thơ. Khi so sánh công ơn dưỡng dục của người cha với núi Thái Sơn, ta mới hiểu hết được công lao của cha. Cha chính là người dạy dỗ con những điều hay lẽ phải, hướng con trở thành một người có đạo đức. Tiếp đến là “nghĩa mẹ” được so sánh với hình ảnh “nước trong nguồn chảy ra” - đó là dòng nước mát mẻ và tinh khiết, trong lành. Hình ảnh so sánh gợi nhắc về những hy sinh của mẹ. Người mẹ mang nặng đẻ đau suốt chín tháng mười ngày, sinh con ra và chăm sóc con từng miếng ăn giấc ngủ. Con lớn lên nhờ dòng sữa trong trẻo và ngọt ngào của mẹ. Ngay cả khi trưởng thành, dù có bất cứ khó khăn gì, đứa con vẫn đều tìm về bên mẹ để được vỗ về, yêu thương. Hai câu sau: “Một lòng thờ mẹ kính cha/Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” ý khuyên nhủ con người cần phải biết yêu thương, kính trọng cha mẹ, giữ trọn chữ “hiếu” mới phải đạo con.

Cha mẹ là những người gần gũi và yêu thương nhất của mỗi người. Công ơn sinh thành dưỡng dục là cả đức hi sinh cho con. Cũng giống như câu ca dao:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Ở đây, hình ảnh “cù lao chín chữ” cũng để nói về công lao của cha mẹ. Cha mẹ đâu chỉ sinh con ra, mà còn nuôi con vất vả nhiều bề (cù: siêng năng, lao: khó nhọc, chín chữ cù lao gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn). dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Thế mới thấu hết được nỗi nhọc nhằn của bậc sinh thành.
Không chỉ vậy, bài ca dao còn là lời khuyên nhủ về trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ. Khi còn nhỏ, ta chưa đủ sức để giúp đỡ bố mẹ làm việc nhưng phải chăm ngoan, nghe lời cha mẹ, cố gắng siêng năng đạt thành tích cao trong học tập. Như vậy dù chưa làm được việc gì giúp cho cha mẹ đỡ vất vả, nhọc nhằn nhưng như cũng đủ làm cho cha mẹ vui lòng. Đến khi con cái ngày càng lớn lên, trưởng thành bao nhiêu thì tấm lòng hiếu thảo của cái không đến từ những đồng tiền cho cha mẹ. Mà ở sự quan tâm, chăm sóc và thấu hiểu lúc cha mẹ ốm đau, già yếu. Đó mới chính là điều mà cha mẹ mong mỏi ở con cái.

Tóm lại, bài ca dao là một lời khuyên đúng đắn dành cho mỗi người. Hãy ghi nhớ công ơn của cha mẹ, để có thể sống tốt đẹp hơn từng ngày.

Dàn ý Giải thích Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Dàn ý Giải thích câu ca dao Công cha như núi Thái Sơn - mẫu 1

A. Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề: Ca dao, tục ngữ răn dạy chúng ta về những tình cảm tốt đẹp, trong sáng, đặc biệt là tình phụ tử, mẫu tử

- Nêu vấn đề, khái quát ý nghĩa câu ca dao: Câu ca dao: “Công cha...” đã nhắc nhở chúng ta về công lao sinh thành, nuỗi dưỡng của cha mẹ.

B. Thân bài

Luận điểm 1: Giải thích câu ca dao

- Công cha, nghĩa mẹ: Công lao, ơn nghĩa to lớn của cha mẹ đối với con cái

- Núi Thái Sơn, nước trong nguồn: những sự vật, hiện tượng thiên nhiên không thể cân đo đong đếm được hết.

- So sánh công cha, nghĩa mẹ với hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn, ông cha ta muốn răn dạy con cháu: công lao nuôi dưỡng, sinh thành của cha mẹ, tình cảm ơn nghĩa của cha mẹ dành cho con là vô cùng to lớn, không thể cân đo đong đếm nổi.

Luận điểm 2: Tại sao lại nói như vậy

- Cha mẹ là những người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục, bảo vệ, che chở, đùm bọc cho mỗi người chúng ta.

- Ngay từ khi mang thai, người mẹ đã phải mang nặng đẻ đau suốt 9 tháng 10 ngày để con có thể nhìn thấy được ánh sáng mặt trời.

- Khi lớn lên, cũng chính cha mẹ là người làm việc vất vả không ngại khó khăn để kiếm tiền nuôi ta khôn lớn, ăn học.

- Cha mẹ luôn sẵn sàng dang tay bảo vệ chúng ta khỏi bất kì những mối nguy hiểm nào, đỡ ta dậy khi ta vấp ngã, chấp nhận tha thứ cho mọi sai lầm mà ta mắc phải.

- Con cái như khúc ruột của cha mẹ, con đau bao nhiêu thì cha mẹ cũng đau bấy nhiêu. Tình phụ tử, mẫu tử là vô cùng thiêng liêng và cao cả. Tình cảm ấy không phải thể hiện đơn thuần qua lời nói mà được cảm nhận qua hành động, qua sự hi sinh cao cả của những bậc sinh thành.

Luận điểm 3: Bài học rút ra

- Công lao của cha mẹ là vô cùng to lớn và không thể phủ nhận được.

- Làm thế nào để thể hiện lòng biết ơn, báo đáp công ơn của cha mẹ?

   + Làm tròn bổn phận làm con, đạo làm con

   + Học tập, cố gắng không ngừng để báo hiếu cha mẹ…

Luận điểm 4: Mở rộng vấn đề

- Lên án những người con bất hiếu, có hành động đối xử không tốt với cha mẹ, thậm chí có người còn đánh đuổi, chửi rủa cha mẹ khi họ già yếu, đưa vào viện dưỡng lão để không phải chăm sóc….

- Bên cạnh đó, cũng cần lên án những người cha mẹ thiếu trách nhiệm với con cái, bạo hành hoặc có những hành động vô lương tâm với chính con mình.

C. Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị của câu ca dao: Công lao của bậc sinh thành là vô cùng to lớn.

- Liên hệ bản thân: Mỗi chúng ta cần sống thật tót, thật có ích để báo đáp công ơn cha mẹ, làm tròn chữ hiếu.

Dàn ý Giải thích câu ca dao Công cha như núi Thái Sơn - mẫu 2

1. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu bài ca dao:

2. Thân bài

a. Giải thích bài ca dao:

- Hai câu thơ đầu:

+“Núi Thái Sơn” là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc.

+“Nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn.

- “Một lòng thờ mẹ kính cha/Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”: Lời nhắc nhở con người cần phải biết yêu thương, kính trọng cha mẹ, giữ trọn chữ “hiếu” mới phải đạo con.

=> Tình cha nghĩa mẹ to lớn không gì có thể thay thế bằng, cho dù đó là thiên nhiên kỳ vĩ. Từ đó, ông cha ta khuyên mỗi người chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp cho cha mẹ.

b. Ý nghĩa bài ca dao:

- Công lao của cha mẹ:

+Cha mẹ có ơn sinh thành, chăm sóc và nuôi lớn mỗi người.

+Cha mẹ bảo vệ, che chở và dạy dỗ con nên người.

+Cha mẹ còn là điểm tựa tinh thần vững chắc cho mỗi đứa con.

- Đạo làm con:

+Phải lễ phép, kính trọng cha mẹ.

+Cố gắng học tập thật tốt, trở thành người có ích.

+Yêu thương, giúp đỡ cha mẹ…

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị của bài ca dao.

Dàn ý Giải thích câu ca dao Công cha như núi Thái Sơn - mẫu 3

1. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu bài ca dao:

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

2. Thân bài

a. Giải thích bài ca dao:

- Hai câu thơ đầu:

+ “Núi Thái Sơn” là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc.

+ “Nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn.

- “Một lòng thờ mẹ kính cha/Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”: Lời nhắc nhở con người cần phải biết yêu thương, kính trọng cha mẹ, giữ trọn chữ “hiếu” mới phải đạo con.

=> Tình cha nghĩa mẹ to lớn không gì có thể thay thế bằng, cho dù đó là thiên nhiên kỳ vĩ. Từ đó, ông cha ta khuyên mỗi người chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp cho cha mẹ.

b. Ý nghĩa bài ca dao:

- Công lao của cha mẹ:

+ Cha mẹ có ơn sinh thành, chăm sóc và nuôi lớn mỗi người.

+ Cha mẹ bảo vệ, che chở và dạy dỗ con nên người.

+ Cha mẹ còn là điểm tựa tinh thần vững chắc cho mỗi đứa con.

- Đạo làm con:

+ Phải lễ phép, kính trọng cha mẹ.

+ Cố gắng học tập thật tốt, trở thành người có ích.

+ Yêu thương, giúp đỡ cha mẹ…

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị của bài ca dao.

Dàn ý Giải thích câu ca dao Công cha như núi Thái Sơn - mẫu 4

1. Mở bài

Giới thiệu về bài ca dao:

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

2. Thân bài

a. Giải thích

- Hai câu đầu sử dụng biện pháp tu từ so sánh - “công cha, nghĩa mẹ” với “núi Thái Sơn, nước trong nguồn”:

+ “núi Thái Sơn” là một ngọn núi rất hùng vĩ của Trung Quốc.

+ “nước trong nguồn” là dòng nước tinh ở đầu nguồn, thường tinh khiết và mát lành nhất.

- “Công cha, nghĩa mẹ” là những khái niệm trừu tượng, được so sánh với sự vật cụ thể để thấy được công lao to lớn của cha mẹ.

- Hai câu sau nhắc nhở con cái cần phải biết yêu thương, kính trọng cha mẹ và giữ trọn chữ “hiếu” mới phải đạo con.

b. Dẫn chứng

- Cha mẹ không chỉ ban cho chúng ta sinh mệnh. Mà họ còn nuôi dưỡng, chăm sóc và dạy dỗ chúng ta nên người. Trong suốt quá trình trưởng thành, con người luôn có cha mẹ ở bên.

- Người mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày cho đến khi sinh con ra lại lo lắng cho con từ miếng ăn, giấc ngủ.

- Người cha bảo vệ con trước những cám dỗ của cuộc đời, dạy dỗ con cách sống, cách làm người sao cho đúng đắn.

- Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, ngay cả khi đứa con đã khôn lớn thì cha mẹ vẫn không hết lo lắng, yêu thương.

c. Liên hệ bản thân

+ Con cái phải biết yêu thương, kính trọng cha mẹ.

+ Những hành động nhỏ bé như: lễ phép với cha mẹ, giúp đỡ việc nhà, chăm chỉ học tập, rèn luyện đạo đức…

3. Kết bài

Khẳng định lại bài học được gửi gắm qua câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn”.

Dàn ý Giải thích câu ca dao Công cha như núi Thái Sơn - mẫu 5

1. Mở bài

+ Chúng ta ai cũng được cha mẹ sinh ra, chăm sóc, dạy dỗ. Có thể nói công lao mà cha mẹ dành cho chúng ta từ trước đến nay là rất lớn.

+ Dù là vậy nhưng chúng ta vẫn không biết làm cách gì để đền đáp công ơn ấy

2. Thân bài

a. Giải thích sơ lược về câu ca dao

+ Bài ca dao được miêu tả qua những hình ảnh thiên nhiên, cần thiết đối với cuộc sống.

+ “Núi Thái Sơn” là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc.

+ “Nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn.

→ Tình cha nghĩa mẹ to lớn không gì có thể thay thế bằng, cho dù đó là thiên nhiên kì vĩ.

