Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn (học sinh giỏi)
Đề bài: Bạn em băn khoăn vì sao đã có câu tục ngữ: "Không thầy đố mày làm nên" mà lại còn có câu tục ngữ: "Học thầy không tày học bạn"?
Em hãy giải thích để giúp bạn em hiểu rõ ý nghĩa và mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ trên.
Sự học của con người là một con đường kéo dài suốt đời. Trên con đường đó, chúng ta không thể chỉ đi một mình mà cần phải có người dẫn đường chỉ lối, đó chính là người thầy. Vai trò của người thầy trong quá trình học tập rất quan trọng, ông cha ta đã từng nói "Không thầy đố mày làm nên". Thế nhưng lại cũng có câu nói "Học thầy không tày học bạn". Vậy ý nghĩa của hai câu này là như thế nào? Liệu có phải là mâu thuẫn với nhau hay không? Nếu đọc qua chúng ta có thể lầm tưởng hai câu này phủ nhận nhau nhưng nếu suy nghĩ sâu sắc ta có thể thấy được đây là hai quan điểm bổ sung cho nhau để khẳng định vai trò to lớn của của người thầy và bạn bè trong học tập.
Ngay từ buổi đầu đi học, chúng ta đã được dìu dắt bởi các thầy cô giáo. Họ là những người dạy ta không chỉ là tri thức mà còn là ý thức, đạo đức để làm người. Nếu không có thầy cô truyền tải một cách dễ hiểu, cặn kẽ những bài học thì chúng ta rất khó để có thể lĩnh hội được kho tàng kiến thức của nhân loại. Vì thế, câu nói "Không thầy đố mày làm nên" đã khẳng định vai trò quan trọng của người thầy, nếu không có thấy thì chúng ta khó có thể làm nên điều gì đó trong cuộc đời.
Nếu câu tục ngữ đầu tiên đánh giá cao vai trò của người thầy thì câu thứ hai "Học thầy không tày (không tày tức là không bằng) học bạn" lại có vẻ mâu thuẫn. Tuy nhiên thực tế lại không phải như vậy. Đây là câu tục ngữ được sử dụng trong môi trường giáo dục khác so với môi trường trog nhà trường.
Ở Việt Nam, quá trình học chính thức của mỗi người chỉ kéo dài từ 12-20 năm. Trong khoảng thời gian đó, người thầy là người trực tiếp giảng dạy những kiến thức khoa học hàn lâm. Tuy nhiên, không phải lúc nào người thầy cũng có thể ở bên cạnh để kèm cặp, giáo dục mà chúng ta sẽ tiế xúc nhiều với bạn bè. Những bài học mà bạn bè dạy chúng ta còn có ý nghĩa thực tế hơn rất nhiều là bài học trong sách giáo khoa. Đó có thể là những kinh nghiệm, bài học hay chỉ là một góp ý thôi nhưng nó cũng có thể khiến ta thất bại hay thành công. Bạn bè ở đây có thể là đồng trang lứa nhưng nếu chúng ta có được bài học từ họ thì đó cũng chính là một người thầy. Cha ông ta đã dạy "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư". Người dạy ta nửa chữ thôi cũng là thầy.
Hai câu tục ngữ này không hề mâu thuẫn với nhau mà ngược lại còn bổ sung ý nghĩa cho nhau. Khi đi học chúng ta học từ thầy, nhưng bên cạnh đó chúng ta cũng có thể học từ bạn bè xung quanh. Họ đều là những người thầy, đều chonchubgs ta nhiều bài học giá trị. Bản thân mỗi người cần phải giữ vững lập trường, biết chọn thầy, chọn bạn để học hỏi và không ngừng lắng nghe, tiếp thu để bản thân mỗi ngày hoàn thiện hơn.
Mỗi chúng ta cần phải biết tôn kính thầy cô và yêu thương bạn bè. Con đường đi đến thành công là con đường gian nan và rất khó để đi một mình. Chúng ta cần những người thầy, người bạn cùng song hành để sớm gặt hái được nhiều thành công.
Xem thêm các bài Văn mẫu tự sự, nghị luận, cảm nghĩ, cảm nhận lớp 7 khác:
- Bàn luận câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" ...
- Giải thích câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng (Bài 2)
- "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" và "Uống nước nhớ nguồn"
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây và Uống nước nhớ nguồn (Bài 2)
- Bình luận "Một cây làm chẳng nên non, Ba cây ..."
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều