10+ Chúng ta cần biết quan tâm chia sẻ với những người gặp hoàn cảnh khó khăn



Bài văn Chúng ta cần biết quan tâm chia sẻ với những người gặp hoàn cảnh khó khăn lớp 8 hay nhất, ngắn gọn được chọn lọc từ những bài văn hay của học sinh trên cả nước giúp bạn viết bài văn hay hơn.

Đoạn văn Chúng ta cần biết quan tâm chia sẻ với những người gặp hoàn cảnh khó khăn - mẫu 1

Vì sao phải quan tâm đến những người nghèo? Vì đất nước ta còn nhiều gia đình khó khăn, có thể không có đủ cơm ăn, áo mặc. Ngày nay, khi kinh tế đất nước đã có những phát triển đáng kể, bên cạnh những toà nhà cao tầng, bên cạnh những tiện nghi đầy đủ... vẫn còn đó những ngôi nhà lụp xụp, những tấm áo vá, những bữa cơm đạm bạc, những đứa trẻ phải nghỉ học để lo kiếm sống... Con đường dẫn đến cái nghèo có muôn nghìn lối, nhắc đến chúng không ai tránh khỏi cảm thương, ngậm ngùi. Đất nước ta, điều kiện tự nhiên thuận lợi nhưng khó khăn cũng nhiều. Trong khi phần lớn người dân còn làm nông nghiệp bám vào đất, dựa vào sự thuận hoà của nắng mưa để kiếm kế sinh nhai thì mỗi năm trời lại giận dỗi, bão lũ đến vài ba lần: Chanchu, Shanshi... hay hạn hán vài ba bận: Thái Nguyên, Tây Nguyên.. Một đầm cá trị giá vài chục triệu, một cơn lũ quét qua đủ biến một ông chủ thành con nợ. Ngô lúa, hoa màu đang đến mùa, đến vụ, một đợt hạn hán kéo dài, một trận dịch bệnh...là đủ để biến nhiều gia đình vào cảnh trắng tay. Thậm chí những cơn bão lũ còn cướp đi tính mạng con người, những mái nhà của cả một vùng... Di chứng chiến tranh còn lại sau gần nửa thế kỉ cũng đã là nỗi nhức nhối, nỗi đau âm ỉ trong lòng Tổ quốc. Có những gia đình từ cha đến con cháu đều nhiễm chất độc màu da cam, để gánh nặng gia đình dồn một mình lên vai người phụ nữ... Tự nhiên sinh ra con người bình đẳng nhưng sự trôi dạt xô đẩy của hoàn cảnh đôi khi đã phân hoá, tạo ra những cành giàu - nghèo. Khoảng cách ấy, những con người Việt Nam chân chính ai cũng muốn lấp đầy, rút ngắn.

Đoạn văn Chúng ta cần biết quan tâm chia sẻ với những người gặp hoàn cảnh khó khăn - mẫu 2

   Trong bài hát: “Để gió cuốn đi” cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng” - đó là tấm lòng biết yêu thương, quan tâm và chia sẻ, nhất là đối với những người nghèo. Quan tâm là ta biết, hiểu về hoàn cảnh của những người nghèo và khi đã biết, đã hiểu, chúng ta sẽ chia sẻ bằng nhiều hình thức để giúp họ bớt khổ. Chúng ta cần phải quan tâm và sẻ chia với họ vì cuộc sống này luôn đầy rẫy những bất công, đâu đó vẫn còn rất nhiều những người nghèo khổ thực sự cần giúp đỡ. Ta quan tâm, giúp đỡ họ còn vì chẳng ai có thể sống đơn độc mà không có sự giúp đỡ từ người khác, nhất là khi khó khăn hoạn nạn, giúp người hôm nay biết đâu lại là giúp ta ngày mai. Khi giúp đỡ mọi người, bản thân mình cũng cảm thấy vui, đó là cách chúng ta tự nâng tâm hồn mình thêm cao đẹp. Những hành động thể hiện sự quan tâm có thể là chăm sóc, giúp đỡ, động viên những mảnh đời bất hạnh, sẵn sàng sẻ chia khi cần trên tinh thần tự nguyện mà không màng danh lợi như ủng hộ tiền, lương thực quần áo cho người nghèo, những người dân vùng cao thiếu thốn hay đơn giản nhất là lắng nghe tâm sự của người khác, hiểu và đồng cảm với số phận bất hạnh của họ. Con người chúng ta ai ai cũng có trái tim để yêu thương, hãy luôn sống thật đẹp, sống biết quan tâm và lắng nghe, giúp đỡ những người nghèo. Ở mọi nơi trên Trái Đất này đều cần đến những tấm lòng thơm thảo, để ta sống cuộc đời ý nghĩa hơn như Tố Hữu từng viết: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Chúng ta cần biết quan tâm chia sẻ với những người gặp hoàn cảnh khó khăn - mẫu 1

Việt Nam ta là một đất nước nghèo, trải qua bao năm tháng chiến tranh, bị tàn phá dữ dội, con người sống trong đau khổ, đói kém vì hứng chịu nhiều hậu quả thời chiến. Giờ đây đời sống đã phát triển nhưng tệ thay nó kéo theo sự phân hóa giàu nghèo. Đâu đó quanh chúng ta vẫn còn những số phận nghèo đói, cần chúng ta quan tâm, giúp đỡ và che chở.

Ông cha ta xưa có câu:" lá lành đùm lá rách". Thật vậy, trong xã hội ngày nay, không phải ai cũng có năng lực, có cơ hội và điều kiện để phát triển bản thân, họ còn bị hoàn cảnh chi phối dẫn đến cuộc sống nghèo khó. Họ sống trong môi trường mà môi trường đó không đáp ứng đủ nhu cầu vật chất và tinh thần mà mỗi con người cần, dẫn đến sự thiếu thốn. Thiếu thốn dẫn đến nhiều hệ quả nguy hại mà chúng ta không thể lường trước được, họ phải đối mặt với cái đau đớn, bệnh tật,. và rồi con cháu họ lại lặp lại vòng đời của chính người ông, người cha của mình. Những người nghèo, họ lương thiện, có lẽ họ sẽ lao động để kiếm miếng ăn qua ngày, nếu vẫn không thể đủ đầy, có lẽ họ chọn con đường chết. Chúng ta đã từng đọc truyện Lão Hạc, một người nông dân trong những năm đói kém, ông tha chết vì bả chó còn hơn là sống đói sống nghèo rồi ăn vào mảnh vườn của ông để dành cho con trai khi lấy vợ. Cạc bạn còn nhớ người vợ nhặt trong truyện vợ nhặt của Kim Lân, cũng trong những năm đói, họ ăn bát cháo cám cũng thấy ngon, sống một cuộc sống nghèo khổ. Giờ đây, có rất nhiều người ở Châu Phi đang sống trong những khu nhà ổ chuột với đầy rẫy những nguy cơ bệnh tật, đói, các tệ nạn xã hội,...

Chính vì vậy mà chúng ta, những người may mắn hơn trong cuộc sống phải biết quan tâm đến những số phận nghèo khó. Giờ đây, xã hội đã tổ chức nhiều chương trình cho những người nghèo vượt khó, các quỹ theo đó mà được thành lập để khuyên góp ủng hộ người nghèo. Trong nhà trường các quỹ khuyến học được tạo lập để giúp những em học sinh nghèo vượt khó, hỗ trợ phần nào về mặt vật chất và tinh thần, khích lệ các em học sinh học tập, cố gắng trau dồi mình để mai sau có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Có lẽ, tình thương sự sẻ chia không còn bị giới hạn bởi ranh giới lãnh thổ, nó đã vượt không gian đến với khắp mọi người. Những nhà hảo tâm hàng năm vẫn khuyên góp, tổ chức những chuyến đi đến những nơi có người nghèo sinh sống, giúp đỡ họ, cùng quan tâm sẻ chia đến đời sống vật chất và tinh thần, phần nào giúp họ cải thiện cuộc sống.

Bên cạnh đó vẫn còn những người thờ ơ trước đau khổ của người khác, quay lưng đi trước ánh mắt cầu xin sự giúp đỡ, có lẽ đó là sự mâu thuẫn mà cuộc sống này đã tạo lập nên giữa người giàu và người nghèo. Ta càng lên án phê phán mạnh mẽ hơn những kẻ lấy " lòng hảo tâm" dối trá để che lấp những mục đích kinh tế , mục đích xấu. Như những người đã lợi dụng người già, trẻ em, bắt họ đi ăn xin ở các vệ đường, chỗ dừng đèn xanh đèn đỏ, sau một ngày dài, số tiền ấy không phải của những người ăn xin xấu số mà là của những tên đã lợi dụng họ. Điều này cần được pháp luật can thiệp. Chúng ta cần nâng cao chi phí phúc lợi xã hội cho những người nghèo, trợ cấp cho họ có một đời sống vật chất tốt hơn vì họ cũng là con người, là công dân của nước ta.

Kẻ giàu người nghèo, trong xã hội luôn tồn tại hai mặt đối lập đó. Làm sao chúng ta xoa dịu được mâu thuẫn đó? Có lẽ là dùng tấm lòng của mình, tình cảm của mình để giúp đỡ, sẻ chia đối với những con người kém may mắn ngoài kia

Chúng ta cần biết quan tâm chia sẻ với những người gặp hoàn cảnh khó khăn - dany

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề quan tâm chia sẻ đến những người gặp hoàn cảnh khó khăn

2. Thân bài

2.1 Giải thích

- Sẻ chia: Cùng người khác san sẻ vui buồn, những trạng thái tình cảm, tâm hồn với nhau; cả sự chia sẻ những khó khăn về vật chất, giúp nhau trong hoạn nạn...

=> Khi ta học được cách đồng cảm và chia sẻ tức biết sống vì người khác cũng là lúc mình nhận được niềm vui; ta cảm thấy cuộc đời này thật tuyệt vời. Nếu ai cũng biết "học cách đồng cảm và sẻ chia", trái đất này sẽ thật là "thiên đường".

2.2. Bàn luận

a: Cuộc sống đầy những khó khăn vì vậy cần lắm những tấm lòng đồng cảm, sẻ chia

- Sẻ chia về vật chất: Giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn.

- Sẻ chia về tinh thần: Ánh mắt, nụ cười, lời an ủi, chúc mừng, đôi khi chỉ là sự im lặng cảm thông, lắng nghe.

b: Sự đồng cảm, sẻ chia được thể hiện trong những mối quan hệ khác nhau

- Đối với người nhận: giúp họ vượt qua được khó khăn, vươn đến cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc hơn,…

- Đối với người cho: cảm thấy thanh thản, hạnh phúc; bản thân là người có ích cho cộng đồng, xã hội.

- Đồng cảm, sẻ chia và xã hội ngày nay (...)

(Lấy dẫn chứng minh họa)

c: Phê phán bệnh vô cảm, lối sống ích kỉ, sống thiếu trách nhiệm với đồng loại, với cộng đồng ở một số người.

2.3. Bài học nhận thức và hành động

- Nhận thức: Đồng cảm, sẻ chia giúp con người thêm sức mạnh để vượt qua những thử thách, những nghịch cảnh của cuộc đời. Đó cũng là một trong những phẩm chất "người", kết tinh giá trị nhân văn cao quý ở con người.

- Hành động: Phải học cách đồng cảm, sẻ chia và phân biệt đồng cảm, sẻ chia với sự thương hại, ban ơn...Ai cũng có thể đồng cảm, sẻ chia với những người quanh mình với điều kiện và khả năng có thể của mình.

- Cuộc sống sẽ đẹp vô cùng khi con người biết đồng cảm, sẻ chia. Đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

3. Kết bài: Tổng kết vấn đề

Chúng ta cần biết quan tâm chia sẻ với những người gặp hoàn cảnh khó khăn - mẫu 2

Có người từng nói: “Tình yêu lớn lên nhờ sự cho đi. Sự yêu thương mà chúng ta cho đi là sự yêu thương duy nhất mà chúng ta giữ được”. Thứ đáng quý nhất trên đời này có lẽ là tình yêu thương được trao đi giữa người với người. Vì thế, chúng ta cần biết quan tâm và chia sẻ với những người nghèo.

Tình yêu thương được trao đi xuất phát từ một trái tim chân thành, không vụ lợi, toan tính. Đối với những người nghèo, họ càng cần được quan tâm, giúp đỡ nhiều hơn. Không phải ai trên đời này cũng có cuộc sống ấm êm, hạnh phúc, đủ cơm ăn áo mặc. Vẫn còn nhiều lắm những mảnh đời bất hạnh mà số phận của họ leo lắt như ngọn đèn trước gió, có thể phụt tắt bất cứ lúc nào. Bên cạnh những tòa nhà cao tầng là những ngôi nhà xiêu vẹo, lụp xụp, những người lang thang, vô gia cư lấy gầm cầm, vỉa hè làm chỗ nghỉ chân. Bên cạnh những đứa trẻ may mắn sinh ra đủ đầy, được cha mẹ yêu thương, đùm bọc là những đứa trẻ mồ côi, những em bé vùng cao mùa đông giá rét mặc manh áo mong manh, chân trần lội suối đi đến trường. Vài trận bão, lũ lụt, hạn hán là đủ đẩy người nông dân vào cảnh nợ nần, mất trắng.

Những mảnh đời bất hạnh, những số phận cơ cực vẫn hiện hữu quanh ta hằng ngày. Hiểu được sự vất vả, khổ đau mà họ phải gánh chịu, chúng ta càng cần quan tâm, giúp đỡ họ nhiều hơn nữa. Nó có thể chỉ là một lời hỏi han, quan tâm chân thành, một cái xiết tay thật chặt, một cái ôm thật ấm để giúp họ cảm nhận được tình yêu thương vẫn luôn tồn tại trên thế giới này, để trái tim họ được sưởi ấm một lần nữa. Hiện nay, cũng có rất nhiều các hoạt động tình nguyện, các nhà hảo tâm, nhà tài trợ đang cố gắng để giúp cho những người nghèo có cuộc sống tốt đẹp hơn. Ta có thể kể đến một số chương trình như: Mang tiếng hát đến bệnh viện, góp áo ấm cho trẻ em vùng cao, cặp lá yêu thương... Những hành động đó là những nghĩa cử cao đẹp cần được nhân rộng trong cuộc sống này. Nó thể hiện một nhân cách đáng quý, một tấm lòng đáng trọng, một con người biết sống vì người khác.

Có câu ngạn ngữ nổi tiếng rằng: “Bàn tay trao tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm”. Yêu thương trao đi là yêu thương nhận lại mãi mãi. Chúng ta hãy thể hiện tình yêu thương của mình đối với mọi người ngay từ hôm nay bằng những hành động dù là nhỏ nhất, tích cực tham gia các phong trào ủng hộ người nghèo ở trường, lớp, làng, xã... Một xã hội văn minh, một quốc gia hạnh phúc là khi có những con người biết quan tâm tới những số phận kém may mắn trong cuộc sống. Bằng một hành động của mình, chúng ta đã góp phần rút ngắn khoảng cách giàu- nghèo, giúp đất nước, xã hội đi lên. Biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ cũng là một trong những phẩm chẩm truyền thống của con người Việt Nam, lẽ nào chúng ta lại đi ngược với bản sắc văn hóa của dân tộc?

Bên cạnh những người biết quan tâm, chia sẻ với người khác, chúng ta cũng cần phê phán những con người ích kỉ, chỉ biết sống vì mình. Họ sẽ sớm trở thành những con rô bốt không có cảm xúc, trái tim khô cằn, tâm hồn sa mạc hóa vì không biết yêu thương.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để gió cuốn đi, để gió cuốn đi”. Hãy để gió cuốn đi tấm lòng yêu thương của bạn và làm cho cuộc sống này tươi đẹp hơn.

Chúng ta cần biết quan tâm chia sẻ với những người gặp hoàn cảnh khó khăn - mẫu 3

Ngày nay xã hội đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển, cuốn theo ấy là sự đổi thay khác trước, từ nhịp sống bề bộn, bon chen cho đến những truyền thống, đạo lý làm người cũng bị xoay vần. Trong xã hội ấy con người dường như đã trở nên vô tình với cuộc sống của người khác, để "mạnh ai nấy lo", "phải ai tai nấy". Nhưng cuộc sống vốn không có gì tuyệt đối bởi vậy bên cạnh đó cũng có hàng triệu trái tim đã cất lên tiếng nói yêu thương, đang lắng mình để nhìn quanh, đồng cảm và sẻ chia với những đồng loại còn khổ đau, bất hạnh của mình, để phát huy những truyền thống tốt đẹp mà xưa nay cha ông ta vẫn luôn gìn giữ.

Một nhà văn Nga đã từng nói: "Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương". Đã là con người sống không có tình thương thì chẳng khác gì thú vật, cũng chẳng khác chi một cái xác không hồn, tồn tại giữa dòng đời một cách vô nghĩa và sẽ chết dần chết mòn trong cô đơn, lạnh lẽo. Người đời cũng có câu: "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình" – bởi vậy cho và nhận đã trở thành quy luật của cuộc sống, làm người phải có qua có lại, tồn tại giữa tập thể, cộng đồng của ta không chỉ biết có mình. Cuộc sống ngày nay đã quá đổi thay so với lúc trước, nhưng cuộc sống vật chất có thể đổi thay nhưng tình người thì không thể nào thay đổi được.

Từ thuở khai thiên lập địa, khi con người còn sống trong cảnh phó thác số phận của mình cho thiên nhiên, khi hai chữ "văn minh" chưa được định thành hình thù rõ nét trong trí óc của con người thì cha ông ta đã biết đến hai chữ "tình người", đã biết đến cái "nghĩa vụ" của người đối với người, để từ đó luôn nhắc nhở nhau: "Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng", hay "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ". Vậy thì tại sao chúng ta – những lớp con cháu đi sau, đã và đang sống trong thời kì mà "văn minh" đang nở rộ, bao nhiêu thuyết lí đẹp đẽ ra đời – không cố mà phát huy những nét đẹp của ông cha.

Dù đang phát triển nhưng "đất nước ta vẫn đang còn nghèo, dân ta còn đói khổ, đồng bào ta không phải ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành", bên cạnh những tòa cao ốc, những ngôi biệt thự đẹp đẽ với đầy đủ tiện nghi thì những ngôi nhà ổ chuột, lụp xụp với những tấm áo vá rách, những bữa cơm đạm bạc, với những đứa trẻ nghèo mới năm, bảy tuổi đã phải nghỉ học để đi làm kiếm miếng ăn, vẫn còn đó đây trên đường phố, trên những bãi biển. Cuộc sống của không ít đồng bào ta đang còn chìm ngập trong cảnh bần hàn, đang cần đến những con tim biết yêu thương, biết đồng cảm và sẻ chia.

Vậy đồng cảm và sẻ chia là gì? Nếu muốn nói cho rõ, cho rạch ròi thì rất khó bởi nó xuất phát từ trái tim con người. Nhưng làm sao có thể hiểu được nhịp đập của từng trái tim, cho nên mọi cách hiểu về nó chỉ mang tính khái quát mà thôi. Ở một khía cạnh nào đó có thể hiểu đồng cảm là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, hiểu và cảm thông với những gì đang diễn ra xung quanh cuộc đời họ và luôn đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để nhìn nhận vấn đề, từ đó thể hiện thái độ quan tâm của mình. Đồng cảm đi từ con tim đến mách bảo chúng ta hành động, tạo nên sự sẻ chia, sẻ chia là cùng người khác san sẻ niềm vui, nỗi buồn; sẵn sàng có mặt khi người khác cần mình, không tỏ thái độ vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau của người khác cũng như không ganh ghét, đố kỵ, nhạo báng vinh quang, niềm vui của họ.

Đồng cảm và sẻ chia tuy không cùng chung một "đất nước" nhưng chúng có chung một "biên giới" đó là thắp lên những nét chung của hai nét đẹp truyền thống ấy, đó là đem đến niềm vui cho người khác hay ít nhất là giảm bớt một phần nỗi buồn đau trong họ, đồng thời làm cho giá trị bạn trong mắt mọi người càng cao hơn nữa, nó siết chặt thêm tình nghĩa đồng bào, làm cho người gần người hơn.

Tự nhiên sinh ra con người bình đẳng nhưng sự trôi dạt, xô đẩy của dòng đời, của hoàn cảnh đôi khi đã phân hoá, tạo ra con người với những cảnh đời khác nhau, có kẻ giàu người nghèo và những con người chân chính luôn muốn lấp đầy rút ngắn cái khoảng cách giàu nghèo ấy bằng tình thương lòng nhiệt tình. Và trên thực tế, đã có nhiều nghĩa cử cao đẹp đã được "thực hành" và đem lại nhiều kết quả không nhỏ.

Từ lâu tinh thần đồng cảm và sẻ chia đã trở thành nhu cầu của con người Việt Nam nhân ái, nồng hậu và ngày nay nó vẫn luôn thường trực trong nếp sống của người Việt. Lúc trước, dân ta còn trong cảnh thiếu cơm, thiếu gạo thậm chí chết vì đói vậy mà họ vẫn còn san sẻ cho nhau từng miếng cơm, hạt muối, "tối lửa tắt đèn có nhau", sống cùng sống chết cùng chết; ngày nay nét đẹp ấy vẫn còn được bảo tồn và phát huy, nhiều ngôi nhà tình nghĩa được mọc lên, nhiều trường học dành riêng cho trẻ em khuyết tật và có hoàn cảnh khó khăn học tập và phát triển.

Xoáy theo vòng quay của sự phát triển công nghiệp, môi trường ngày càng bị tàn phá và hủy diệt. Con người lâm vào cảnh khốn cùng không chỉ vì thiếu cái ăn, cái mặc mà còn bị sự "trả thù" của thiên nhiên, chịu những cơn giận dữ của đất trời. Nước ta, dù đang bước đi trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhưng phần lớn nhân dân ta đang sống nhờ vào việc sản xuất nông nghiệp, vì vậy phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Một đầm cá, một ao tôm trị giá hàng chục triệu, một cơn lũ quét qua đủ khiến cho một ông chủ trở thành một con nợ. Ngô lúa, hoa màu đang đến mùa, một đợt hạn hán kéo dài, một trận dịch bệnh cũng đủ làm cho nhiều gia đình rơi vào cảnh màn trời chiếu đất. Không dừng ở thế, đôi khi những trận "trả đũa" của thiên nhiên còn ảnh hưởng đến cả một vùng lớn như vào năm 2006, khi cơn bão Chanchu đi qua miền Trung đã khiến người dân ở đây phải khốn đốn, chịu nhiều thiệt hại về người và của nhưng bù lại họ được người dân trong nước quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ; giúp họ về tiền của, lương thực, đồng thời giúp họ tìm xác của những nạn nhân, hay trong vụ sập cầu Cần Thơ vào năm 2007 đã khiến nhiều gia đình phải điêu đứng trước sự ra đi đột ngột của những người thân họ. Nhưng họ cũng như những người dân miền Trung, dù đớn đau, chua xót nhưng không đến nỗi phải chịu cảnh cô đơn, lẻ loi gánh chịu mọi khổ đau một mình mà cạnh họ hàng ngàn con tim của cả nước cũng đã cùng cất tiếng khóc thương và ra tay đóng góp, cứu trợ cho người nhà nạn nhân. Dù tiền và vật phẩm không mang những người ra đi trở về nhưng nó phần nào đã xoa dịu nỗi đau trong lòng người còn sống cũng như giúp họ vượt qua được cơn hoạn nạn, khó khăn, ít nhất là ngay lúc đó khi mà người thân của họ ra đi vĩnh viễn.

Để thể hiện tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của mình, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – một tổ chức chính trị có vai trò tập hợp, tăng cường khối đoàn kết toàn dân cũng đã đứng ra phát động và thành lập quỹ "Vì người nghèo" – để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, bức bách, đời sống cơ cực vượt lên số phận để sống một cuộc đời như những người bình thường khác, thậm chí đã vực dậy không biết bao nhiêu cảnh đời đen bạc mà chính họ cũng cảm thấy gần như mọi thứ đã quay lưng lại với cuộc đời họ. Từ ngày được thiết lập, tài khoản của quỹ ngày càng nhận được nhiều đóng góp của những cá nhân, tập thể, từ những em bé học mẫu giáo cho đến những cụ già về hưu, từ những người dân trong nước đến những người Việt kiều xa quê hương. Mang thông điệp yêu thương, phong trào ấy đã trở thành nguồn động lực để người nghèo phấn đấu thoát nghèo, rũ bỏ cuộc sống cơ hàn, vươn lên xây dựng cuộc sống mới tươi hơn, đẹp hơn, từ đó tạo ra tiềm lực để phát triển đất nước.

Chúng ta cần biết quan tâm chia sẻ với những người gặp hoàn cảnh khó khăn - mẫu 4

"Sống trên đời cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi..." (Trịnh Công Sơn). Hiện tại, cuộc sống của mỗi người thật ngắn ngủi bởi những lo toan, bộn bề, nhịp sống hối hả của cuộc sống hiện đại mỗi ngày đã và đang cuônc con người vào vòng xoáy của nó. Gánh nặng cơm áo gạo tiền đang ghì chúng ta khiến chúng ta trở nên sống khép kín hơn, thậm chí nhiều khi là vô cảm. Tuy nhiên, chúng ta không nên quên rằng chúng cần phải có hơi ấm tình thương, mà tình thương ấy được biểu hiện qua sự đồng cảm, sẻ chia mà con người dành cho nhau. 

Đồng cảm là đặt bản thân mình vào vị trí của người khác để vui với niềm vui và buồn cùng nỗi buồn của họ. Dùng tấm lòng và trái tim để cảm nhận ta sẽ thấy đồng cảm không hề là một điều gì đó xa vời mà thực ra rất gần gũi đến mức ai cũng có thể bắt gặp trong đời sống hằng ngày. Sẻ chia là sự cho đi, quan tâm hay giúp đỡ người khác về vật chất và tinh thần bằng tất cả khả năng của mình, giúp họ vượt qua khó khăn hoạn nạn. Chỉ cần chúng ta có một tấm lòng thì dù sự chia sẻ của chúng ta dù nhỏ bé nhưng cũng được người khác trân trọng. 

Đồng cảm và sẻ chia có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau. Đồng cảm là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, là hiểu, cảm thông và luôn đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để nhìn nhận vấn đề, từ đó thể hiện thái độ, sự quan tâm của mình. Đồng cảm xuất phát từ con tim xui khiến, mách bảo chúng ta hành động, tạo nên sự sẻ chia cùng người khác, san sẻ niềm vui, nỗi buồn, sẵn sàng có mặt khi người khác cần mình, không vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau của họ, cũng không ganh ghét, đố kị với thành công, hạnh phúc. Khi ta học được cách đồng cảm và chia sẻ nghĩa là biết sống vì người khác cũng chính là lúc bản thân nhận được niềm vui, ta cảm thấy cuộc đời nời tươi đẹp hơn, có ý nghĩa hơn.

Ngày nay, bên cạnh bức tranh phát triển tươi sáng, đời sống nhân dân no đủ, vẫn còn đó những bức tranh có nhiều mảng tối, đồng bào ta ở nhiều nơi vẫn còn cảnh ăn đói mặc rét, trẻ em không có điều kiện đến trường, thiên tai lũ lụt, mất mùa liên miên khiến nhiều gia đình lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, bệnh tật hoành hành. Lúc này, sự đồng cảm sẻ chia thể hiện qua các hành động thiết thực như nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, nhà nước, cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể nhân dân cùng lực lượng vũ trang đã chỉ đạo và trực tiếp tham gia phòng tránh thiên tai, kịp thời khắc phục hậu quả do bão lũ gây ra. Nhiều nghĩa cử cao đẹp của nhân dân, cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an nhân dân đã kịp thời sơ tán, cứu hộ, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân và nhà nước, thể hiện trách nhiệm, tình thương yêu, đùm bọc giúp đỡ đối với nhân dân vùng bị bão lũ tàn phá. 

Tuy nhiên bên cạnh những trái tim nhân ái, những tấm lòng thơm thảo một lòng muốn giúp đỡ, chia sẻ với đồng bào mình trong cơn khó khăn hoạn nạn thì vẫn còn không ít những kẻ cơ hội, lợi dụng tấm lòng, sự ủng hộ của nhân dân với đồng bào vùng thiên tai, đồng bào nghèo để biển thủ tiền ủng hộ đút túi riêng, hoặc nhân dịp này mà tranh thủ đánh bóng tên tuổi của mình. Chúng ta phải lên án mạnh mẽ những con người và việc làm như vậy và cũng cần sáng suốt để tránh bị lợi dụng, để sự giúp đỡ của chúng ta đến được với những người cần giúp. 

Trong cuộc sống, chúng ta không nên tự cô lập bản thân trong thế giới riêng nhỏ bé của mình. Hãy mở rộng tấm lòng, chia sẻ với người khác những niềm vui, nỗi buồn của mình, học cách lắng nghe, đồng cảm, sẻ chia với những buồn vui, khó khăn của người khác. Khi đó, ta sẽ thấy yêu đời và yêu người hơn, cuộc sống này ấm áp yêu thương và đáng sống biết bao. Vì ở đời "người với người sống để yêu thương nhau." 

Xem thêm các bài Văn mẫu thuyết minh, phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 8 khác:

Mục lục Văn mẫu | Văn hay lớp 8 theo từng phần:




Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học