→ Từ câu ca dao, ông cha ta khuyên mỗi người chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp cho cha mẹ.

b. Phân tích ý nghĩa câu ca dao

- Nói về tình cảm cha mẹ dành con con cái:

+ Cha mẹ sinh ra, nuôi nấng, dạy dỗ từ khi vừa mới lọt lòng.

+ Cha mẹ là những tấm khiên bảo vệ cho con bới những tác động từ bên ngoài khi còn nhỏ.

+ Cha mẹ dạy ta phép lịch sự, dạy ta học, dạy ta biết cách làm người, dạy cho ta biết bao nhiêu điều hay lẽ phải.

→ Tạo lập niềm tin và nền móng vững chắc cho con vào ngưỡng cửa của cuộc đời

- Đạo làm con:

+ Phải lễ phép, kính trọng cha mẹ

+ Ngoan ngoãn, vâng lời, làm theo những lời cha mẹ dạy

+ Cố gắng học tập thật tốt và làm những việc để cha mẹ vui lòng.

→ Có như vậy mới tròn chữ “HIẾU”

- Quan niệm chữ hiếu hiện nay:

+ Nhiều học sinh hiện nay rất hỗn láo, thường xuyên cãi cha mắng mẹ

+ Các teen nữ thường ham chơi, không ở nhà phụ giúp cha mẹ

+ Họ nghĩ rằng điều cha mẹ làm với con cái như thế là lẽ đương nhiên, nhưng chúng ta nỡ lòng nào không quan tâm tới họ mỗi khi có việc.

→ Cha mẹ không bao giờ mong đợi chúng ta trả công nuôi dưỡng, nhưng chúng ta đã bao giờ biết quý trọng những sự hy sinh vô điều kiện này không.

3. Kết bài

+ Bài ca dao răn dạy chúng ta bài học bổ ích đó là hãy trân trọng những gì cha mẹ làm cho mình và hãy đền đáp lại những gì mình có thể làm được.

+ Liên hệ bản thân…

Dàn ý Giải thích câu ca dao Công cha như núi Thái Sơn - mẫu 6

1. Mở bài

- Cần giới thiệu được vấn đề nghị luận đó là giải thích về bài ca dao 

- Có thể mở bài trực tiếp vào thẳng vấn đề, hoặc gián tiếp thông qua một câu thơ, một nhận định hoặc đi từ tình cảm gia đình hay tình mẫu tử, phụ tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên cuộc đời,...

2. Thân bài

- Giải thích chung về bài thơ:

Hình ảnh núi Thái Sơn là ngọn núi cao lớn, vững chãi nhất đất nước Trung Quốc

"nước trong nguồn" mang ý nghĩa ca ngợi tình cảm của cha mẹ vô cùng to lớn và không gì có thể đo lường được.

So sánh núi Thái Sơn cao lớn, vững chãi với cha mẹ, ngụ ý rằng tình cảm của họ vững bền, không dao động, và đáng kính trọng như một ngọn núi to lớn và bất diệt.

Tiếp theo, "nước trong nguồn" được mô tả là dòng nước mát lành, dạt dào và không bao giờ vơi cạn. Điều này tượng trưng cho tình thương, hy vọng, và sự chăm sóc mà cha mẹ dành cho con cái là vô tận và không ngừng đổ tràn.

- Công lao của cha mẹ đối với con cái thể hiện qua bài thơ:

Câu ca dao này nhắc nhở đến những người con về tầm quan trọng của hiếu thuận và yêu thương cha mẹ.

Cha mẹ dành cho con cái những công lao tận tâm, từ lúc con mới lọt lòng, họ chăm sóc và dõi theo mỗi bước con đi trong cuộc đời, cống hiến và hi sinh để mang đến cho con cái cuộc sống tốt đẹp nhất.

Hơn nữa, cha mẹ dạy con cái những giá trị đạo đức và những điều hay lẽ phải, giúp con trở thành con người tốt và thành công trong cuộc sống.

Cha mẹ dạy con những kiến thức, kỹ năng trong cuộc sống để dễ dàng thích nghi, vững chãi trước những sóng gió trong cuộc đời.

- Bài học nhận thức và hành động:

Bài học nhận thức từ câu ca dao và công lao của cha mẹ là cần có thái độ yêu thương, lễ phép và kính trọng cha mẹ. Đây cũng là đạo làm con là phải làm tròn chữ "Hiếu" với người sinh thành, dưỡng dục mình.

Con cái nên cố gắng học tập, nghe lời cha mẹ và ngoan ngoãn tuân thủ những lời dạy của họ.

Việc học tập tốt và thành công trong cuộc sống là cách bù đắp và đáp lại công lao to lớn mà cha mẹ đã dành cho con cái.

Đồng thời, cũng nhắc nhở con cái rằng tình cảm gia đình là vô giá và cần được trân trọng, chăm sóc và bảo vệ suốt đời.

3. Kết bài

Cảm nhận chung của cá nhân về bài ca dao trên hoặc có thể mở rộng vấn đề liên hệ thực tiễn ngày nay một cách ngắn gọn.

Giải thích Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra - mẫu 2

Ca dao, tục ngữ là những lời khuyên quý giá dành cho con người. Một trong số đó là bài ca dao:

“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Bài ca dao đã đi sâu vào lòng người bởi những hình ảnh so sánh rất độc đáo: “Công cha với núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ với nước trong nguồn”. Đầu tiên, hình ảnh “núi Thái Sơn” là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc. “Nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn. Từ hiện tượng cụ thể ấy, tác giả dân gian đã ca ngợi công lao của cha mẹ. Tình cha mạnh mẽ, vững chắc, tình mẹ thật ngọt ngào vô tận và trong sáng. Ân nghĩa đó to lớn, sâu nặng biết bao. Chính vì vậy mà chỉ có những hiện tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kỳ vĩ mới có thể so sánh bằng. Xuất phát từ công lao đó, ông cha ta khuyên mỗi chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp lại công ơn trời biển của cha mẹ.

Công cha nghĩa mẹ lớn lao, bởi họ là người đã sinh ra ta. Không có cha mẹ thì không có bản thân mỗi con người. Cha mẹ lại là người nuôi dưỡng ta từ khi ta mới chào đời cho đến khi ta trưởng thành mà không quản ngại khó khăn vất vả. Cha mẹ còn dạy dỗ ta nên người, dạy cho ta biết cách cư xử sao cho lịch sự, dạy cho ta đạo lí làm người, dạy cho ta cách làm lụng, cách tự chăm sóc cho bản thân, dọn dẹp nhà cửa cho sạch sẽ… Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất, tin cậy nhất, luôn dang tay mở rộng tình thương đối với các con. Cha mẹ cùng bên nhau sống trọn đời vì con, tạo lập niềm tin tưởng và nền móng vững chắc cho con vào ngưỡng cửa của cuộc đời.

Và để thể hiện tấm lòng biết ơn đó, đôi khi đến từ những hành động rất đơn giản. Chúng ta phải luôn ngoan ngoãn và nghe lời cha mẹ, làm theo những điều cha mẹ dạy. Ta phải kính trọng hiếu thảo với cha mẹ luôn cố gắng học tập thật giỏi để vui lòng cha mẹ. Có như vậy mới là “đạo con”.

Tóm lại, bài ca dao là một lời răn dạy bổ ích. Chúng ta cần phải biết làm gì để luôn nhớ tới và trân trọng công lao to lớn của cha mẹ.

Giải thích Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra - mẫu 3

Công cha, nghĩa mẹ khó có thể đong đếm được. Thế nhưng trong bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn”, tác giả dân gian đã đong đếm công lao trời biển đó:

“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Bài ca dao đã sử dụng hình ảnh so sánh “Công cha với núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ với nước trong nguồn”. Trước hết, “núi Thái Sơn” là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc, còn “Nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn. Khi so sánh “công cha, nghĩa mẹ” với hai hình ảnh đó, tác giả dân gian muốn khẳng định ơn nghĩa to lớn, sâu nặng biết bao.

Cha mẹ đã ban cho chúng ta sự sống. Rồi nuôi dưỡng, dạy bảo chúng ta từ khi còn thơ bé đến lúc trưởng thành. Họ còn là điểm tựa vững chắc cho mỗi người. Dù cuộc đời có nhiều cay đắng, bão giông, nhưng khi trở về bên cha mẹ sẽ luôn thấy bình yên, hạnh phúc. Cha mẹ cũng luôn bao dung cho những đứa con của mình. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, họ cũng đều mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con cái. Và họ sẽ là người duy nhất không bỏ lại chúng ta ở phía sau. Dù trong xã hội có những người cha người mẹ bỏ rơi, bạo hành con cái. Nhưng đó chỉ là một bộ phận nhỏ, bởi đã là cha mẹ đều sẽ yêu thương đứa con của mình.

Chúng ta luôn nhận được sự chia sẻ, bảo vệ và tình yêu thương vô bờ của cha mẹ. Đó là thứ tình cảm gia đình thiêng liêng có thể giúp con người vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống. Nó thắp những ánh lửa hồng để sưởi ấm cho tâm hồn mỗi người. Nhưng không phải ai cũng biết trân trọng tình cảm đó. Nhiều người thường chạy theo những giá trị tiền bạc, những mối quan hệ xã giao để rồi đánh mất đi điều quan trọng nhất.

Bởi vậy mà bài ca dao cũng đưa ra lời khuyên nhủ: “Một lòng thờ mẹ kính cha/Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. Thật khó để có thể lí giải thế nào mới là chữ “hiếu” vẹn toàn. Nhưng có lẽ đơn giản nhất, chúng ta cần phải kính trọng, yêu thương cha mẹ của mình. Không chỉ vậy, mỗi người hãy dành cho cha mẹ sự quan tâm, chăm sóc và sẻ chia. Điều đó thật đơn giản nhưng cũng rất khó để thực hiện.

Như vậy, bài ca dao trên đã đem đến cho chúng ta một lời khuyên quý giá. Có thể khẳng định cha mẹ chính là những người yêu thương chúng ta nhất trong cuộc đời này.

Giải thích Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra - mẫu 4

Ca dao, tục ngữ gửi gắm nhiều bài học quý giá. Một trong số đó có thể kể đến bài ca dao:

“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Hai câu đầu là hình ảnh so sánh “công cha” với “núi Thái Sơn” - một ngọn núi cao lớn, có địa hình hiểm trở; “nghĩa mẹ” với “nước trong nguồn chảy ra” - dòng nước mát mẻ và tinh khiết, trong lành. Cả hai hình ảnh “núi Thái Sơn”, “nước trong nguồn” đều cho thấy sự kì vĩ, lớn lao của tự nhiên. Công cha, nghĩa mẹ vốn là những khái niệm trừu tượng, được so sánh với sự vật cụ thể như vậy nhằm giúp mỗi người hiểu được công lao của cha mẹ. Đến hai câu sau “Một lòng thờ mẹ kính cha/Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” là lời nhắc nhở con người cần phải biết yêu thương, kính trọng cha mẹ, giữ trọn chữ “hiếu” mới phải đạo con.

Cha mẹ không chỉ ban cho chúng ta sinh mệnh. Mà họ còn nuôi dưỡng, chăm sóc và dạy dỗ chúng ta nên người. Từ khi con còn bé, cha mẹ đã ở cạnh bên bế bồng, chăm lo giấc ngủ, dạy con từng bước đi. Đến khi trưởng thành, cha mẹ sẽ trở thành điểm tựa tinh thần vững chắc, luôn dang rộng vòng tay chào đón đứa con trở về sau mỗi bão giông của cuộc đời. C ha mẹ không chỉ là tấm gương để con học tập theo, mà còn trở thành một người bạn của con. Có nghĩa là cha mẹ sẽ cùng chia sẻ với con những vấn đề trong cuộc sống, đưa ra những lời khuyên hay lời động viên đúng lúc. Và nhờ có tình yêu thương của cha mẹ, mỗi người mới được sống trong hạnh phúc, được phát triển một cách toàn diện và chắc chắn trong tương lai sẽ trở thành người có ích cho xã hội.

Hiểu được công ơn của cha mẹ, mỗi người cần sống sao cho trọn chữ hiếu. Con cái phải biết yêu thương, kính trọng cha mẹ. Những hành động nhỏ bé như một lời chào mỗi khi đi học hay khi về nhà. Hay giúp đỡ cha mẹ những công việc nhỏ trong nhà: nấu cơm, rửa bát, quét nhà. Hay tự nhắc nhở bản thân phải cố gắng học tập chăm chỉ, rèn luyện đạo đức. Đó là “đạo hiếu” mà mỗi người cần phải ghi nhớ và thực hiện. Chỉ khi con người biết hiếu thảo với cha mẹ - những người có công ơn sinh thành dưỡng dục, thì mới biết trân trọng những người xung quanh.

Xã hội càng hiện đại, dường như con người càng trở nên vô tâm. Duy chỉ có gia đình là đem đến cho con người tình yêu thương chân thành nhất, vì ở đó có cha mẹ. Bởi vậy, chúng ta cần trân trọng gia đình của mình.

Giải thích Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra - mẫu 5

Công lao của cha mẹ không thể đong đếm và vô cùng vĩ đại. Đó là thông điệp chủ đạo trong bài ca dao:

"Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con."

Bài ca dao này sử dụng biện pháp tu từ so sánh để diễn đạt tình cảm của cha mẹ. "Công cha như núi Thái Sơn" so sánh công lao của cha với ngọn núi Thái Sơn, tượng trưng cho điều vĩ đại và bền bỉ. "Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" so sánh tình mẹ là dòng nước trong nguồn, tượng trưng cho sự tinh khiết, mát lành và không bao giờ cạn. Công lao và tình thương của cha mẹ vốn là những khái niệm trừu tượng không có hình dáng cụ thể, mà đã được hình dung bằng những hình ảnh vĩ đại trong thiên nhiên.

Tiếp theo, bài ca dao nhắc nhở con cái rằng cần yêu thương, kính trọng cha mẹ và làm tròn chữ "hiếu". Cha mẹ đẻ đau chín tháng mười ngày và dưỡng dục con cái với nhiều công lao. Họ luôn yêu thương, chăm sóc và bảo vệ con cái giữa cuộc sống vất vả. Con cái nên thấu hiểu nỗi vất vả của cha mẹ và sống có trách nhiệm hơn. Những hành động như cảm ơn, yêu thương và học tập tốt là cách thể hiện lòng hiếu thảo đối với cha mẹ.

Bài ca dao cũng cảnh báo về việc tránh xa những hành vi vô tâm đối với cha mẹ, chạy theo giá trị tiền bạc và quan hệ xã hội. Điều này là đáng lên án và không đúng đắn.

Bài ca dao dù chỉ gồm bốn câu nhưng chứa đựng những nội dung vô cùng sâu sắc về tình cảm gia đình và giá trị của hiếu thảo. Những lời răn dạy này vẫn còn giữ nguyên giá trị và ý nghĩa đến muôn đời.

Xem thêm các bài Văn mẫu thuyết minh, phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 8 khác:

Mục lục Văn mẫu | Văn hay lớp 8 theo từng phần:


viet-bai-tap-lam-van-so-7.jsp


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học